K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói, việc quân kết thúc. Trương Sinh về tới nhà, được biết mẹ đã qua đời, con vừa học nói. Chàng hỏi mồ mẹ, rồi bế đứa con nhỏ đi thăm; đứa trẻ không chịu, ra đến đồng, nó quấy khóc. Sinh dỗ dành:- Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi.Đứa con ngây thơ nói:- Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết...
Đọc tiếp

Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói, việc quân kết thúc. Trương Sinh về tới nhà, được biết mẹ đã qua đời, con vừa học nói. Chàng hỏi mồ mẹ, rồi bế đứa con nhỏ đi thăm; đứa trẻ không chịu, ra đến đồng, nó quấy khóc. Sinh dỗ dành:

- Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi.

Đứa con ngây thơ nói:

- Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.

Chàng ngạc nhiên gạn hỏi. Đứa con nhỏ nói:

- Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.

Tính chàng hay ghen, nghe con nói vậy, đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được.

Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận. Vợ chàng khóc mà rằng:

- Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.

                                                                                                (Ngữ văn 9/ tập 1)

Câu 1. (1.0 đ) Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2. (0,5 đ)  Hành động của Trương Sinh (ở câu in đậm) đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?

Câu 5. (1.5 đ) Em có đồng ý với cách ứng xử của Trương Sinh trong đoạn trích không? Vì sao?

1
11 tháng 11 2021

Câu 1:

Sử dụng PTBĐ: Tự sự.

Câu 2:

Một thán từ được sử dụng trong đoạn văn trên: Ô hay!

( Ở chỗ: - Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thit.")

Câu 3:

Ghi lại lời dẫn trực tiếp : Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.

“Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói, việc quân kết thúc. Trương Sinh về tới nhà, được biết mẹ đã qua đời, con vừa học nói. Chàng hỏi mồ mẹ , rồi bế đứa con nhỏ đi thăm; đứa trẻ không chịu, ra đến đồng, nó quấy khóc. Sinh dỗ dành:- Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi.Đứa con ngây thơ nói:- Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha...
Đọc tiếp

“Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói, việc quân kết thúc. Trương Sinh về tới nhà, được biết mẹ đã qua đời, con vừa học nói. Chàng hỏi mồ mẹ , rồi bế đứa con nhỏ đi thăm; đứa trẻ không chịu, ra đến đồng, nó quấy khóc. Sinh dỗ dành:

- Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi.

Đứa con ngây thơ nói:

- Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.”

Câu 1 (1 đ): Đó là truyện truyền kì nào? Của ai? Hãy chuyển lời thoại khi Trương Sinh dỗ dành con sang cách dẫn gián tiếp.

Câu 3 (1.0đ): Câu nói của đứa con  “- Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.” gợi nhắc đến chi tiết nào trong truyện? Vì sao có thể nói, nếu không có chi tiết ấy thì cốt truyện không phát triển được?

1
15 tháng 8 2021

Câu 1: - Đó là truyện truyền kì: Người con gái Nam Xương

- Của: Nguyễn Dữ

-  Chuyển lời thoại khi Trương Sinh dỗ dành con sang cách dẫn gián tiếp: Sinh dỗ dành nó đừng khóc, vì chàng về, bà mất, lòng chàng buồn khổ lắm rồi.

Câu 3: - Câu nói của đứa con  “- Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.” gợi nhắc đến chi tiết cái bóng trong truyện

- Có thể nói, nếu không có chi tiết ấy thì cốt truyện không phát triển được: Bởi cái bóng chính là đầu mối câu chuyện, là mối oan tình của Vũ Nương, làm nên sự kịch tính cho truyện

Qua năm sau , giặc ngoan cố chịu trói , việt quân kết thúc . Trương Sinh về tới nhà , được biết mẹ qua đời , con vừa học nói . Chàng hỏi mồ mẹ , rồi bế đứa con nhỏ đi thăm ; đứa trẻ không chịu , ra đến đồng , nó quấy khóc . Sinh đỗ dành : - Nín đi con , đừng khóc . Cha về , bà đã mất , lòng cha buồn khổ lắm rồi . Đứa con ngay thơ nói : Ô hay ! thế ông cũng cho cha tôi ư ? Ông lại còn biết nói ,...
Đọc tiếp

Qua năm sau , giặc ngoan cố chịu trói , việt quân kết thúc . Trương Sinh về tới nhà , được biết mẹ qua đời , con vừa học nói . Chàng hỏi mồ mẹ , rồi bế đứa con nhỏ đi thăm ; đứa trẻ không chịu , ra đến đồng , nó quấy khóc . Sinh đỗ dành :

- Nín đi con , đừng khóc . Cha về , bà đã mất , lòng cha buồn khổ lắm rồi .

Đứa con ngay thơ nói :

Ô hay ! thế ông cũng cho cha tôi ư ? Ông lại còn biết nói , chứ không như tôi trước kia chỉ nín thin thít

Chàng ngạc nhiên gạn hỏi . Đứa con nhỏ nói :

- Trước đây , thường có một người đàn ông , đêm nào cũng đến , mẹ Đản đi cũng đi mẹ Đản ngồi cũng , nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả .

Tính chàng hay ghen , nghe con nói vậy , đinh đinh vợ hư , mối nghi ngờ ngày càng sâu , không có gì gỡ ra được

Xác định phương thức biểu đạt và nội dung chính của đoạn trích trên

Ai giúp hộ với

1
1 tháng 11 2018

PTBD: Tự sự

Nội dung chính: Đoạn trích nói về việc Trương Sinh tin lời con nhỏ, nghi oan cho vợ, dẫn đến cái chết của Vũ Nương

 Sau khi ăn cơm tối xong, em thong thả đi ra ngoài ngõ dạo chơi, hóng gió cho mát mẻ. Bỗng có anh bộ đội từ xa tiến dần về phía em.Trong bóng hoàng hôn nhập nhoạng, em không nhìn rõ ai. Đột nhiên anh bộ đội kêu to: “Loan! Em đấy hả?”. Em giật mình quay lại: “Trời ơi! Anh Phong!” và ôm chầm lấy anh.Anh Phong là anh Hai của em, đi bộ đội đã được một năm nay. Lúc anh nhập ngũ được một...
Đọc tiếp

 

Sau khi ăn cơm tối xong, em thong thả đi ra ngoài ngõ dạo chơi, hóng gió cho mát mẻ. Bỗng có anh bộ đội từ xa tiến dần về phía em.
Trong bóng hoàng hôn nhập nhoạng, em không nhìn rõ ai. Đột nhiên anh bộ đội kêu to: “Loan! Em đấy hả?”. Em giật mình quay lại: “Trời ơi! Anh Phong!” và ôm chầm lấy anh.
Anh Phong là anh Hai của em, đi bộ đội đã được một năm nay. Lúc anh nhập ngũ được một tháng thì có giấy báo trúng tuyển của Trường Đại học Bách khoa gửi về, hiện bố vẫn đang cất giữ. Bố nói “Chừng nào thằng Phong hoàn thành nhiệm vụ quán sự trở về sẽ đi học đại học”. Giờ đây, anh hiện ra trước mắt em trong bộ quân phục màu xanh cỏ úa. Hai cầu vai có đeo quân hàm và phù hiệu nền đỏ in hình hai ngôi sao. Chiếc ngôi sao vàng năm cánh. Nom anh bây giờ khác xưa nhiều lắm. Anh chững chạc và rắn rỏi như một ngư dân vùng biển. Làn da trắng thưở học trò được thay bằng một màu đồng hun. Mái tóc cắt ngắn tạo cho khuôn mặt anh vốn tròn tròn nay như đậm lại, tròn trĩnh hơn, khỏe khoắn. Có lẽ những khó khăn vất vả của đời lính đã tôi luyện cho anh trưởng thành.
Đợt phép này anh nghỉ được nửa tháng ở nhà nhưng không thấy anh rỗi rãi được chút nào. Anh nói với mẹ: “Xa nhà, con mới thấy thương bố mẹ nhiều. Bố mẹ vất vả nuôi chúng con ăn học, chúng con chưa đáp đền gì cho bố mẹ. Sức khỏe bố mẹ ngày càng yếu đi, em gái con thì lại đang còn nhỏ. Con được nghỉ mấy ngày, giúp bố mẹ được chừng nào hay chừng đó”. Thế là anh lao vào công việc. Hết dọn dẹp lại nhà cửa, anh lại ra vườn làm cỏ, vun gốc, bón cây… Công việc nào anh cũn làm nhanh gọn. Tối tối anh lại hướn dẫn cho em học bài, làm văn, làm toán, vẽ tranh… Những lúc rảnh rỗi, anh đưa em đi thăm bà con lối xóm, Anh hỏi thăm sức khỏe, công việc làm ăn của mọi người rồi xin phép đến thăm nhà khác. Mọi người đều khen anh là chững chạc trưởng thành, nhanh nhẹn, đẹp trai hơn trước. 
Nửa tháng nghỉ phép của anh đã trôi qua. Hôm tiễn anh lên bến xe trở lại đơn vị, anh xoa đầu em, rồi cúi xuống nói nhỏ: “Loan ở nhà nhớ học giỏi, biết nghe lời bố mẹ, thầy cô. Lần sau về, anh sẽ mua nhiều quà cho em, nhớ viết thư cho anh nhé!” 

Bài làm 2
Thứ bảy tuần trước, lúc gia đình em đang quây quần ăn bữa cơm chiều thì có tiếng gọi quen thuộc: “Mẹ ơi! Mở cửa cho con!” Nhận ra giọng nói anh Hà, em vội buông đũa chạy ra mở cửa và sung sướng reo lên: “Bố mẹ ơi! Anh Hà về!”. Anh cúi xuống bế thốc em lên quay một vòng rồi hôn lên mái tóc em: “Em gái chóng lớn quá! Ở nhà có ngoan, học giỏi không em? Anh vui vẻ chào cả nhà rồi cởi ba lô đặt xuống nền gạch. Bữa cơm tối hôm đó thật là vui.
Anh Hà là anh cả của em. Nhà có hai anh em, tốt nghiệp xong lớp Mười Hai, anh lên đường làm nghĩa vụ quân sự. Tính đến nay đã hơn nửa năm. Thời gian trong quân ngũ đã rèn luyện anh trở thành một thanh niên rắn rỏi, khỏe mạnh. Dáng người mảnh khảnh của một thư sinh trước đây đã được thay bằng hình dáng của một chú bộ đội dày dặn sương gió. Mái tóc đen của năm học lớp mười hai đã nhường chỗ cho một mái tóc ba phân, và làn da trắng như con gái đã biến thành màu da của ngư dân chài lưới. 
Những ngày ở nhà, anh làm việc luôn tay, sửa bồn hoa trước sân nhà, cắt xén hàng chậu kiểng, vun gốc cho mấy cây rau, cây bưởi… sau vườn. Anh còn trang trí lại góc học tập cho em, quét mạng nhện trần nhà, lau rửa phòng vệ sinh…
Những lúc rảnh rỗi vào chiều tối, anh dẫn em đi thăm những người bạn cũ, thăm bà con láng giềng, ai cũng khen anh chừng chạc, đẹp trai hơn trước nhiều.
Thời gian nghỉ phép qua nhanh, anh Hà phải trở lại đơn vị. Lúc tiễn anh ra bến xe, anh cầm tay bố mẹ chặt rồi nói nhỏ: “Bố mẹ yên tâm giữ gìn sức khỏe, hoàn thành xong nghĩa vụ con lại về với bố mẹ, con sẽ quyết tâm thi đậu đại học”. Quay sang em, anh nhẹ nhàng nhắn nhủ: “Cưng ráng học giỏi đừng làm điều gì bố mẹ buồn nghe!”. Anh hôn lên má em rồi vội vàng khoác ba lô từ biệt mọi người.
Anh đi rồi mà bên tai em vẫn còn văng vẳng lời động viên, nhắn nhủ của anh. Anh Hà ơi! Em sẽ cố gắng thực hiện tốt những lời dặn dò của anh: chăm ngoan và học giỏi.

0
11 tháng 6 2017

Nếu là bạn của người con trong câu chuyện trên em sẽ khuyên bạn kì tới nên học tập thật tốt để bố mẹ vui lòng và có thể đạt được thứ mình mong muốn. Bởi vì nếu bản thân không cố gắng thì sẽ chẳng bao giờ đạt được thứ mình mong muốn.

30 tháng 8 2017

34 lần chữ ak

30 tháng 8 2017

mât sưa rôi con ơi

   Câu chuyện cảm động về Mẹ khiến ai đọc cũng rơi nước mắt -1Đây là câu chuyện chân thật về gia đình nghèo khổ, khi đứa con vừa bắt đầu đi học thì người cha qua đời, hai mẹ con cùng dìu dắt nhau đi và dùng đống đất đỏ nhè nhẹ phủ lên để tiễn biệt người cha.Người mẹ không đi thêm bước nữa mà ở vậy nuôi dưỡng con thơ. Lúc đó trong thôn chưa có điện, mỗi tối thằng...
Đọc tiếp

   Câu chuyện cảm động về Mẹ khiến ai đọc cũng rơi nước mắt -1

Đây là câu chuyện chân thật về gia đình nghèo khổ, khi đứa con vừa bắt đầu đi học thì người cha qua đời, hai mẹ con cùng dìu dắt nhau đi và dùng đống đất đỏ nhè nhẹ phủ lên để tiễn biệt người cha.

Người mẹ không đi thêm bước nữa mà ở vậy nuôi dưỡng con thơ. Lúc đó trong thôn chưa có điện, mỗi tối thằng bé thắp ngọn đèn dầu bé tí đọc sách, vẽ tranh. Người mẹ thì từng mũi kim sợi chỉ may vá đan áo cho con. Ngày tiếp ngày, năm kế năm những tấm bằng khen cứ đắp lên vách tường đất loang lổ của họ. Đứa con cứ như ngọn trúc xanh của mùa xuân vụt lên phơi phới, nhìn đứa con cao nhanh hẳn thì đuôi mắt mẹ cũng xuất hiện nhiều nếp nhăn mỗi lần cười khi nhìn thấy con nhận phần thưởng.

Nhưng dường như trời không thương mẹ con họ, khi đứa con vừa thi vào trường trung học của huyện thì mẹ bị bệnh phong thấp nặng. Việc đồng áng làm không nổi, có khi cơm ngày hai bữa cũng không đủ ăn. Lúc đó học sinh ở trường trung học mỗi tháng phải nộp 30kg gạo. Đứa con biết mẹ không có khả năng nên nói với mẹ: “Mẹ, con sẽ nghỉ học để giúp mẹ làm ruộng”. Mẹ vò đầu con, âu yếm nói: “Con có lòng thương mẹ như vậy, mẹ rất vui, nhưng không đi học không thể được, yên tâm. Mẹ sanh con mẹ sẽ có cách nuôi con. Con đến trường ghi danh đi, mẹ sẽ mang gạo lên sau. Đứa con ngang bướng cãi lại, không chịu lên trường, người mẹ bực mình tát mạnh lên mặt con, đó là lần đầu tiên 16 tuổi trong đời bị mẹ đánh như vậy.

 

0
Xin chào mọi người, hôm nay mình xin kể lại 1 câu truyện có thật của 1 gia đình trong xóm mình.-Hôm đó cỡ tháng 8, gia đình chị Phương sinh ra được 1 đứa con nhưng tiếc thay nó không được lành lặng như bao đứa trẻ khác, khuôn mặt bị tật nguyền, tay chân thì co lại. Khi đem con về thì gia đình buồn lắm, mọi người khuyên anh chị nên bỏ đứa con đó đi rồi sinh đứa khác nhưng anh chị vẫn...
Đọc tiếp

Xin chào mọi người, hôm nay mình xin kể lại 1 câu truyện có thật của 1 gia đình trong xóm mình.
-Hôm đó cỡ tháng 8, gia đình chị Phương sinh ra được 1 đứa con nhưng tiếc thay nó không được lành lặng như bao đứa trẻ khác, khuôn mặt bị tật nguyền, tay chân thì co lại. Khi đem con về thì gia đình buồn lắm, mọi người khuyên anh chị nên bỏ đứa con đó đi rồi sinh đứa khác nhưng anh chị vẫn cố giữ lấy. Nhưng sau 2 năm 1 phần vì kinh tế khó khăn và 1 phần vì con mình bị tật nguyền phải nằm yên 1 chỗ nên anh chị nản quyết định đem vứt đứa bé đi, anh đem đứa bé lên núi rồi ném nó xuống (nhẫn tâm thế không biết). Mọi chuyện sau đó vẫn diễn ra bình thường và anh chị quên đi đứa con chính tay mình sát hại. Sau 1 thời gian chị Phương lại có thai và mọi chuyện bắt đầu xảy ra. Khi anh Khải đi làm không có nhà thì cứ tối đến chị lại nghe tiếng bát đĩa va vào nhau, quần áo thì bị lục tung lên nhưng không mất gì cả, đôi khi còn nghe thấy tiếng khóc của trẻ con. Một hôm chị đi vệ sinh (thời đó nhà vệ sinh cách nhà khoảng 5,6m) chị vừa bước ra khỏi cửa thì thấy 1 bóng trắng bị tật nguyền luôn miệng hỏi:
-“Tại sao cha mẹ lại giết con? Tại sao lại ném con xuống để con chết không được nguyên vẹn? Tại sao? Tại sao? Con có tội tình gì mà cha mẹ nhẫn tâm với con như vây?”
-Khi nghe được như vậy chị ú ớ không ra lời rồi ngất lịm đi, hôm sau tỉnh dậy thì thấy mình đã nằm trong nhà và mọi người xung quanh hỏi tại sao chị lạ ngất ngoài vườn thì chị chỉ nói đi vệ sinh mà mệt quá nên ngất đi thôi (vì cái chết của con chị anh chị nói là nó bị bệnh mà mất) khi mọi người đi về hết thì chị mới kể với anh mọi chuyện, anh kêu thôi để anh đốt nhang làm 1 con gà để cầu xin cho con để cho vợ chồng mình được yên. Sau khi làm xong mọi chuyện trở về bình thường, và ngày chị sinh nở cũng tới, chị dinh được 1 đứa con trai vô cùng kháu khỉnh, anh chị thương yêu nó lắm luôn cưng chiều và chăm sóc nó. Khi nó lên 6 tuổi anh chị dẫn nó đi chơi không biết vô tình hay cố ý mà lại lên ngay núi chỗ anh ném đứa con tật nguyền xuống. Đang ngồi chơi bỗng thấy đứa con đứng dậy và bước tới vách núi (lúc đó được rào chắn cẩn thận rồi) anh chin nghĩ con mình tò mò nên kêu là cẩn thận rớt xuống nha con. Nhưng thấy con mình cứ đứng ngó xuống thì anh chị hỏi con đang làm gì vậy? Thì cậu bé cười lên và quay lại nhìn 2 người với ánh mắt đỏ ngàu của sự giận dữ, nó quay sang hỏi:
-“Cha còn nhớ chỗ này không? Là chỗ cha đã ném con xuống đó, hơn 10 năm rồi cha nhỉ!? Bây giờ con xinh đẹp rồi cha còn muốn vứt bỏ con nữa không?” Hahaha
-Anh chị nghe vậy liền van xin
-“Cha mẹ xin lỗi, vì ngày xưa gia đình mình nghèo khó và con còn bị tật nguyền nên cha mẹ nghĩ quẩn đã vứt con đi, cha mẹ xin lỗi, con hãy tha thứ cho cha mẹ và tha cho em con đi!”
-Thì thằng bé nói với giọng giận dữ:
-“Chả nhẽ cứ tật nguyền là phải chết ư? Chả nhẽ nhà ngheo không nuôi được con cái là có quyền giết nó à? Cha mẹ đã coi mạng sống con người quá tầm thường rồi!”
-Sau đó đứa bé liền leo qua rào và nhảy xuống vực, và từ dưới vọng lên tiếng nói:
-“Đây là giá cha mẹ phải trả khi đã giết tôi”
-Truyện tuy không kinh dị cho lắm nhưng nó cho ta phải suy nghĩ 1 điều:
-“Con người có bao giờ tôn trọng sự sống của người khác chưa? Chính con cái mình cũng có thể giết được hay các thai nhi chưa kịp cất tiếng khóc chào đời mà chúng ta đã lôi ra khỏi, tự hỏi tâm con người còn hay không?”

1

tuy bạn viết khá lâu r nhg mình bây giờ mới đọc đc và nó thực sự rất hay