K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 6 2018

- Ở các câu thơ trên, Hồ Xuân Hương đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đảo ngữ

- Ở trong các tổ hợp cụm danh từ đều đảo danh từ trung tâm lên trước: danh từ + phụ ngữ trước: rêu + từng đám, đá + mấy hòn

- Đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ: “Xiên ngang mặt đắt, rêu từng đám” (Từng đám rêu, xiên ngang mặt đất)

- Đưa các cụm động từ mạnh “Xiên ngang mặt đất”, “đâm toạc chân mây” làm vị ngữ lên trước

⇒ Tạo nên âm hưởng mạnh cho câu thơ, sự dữ dội của thiên nhiên cũng như của lòng người.

21 tháng 6 2018

 Ý nghĩa nhân văn của bài thơ "Tự tình II" (Hồ Xuân Hương) là : 
* Thể hiện sự tự nhận thức về bản thân người phụ nữ - điều mà trong văn học Trung đại từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI hầu như không thể hiện. 
* Đề cao ý thức cá nhân, ý thức về vẻ đẹp (ngoại hình, tâm hồn,...), thân phận , bản lĩnh, và sự phản kháng khá mạnh mẽ của người phụ nữ trước những ràng buộc của lễ giáo phong kiến 
* Thể hiện khao khát chính đáng và đáng trân trọng của người phụ nữ về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình,..

21 tháng 6 2018

A. ĐÊM KHUYA CÔ ĐƠN

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

-     Đêm đã về khuya, tiếng trống canh dồn dập từ xa vọng lại. Chỉ có một mình trơ trọi trước cảnh vật. Cái hồng nhan cụ thể hóa cái cá thể dằn vặt, thao thức.

-     Hồng nhan (má hồng) đẹp, cao quý mà đem chữ cái đặt lên trên, hơn nữa còn trơ, trơ cái hồng nhan thì thật là chán chường và khinh bạc. Đem cái hồng nhan đối lập với cảnh vật nước non thì không chỉ thể hiện nỗi buồn bực mà còn như thách thức, mỉa mai một cách chán ngán.

-     Hai câu thơ diễn tả tình cảm cô đơn, lẻ loi của người phụ nữ đêm khuya thanh vắng, chuẩn bị giãi bày một tâm sự.

B. CẢNH NGỤ TÌNH

1.

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

-     Men rượu bốc lên từ cơn say trước đó đã thoảng bay đi, giờ lại tỉnh. Hương rượu chỉ sự thề bồi (gương thề, chén thề). Say rồi tỉnh nói về rượu mà cũng có thể nói về tình. Hương tình dù vương vấn nhưng rồi lại thoảng bay đi.

-     Trăng gợi nhân duyên (trăng thề). Trăng khuyết chưa tròn ngụ ý nhân duyên chưa tròn như mong ước.      .

-  Sau bao lần gặp gỡ, tình dù vương vấn rồi lại thoáng qua mau. Ngày tháng trôi đi, tuổi xanh thấm thoát mà nhân duyên vẫn chưa thỏa lòng mong ước.

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

chỉ duyên tình lỡ làng.

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

 Chỉ tình duyên muộn màng.

2.                    

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

-     Sau khi trông lên bầu trời có vầng trăng khuyết xế bóng, nhà thơ nhìn cảnh vật trước mắt. Hết đám rêu này đến đám rêu khác mọc trên mặt đất: thời gian vô tình cứ trôi qua. Nhìn ra xa, mấy hòn núi đá tận chân mây. Núi đá luôn trơ với trời xanh, nhưng núi dù già đến đâu vẫn là non:

Núi bao nhiêu tuổi vẫn là núi non.

                                                                                    (Ca dao)

cho nên thiên nhiên luôn vĩnh hằng.

-     Thời gian thì lạnh lùng trôi, không gian non nước cứ vĩnh cửu. Còn con người, trước thời gian và không gian, cảm thấy nhỏ bé, kiếp đời ngắn ngủi, tuổi xuân qua mau...

-     Hơn nữa, rêu không mọc đều đặn tầng tầng, lớp lớp mịn màng mà mọc xiên, lại xiên ngang. Mấy hòn núi không chỉ đứng sừng sững nơi chân mây lại đâm, đâm toạc. Xiên ngang, đâm toạc mạnh mẽ, có vẻ ngang ngạnh, bướng bỉnh, thể hiện một nỗi bực dọc, phản kháng duyên phận, ấm ức duyên tình.

C. LỜI THAN THỞ

1.                          

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

-     Năm tháng trôi qua, xuân đi, rồi xuân lại trở về mà cuộc tình vẫn chưa được vuông tròn.

-     Mùa xuân trở về với thiên nhiên cây cỏ nhưng tuổi xuân vẫn không trở lại với con người. Thực tại phũ phàng: thiên nhiên dường như đối kháng với con người:

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian.

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!

                                                                                    (Xuân Diệu.)

2.                          

Mảnh tình san sẻ tí con con.

-     Có thể người phụ nữ đang ôm mảnh tình để đợi kẻ tình chung. Nhưng thời gian cứ trôi qua, mảnh tình san sẻ đi lại mà vẫn chưa tìm được kẻ chung tình, nên tuổi xuân và tình yêu cứ mòn mỏi.

-     Không được cả cuộc tình, khối tình mà chỉ mảnh tình. Nhưng mảnh tình san sẻ cũng chỉ đáp ứng một tí con con mà thôi. Câu thơ cực tả tâm trạng chua chát, tủi buồn của chủ thể trữ tình.

23 tháng 6 2020

Bài thơ là lời của người cháu nói với bà, nói về kỉ niệm tuổi thơ bên bà và những suy ngẫm về cuộc đời bà và hình ảnh bếp lửa.

Mạch cảm xúc của bài thơ: Bài thơ được mở ra với hình ảnh bếp lửa, bài thơ giống như lời tâm sự của người cháu hiếu thảo gửi cho người bà.

Bắt đầu ngọn nguồn cảm xúc từ hình ảnh bếp lửa. Từ đó gợi lại kỉ niệm tuổi thơ được bà chăm sóc, nuôi nâng. Từ những kỉ niệm người cháu thấu hiểu, suy ngẫm về cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị và cao quý. Mạch cảm xúc thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm tới suy ngẫm.

23 tháng 6 2020

a) Xét theo mục đích nói , câu trên thuộc kiểu câu cảm thán. Dấu hiệu : Ôi. Câu trên diễn tả sự ngạc nhiên , ngỡ ngàng.

b) Mặc dù tác giả đã có ý sắp xếp theo trật tự thời gian nhưng toàn bài vẫn cứ là một dòng chảy tự nhiên xáo động. Những thương nhớ cứ xô đẩy trật tự sắp đặt, cảm xúc cứ giành lấy quyền dẫn dắt ý tứ.Mặc dù tác giả đã có ý sắp xếp theo trật tự thời gian nhưng toàn bài vẫn cứ là một dòng chảy tự nhiên xáo động. Những thương nhớ cứ xô đẩy trật tự sắp đặt, cảm xúc cứ giành lấy quyền dẫn dắt ý tứ.

c)-vì bếp lửa là hình ảnh gợi lên sự đầm ấm của gia đình hay nói rõ hơn , trong bài thơ này chính là người bà kính yêu.Bếp lửa là hình ảnh tả thực xuyên suốt bài thơ thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.Đồng thời , bếp lửa vốn thân thuộc trong mỗi gia đình bỗng trở nên kì lạ => bếp lửa kì diệu thiêng liêng có kỉ niệm và hồi ức gọi nhớ về bà , tỏa sáng, nâng đỡ tâm hồn cháu trong suốt cuộc đời.

-thành phần gạch chân là thành phần  phụ chú được ngăn cách bởi  dấu gạch ngang

Tìm biện pháp liệt kê trong các câu dưới đây. Ngoài cách sắp xếp từ ngữ trong phép liệt kê của tác giả, em có thể sắp xếp lại như thế nào? Giải thích cách sắp xếp từ ngữ của em.a. Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng người dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lí tưởng cao quý....
Đọc tiếp

Tìm biện pháp liệt kê trong các câu dưới đây. Ngoài cách sắp xếp từ ngữ trong phép liệt kê của tác giả, em có thể sắp xếp lại như thế nào? Giải thích cách sắp xếp từ ngữ của em.

a. Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng người dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lí tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc.

b. Kỉ niệm Nguyễn Trãi là nhớ Nguyễn Trãi, nhắc Nguyễn Trãi, làm quen với Nguyễn Trãi hơn nữa: người làm chính trị, người làm quân sự, người nghiên cứu lịch sử nước nhà, người làm văn, làm thơ đều nên hiểu biết, học hỏi Nguyễn Trãi hơn nữa. (Phạm Văn Đồng).

c. Muốn biến hoài bão đó thành hiện thực thì trong hành trang của chúng ta càng cần đến tính cần cù, lòng hiếu học, trí thông minh. (Vũ Khoan).

 

1
3 tháng 3 2023

a.

- Liệt kê: Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ.

=> Có thể sắp xếp khác: Nguyễn Trãi là người đầu đội trời Việt Nam, chân đạp đất Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ.

b.

- Liệt kê: ...người làm chính trị, người làm quân sự, người nghiên cứu lịch sử nước nhà, người làm văn, làm thơ đều nên hiểu biết, học hỏi Nguyễn Trãi hơn nữa.

=> Có thể sắp xếp khác: người làm chính trị, người làm quân sự, người làm văn, làm thơ, người nghiên cứu lịch sử nước nhà đều nên hiểu biết, học hỏi Nguyễn Trãi hơn nữa.

c.

- Liệt kê: ...trong hành trang của chúng ta càng cần đến tính cần cù, lòng hiếu học, trí thông minh.

=> Có thể sắp xếp khác: trí thông minh, tính cần cù và lòng hiếu học.

Tìm biện pháp liệt kê trong các câu dưới đây. Ngoài cách sắp xếp từ ngữ trong phép liệt kê của tác giả, em có thể sắp xếp lại như thế nào? Giải thích cách sắp xếp từ ngữ của em.a) Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng người dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lí tưởng cao quý....
Đọc tiếp

Tìm biện pháp liệt kê trong các câu dưới đây. Ngoài cách sắp xếp từ ngữ trong phép liệt kê của tác giả, em có thể sắp xếp lại như thế nào? Giải thích cách sắp xếp từ ngữ của em.

a) Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng người dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lí tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc.

b) Kỉ niệm Nguyễn Trãi là nhớ Nguyễn Trãi, nhắc Nguyễn Trãi, làm quen với Nguyễn Trãi hơn nữa: người làm chính trị, người làm quân sự, người nghiên cứu lịch sử nước nhà, người làm văn, làm thơ đều nên hiểu biết, học hỏi Nguyễn Trãi hơn nữa. (Phạm Văn Đồng)

c) Muốn biến hoài bão đó thành hiện thực thì trong hành trang của chúng ta càng cần đến tính cần cù, lòng hiếu học, trí thông minh. (Vũ Khoan)

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

a.

- Liệt kê: Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ.

→ Có thể sắp xếp khác: Nguyễn Trãi là người đầu đội trời Việt Nam, chân đạp đất Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ.

b.

- Liệt kê: ...người làm chính trị, người làm quân sự, người nghiên cứu lịch sử nước nhà, người làm văn, làm thơ đều nên hiểu biết, học hỏi Nguyễn Trãi hơn nữa.

→ Có thể sắp xếp khác: người làm chính trị, người làm quân sự, người làm văn, làm thơ, người nghiên cứu lịch sử nước nhà đều nên hiểu biết, học hỏi Nguyễn Trãi hơn nữa.

c.

- Liệt kê: ...trong hành trang của chúng ta càng cần đến tính cần cù, lòng hiếu học, trí thông minh.

→ Có thể sắp xếp khác: trí thông minh, tính cần cù và lòng hiếu học.

7 tháng 3 2019

Hai câu thơ cuối có sự đăng đối về mặt ý và hình thức:

   + Chữ "song" (cửa sổ) ở giữa cặp từ nhân/ nguyệt- minh nguyệt/ thi gia: người tù vượt qua song sắt, qua sự kìm kẹp để hướng ra ngoài ngắm trăng.

   + Trăng cũng nhòm qua khe cửa ngắm nhà thơ: sự giao hòa giữa trăng với người, người và trăng.

   + Biện pháp nhân hóa: trăng trở thành người bạn tri âm tri kỷ từ rất lâu của người tù.

   → Cả người và trăng đều chủ động gặp gỡ tự do, vượt qua những rào cản cửa sắt nhà tù. Cuộc ngắm trăng này trở nên thi vị khi hai tâm hồn tri kỉ tìm đến với nhau: người- trăng.

22 tháng 4 2018

Ngữ liệu 1 và 2, cách sắp xếp từ ngữ có đặc điểm là sự phân chia thành các vế câu đều đặn, có sự đối ứng chỉnh

Sự phân chia hai vế câu vừa cân đối, vừa có sự gắn kết với nhau, hoặc từ loại, về ý nghĩa khiến cho câu văn hài hòa với nhau

b, Ở trong ngữ liệu 3, câu 2, 4 đều tồn tại phép đối. Phương thức đối từ loại:

Khuôn trăng/ nét ngài; đầy đặn/ nở nang…

- Ở ngữ liệu 4, phép đối được xây dựng theo kiểu đối ý, đối thanh

c, Phép đối trong “Hịch tướng sĩ”:

“Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.

Trong Bình Ngô đại cáo:

    + Dối trời lừa dân, đủ muôn nghìn kế/ Gây binh kết oán, trải hai mươi năm

    + Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phơi

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào

- Truyện Kiều

Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh

Giật mình, mình lại thương mình xót xa

Râu hùm, hàm én, mày ngài

Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.

d, Phép đối là cách sắp xếp từ ngữ, cụm từ, câu ở vị trí cân xứng nhau, tạo nên hiệu quả giống nhau trái ngược nhau nhằm gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hòa, diễn đạt nội dung nào đó.

8 tháng 9 2023

Tham khảo!

Các thông tin trong văn bản được sắp xếp theo thứ tự thời gian từ khi cuộc thi bắt đầu đến lúc kết thúc. Cách sắp xếp đó giúp người đọc dễ dàng hình dung về cách thức cũng như luật lệ của hội thi thổi cơm ở nhiều vùng miền khác nhau.