K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

     Một con cọp từ trong rừng đi ra, thấy một anh nông dân cùng một con trâu đang cày dưới ruộng. Trâu cặm cụi đi từng bước, lâu lâu lại bị quất một roi vào mông. Cọp lấy làm ngạc nhiên lắm. Ðến trưa, mở cày, Cọp liền đi lại gần Trâu hỏi: Này, trông anh khỏe thế, sao anh lại để cho người đánh đập khổ sở như vậy?Trâu trả lời khẽ vào tai Cọp: Người tuy nhỏ, nhưng người có trí khôn, anh...
Đọc tiếp

     Một con cọp từ trong rừng đi ra, thấy một anh nông dân cùng một con trâu đang cày dưới ruộng. Trâu cặm cụi đi từng bước, lâu lâu lại bị quất một roi vào mông. Cọp lấy làm ngạc nhiên lắm. Ðến trưa, mở cày, Cọp liền đi lại gần Trâu hỏi: Này, trông anh khỏe thế, sao anh lại để cho người đánh đập khổ sở như vậy?

Trâu trả lời khẽ vào tai Cọp: Người tuy nhỏ, nhưng người có trí khôn, anh ạ!

Cọp không hiểu, tò mò hỏi: Trí khôn là cái gì? Nó như thế nào?

Trâu không biết giải thích ra sao, đành trả lời qua quýt: Trí khôn là trí khôn, chứ còn là cái gì nữa? Muốn biết rõ thì hỏi người ấy!

Cọp thong thả bước lại chỗ anh nông dân và hỏi: Trí khôn của anh đâu, cho tôi xem một tí có được không?

Anh nông dân suy nghĩ một lát rồi nói: Trí khôn tôi để ở nhà. Ðể tôi về lấy cho anh xem. Anh có cần, tôi sẽ cho anh một ít.

Cọp nghe nói, mừng lắm. Anh nông dân toan đi, lại làm như sực nhớ ra điều gì bèn nói:  Nhưng mà tôi đi khỏi, lỡ anh ăn mất trâu của tôi thì sao?

Cọp đang băn khoăn chưa biết trả lời thế nào thì anh nông dân đã nói tiếp: Hay là anh chịu khó để tôi buộc tạm vào gốc cây này cho tôi được yên tâm.

Cọp ưng thuận, anh nông dân bèn lấy dây thừng trói cọp thật chặt vào một gốc cây. Xong anh lấy rơm chất chung quanh Cọp, châm lửa đốt và quát: Trí khôn của ta đây! Trí khôn của ta đây!

Trâu thấy vậy thích quá, bò lăn ra mà cười, không may hàm trên va vào đá, răng gãy không còn chiếc nào. Mãi sau, dây thừng cháy đứt, Cọp thoát khỏi, ba chân bốn cẳng cút thẳng vào rừng, không dám ngoảnh nhìn lại. Từ đó Cọp sinh ra, con nào trên mình cũng có những vằn đen dài, dấu tích những vết cháy, còn Trâu thì chẳng con nào có hàm răng trên cả.

                                                (“Trí khôn của ta đây”-  Truyện cổ chọn lọc )

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2. Truyện “Trí khôn của ta đây” thuộc loại truyện cổ tích nào?

Câu 3. Dựa vào văn bản cho biết tại sao trâu không có hàm răng trên ?

Câu 4. Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ chủ yếu trong văn bản trên?

Câu 5. Nêu nội dung câu chuyện “ Trí khôn của ta đây”?

Câu 6. Muốn có trí khôn chúng ta phải làm gì? Giá trị của nó?

0
15 tháng 12 2016

hí hí khó quá ko ai trả lời

16 tháng 12 2016

đây là đố vui thôi nhưng cũng có phần phải tính toán đấy nhé.Chúc các bạn thành công.

26 tháng 10 2019

viên quan, cánh đồng làng ,cha,con,ruộng,trâu,đất

26 tháng 10 2019

viên quan, cha con, cha, con

5 tháng 3 2019

Trong các con vật, mỗi con lại có một ưu điểm riêng. Mèo thì bắt chuột, chó để trông nhà, gà trống đánh thức mọi người mỗi sáng, còn trâu lại giúp bác nông dân cày ruộng. Nhà bà em cũng nuôi một chú trâu. Trâu là loài vật em thích nhất.

Chú trâu nhà bè trông thật lực lưỡng, khỏe mạnh. Thân chú mập mạp với làn da đen. Cái đầu to luôn chúi về phía trước của chú có cái mũi đen xỏ một sợi dây thừng. Hai tai trâu như hai cái lá đa cứ phe phẩy, phe phẩy. Nổi bật trên cái đầu ấy là cặp sừng cong và nhọn hoắt. Đây là vũ khí lợi hại nhất của chú. Bình thường hiền lành là thế nhưng khi có điều gì tức giận chú lại giương cặp sừng nhọn hoắt ra khiến đối thủ khiếp sợ. Bốn cái chân rắn chắc đỡ lấy thân hình nặng nề rất có ích mỗi khi cày ruộng. Cái đuôi dài suốt ngày ngoe nguẩy rất đáng yêu. Trông chú như một lực sĩ vậy.

Chú trâu nhà bà cày ruộng rất khỏe. Từ tờ mờ sáng, bác em đã dắt trâu ra đồng. Sau khi mắc cày vào cổ trâu, bác quất một roi vào thân trâu, dục “Đi”. Chú trâu hiểu ý chậm rãi đi đều đều trên mảnh ruộng. Cái cày cũng ngoan ngoãn đi theo trâu. Trâu đi qua chỗ nào đất cũng tơi xốp hơn giúp bác em gieo mạ dễ dàng. Trâu cày rất chăm chỉ, hăng say. Mặt trời đã lên cao mà trâu và bác em vẫn hì hục làm việc. Đến xế chiều, mảnh ruộng rộng đã được cày xong xuôi. Bác em lấy tay lau mồ hôi trên trán, vuốt ve chú trâu trìu mến. Trâu nghiêng nghiêng đầu nhìn mảnh ruộng như hạnh phúc với thành quả lao động của mình. Bác dắt trâu về nhà, buộc vào chuồng. Em đi theo bà ra cho trâu ăn. Bà cho đầy rơm vào chuồng cho nó ăn suốt đêm. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, trâu ăn no nê rồi lại lim dim mắt ngủ. Cứ chợp mắt một chút, chú lại tỉnh, he hé mắt nhìn rồi lại ngủ tiếp trông rất ngộ.

Có lần, cu Đức – con của cậu em ru em đi chăn trâu ngoài bờ đê. Ngồi trên lưng trâu ngắm nhìn bờ đê thật tuyệt. Đức chọn một chỗ nhiều cỏ tươi nhất cho trâu ăn. Khi thấy trâu ăn no nê, chúng em dắt trâu xuống đê tắm rửa, uống nước. Lúc người làm đồng về nhà, chúng em cũng dắt trâu về. Nó được ăn no căng bụng, uống nước hả hê. Trông nó lúc này béo múp béo míp trông thật thích mắt.

Em rất yêu quý chú trâu nhà ngoại. Nhờ có chú nên những người nông dân như bà nội em được mùa bội thu. Chú là người bạn thân thiết của nông dân Việt Nam. Tôi càng thấm thía câu nói “Con trâu là đầu cơ nghiệp”.

18 tháng 3 2016

hay thơ hay, thể hiện đúng bản chất nông dân việt nam bây giờ 

18 tháng 3 2016

che tho hay day

Hôm nay cuối tuần mình có thời gian rảnh nên mình sẽ kể tiếp chuyện ma của ông ngoại mình cho các bạn nha.Chuyện này khoảng năm 1955-1956 gì đó, lúc này ông mình đã lập gia đình và có con rồi, thời bấy giờ ông mình đi lính, nhưng là lính Nguỵ ( ở đâu thì phải theo đó, không theo thì khó bề mà ở yên ổn ), mặc dầu mang tiếng đi lính nhưng không có ra trận hay bắn giết gì hết, chỉ canh...
Đọc tiếp

Hôm nay cuối tuần mình có thời gian rảnh nên mình sẽ kể tiếp chuyện ma của ông ngoại mình cho các bạn nha.
Chuyện này khoảng năm 1955-1956 gì đó, lúc này ông mình đã lập gia đình và có con rồi, thời bấy giờ ông mình đi lính, nhưng là lính Nguỵ ( ở đâu thì phải theo đó, không theo thì khó bề mà ở yên ổn ), mặc dầu mang tiếng đi lính nhưng không có ra trận hay bắn giết gì hết, chỉ canh gác hay lòng vòng trong trại lính hoạ hoằn lắm là bị cấp trên sai đi rước gái về cho mấy ổng hay đi đưa thư đòi tiền gì gì đó ( lúc này ông mình con trẻ, mới đi lính thôi, nghe bảo ngày xưa đi lính cho Mỹ lương cao lắm, lại được hưởng nhiều chế độ ưu tiên như cơ sở vật chất, y tế.. V..v )
Ông mình nhớ lại lúc đó cũng gần tết, cấp trên của ông mới gọi ông vào và nhờ ông mình vào rừng tìm cho ông ta mấy bụi lan rừng để tết treo trước nhà cho đẹp. Ông ngoại mình rủ thêm một người nữa để cùng đi vào rừng, hai người lùng sục cả cánh rừng mà không thấy bụi lan nào, nên cả hai quyết định vào sâu trong rừng một tý, mới đi được một đoạn ngắm thì ông mình thấy có con rùa bò ngang ( quan niệm dân gian hở đi đường xa mà gặp rùa thì sẽ gặp chuyện xui xẻo, bất trắc ), biết sắp có chuyện nên ông ngoại mình xoay qua dặn người bạn đi chung rhif đừng có nói gì linh tinh, bậy bạ, rừng thiêng nước độc, linh lắm đó. Nói rồi hai người lầm lũi tìm lan, đến trời tối vẫn không tìm thấy cây lan nào, ở tròn rừng tối nhanh lắm, khoản 3h chiều là đã tối rồi. Thấy trời bắt đầu tối, ông ngoại mình mới quay lại tìm đường ra, tự dưng người bạn đi cùng buộc miệng hỏi : a Bảy ơi anh Bảy, có khi nào mình đi lạc không anh? Ông ngoại mình bèn nói gỡ lại là không có đâu, đừng có lo, nãy mình có đánh dấu đường đi mà. Vậy mà tối đó 2 người vẫn lạc trong rừng, tìm hoài vẫn không thấy mấy thân cây được dánh dấu đường ra. Ông mình để chắc ăn lại dặn người bạn đi cùng là đừng có nói gì bậy bạ nữa, có gì cần thiết hả nói, tại trong rừng thiêng lắm. Kế tiếp ông ngoại mình tìm được một gốc cây to, khá cao lại có nhiều cành lá cũng dễ trèo, ông bảo người bạn đi cùng, cùng trèo lên cây, tối nay sẽ ngủ trên cây, không được đốt lửa vì cũng sợ địch phát hiện. Hai người chọn được hai cành khá to có thể ngã lưng được, nhưng để an toàn thì một người ngủ, một người canh, rồi thay phiên nhau, một lúc lâu sau cũng khoản giữa giữa đêm, thì ông mình thức giấc để canh cho bạn mình ngủ, tự dưng người bạn lại hỏi có khi nào mình gặp cọp không anh Bảy? Vậy là cọp tới, chỉ mới nói câu trước, câu sau chưa trả lời thì đã nghe tiếng gầm của cọp, rồi tiếng bước chân sột soạt dẫm lên lá khô, cây mục trong rừng, mùi hôi thối, tanh tưởi bắt đầu xông tới mũi, hai người ở trên cây mà sợ điếng người, không dám nhúc nhích cụng cựa, bạn ông ngoại mình sợ quá rút súng định bắn thì ông ngoại mình cản lại, nói đừng bắn, coi chừng địch phát hiện, mình cứ ở trên cây, cọp không trèo cây được, khi nào nguy cấp quá thì mình hãy bắn. Ông ngoại mình kể con cọp cứ ngồi dưới gốc cây nhìn lên cành cây chỗ có ông ngoại mình và người bạn, trong bóng đêm mà mắt nó xanh lè ( hiện tượng này là bình thường nha, đêm tối mắt mèo cũng phát sáng trong đêm), vì quá sợ nên ông ngoại mình không dám nhìn vào mắt nó sợ bị thôi miên, nhưng người bạn ông thì cứ nhìn chằm chằm vào đôi mắt đó, rồi đầu óc lơ mơ, tự dưng trèo xuống dưới, ông mình kèo tay lại, thì người bạn nói thấy có người ở dưới vẫy vẫy nói là cọp đi rồi, ông ngoại mình quay xuống nhìn thì thấy gần chỗ với đôi mắt xanh ánh lên trong đêm đó là mấy đốm sáng tưởng là đom đóm, nhưng thật ra mấy đốm sáng như lân tinh đó mà linh hồn của người bị cọp ăn thịt, khi cọp ăn thịt nhiều người rồi thì nó sẽ thành tinh, linh hồn người bị cọp ăn thịt sẽ biến thành mà Trành, phải đi dụ người đến cho cọp ăn, họ chỉ được giải thoát khi con cọp đó chết đi, biết là người bạn mình bị ma Trành dụ rồi, ông ngoại mình mới lấy lá bùa hộ thân của ông cố đeo cho lúc nhỏ tới bây giờ đưa cho người bạn mình, thì người bạn của ông như sực tỉnh hoảng hồn trèo ngược trở lên, ông ngoại dặn người đó tuyệt đối không được nhìn vào mắt nó nữa, hai người cùng nhìn nhau chứ không dám nhìn xuống dưới, ông ngoại mình bắt đầu lẩm nhẩm đọc chú ( ông có dạy ), vì biết nó là cọp tinh rồi nên chỉ cách đọc chú mới mong thoát chết, cứ như vậy đến trời sáng, mặt trời lên. Con cọp vẫn không có ý định muốn bỏ đi, thì may sao lúc đó có con hươu chạy ngang, con cọp bèn đuổi theo con mồi ngay trước mắt, ông ngoại và người bạn đợi thêm một lúc nữa mới dám trèo xuống tìm đường ra, lần này đi được một lúc thì tìm được hoa lan, chỗ mà hôm qua lùng mãi không thấy, đến khi ra khỏi rừng sâu gần đến bìa rừng thì trời cũng đã tối rồi, nhưng ngoài cánh rừng thì yên tâm, không sợ thú dữ. Song song với bìa rừng là con sông, hai người lầm lũi bước hy vọng về kịp trại vì đã đi suốt hai ngày, đói rã rời, thức ăn mang theo chỉ có một ít ( vì không nghĩ bị lạc ), thì có một người đàn ông chèo xuồng từ từ tiến tới, ông ngoại với bạn mừng quá mới xin người đó đi nhờ về chợ, người đó nhìn ông ngoại với bạn ông rồi hỏi đi đâu giờ này, ông ngoại nói dối là vào rừng tìm lan về bán tết, thì người đàn ông đó mới kêu lên xuồng, về nhà ông nghĩ qua đêm, rồi sáng mai hẳn đi, giờ tối rồi, xuống chợ cũng không có ai. Ông mình mừng quá xuống ngay xuồng, tuy ba người trên một chiếc xuồng mà lướt đi trên nước êm lắm, không hề nặng nhọc gì, người đàn ông chèo thuyền cũng rất nhẹ nhàng, được khoản hơn tiếng thấy có ánh đèn đàng xa xa, tới nơi thì thấy đèn đuốc sáng trưng, người đàn ông chèo thuyền nói là hôm nay người ta họp chợ đêm, ông ngoại mình có ý muốn lên chợ, còn ông chèo thuyền thì không muốn, một hai muốn ông ngoại và bạn ông ngoại về nhà ông ta, nhưng ông mình không chịu, dứt khoác lên bờ, bạn của ông ngoại cũng lên theo, ông ngoại cảm ơn rồi trả tiền nhưng ông chèo thuyền không lấy, mà chỉ hậm hực chèo thuyền đi, ông ngoại mình nhìn theo, thấy dáng ở sau ngồi nhìn thấy lạ lạ, rồi vèo cái con thuyền đã không thấy đâu, ông ngoại mình cũng không nghĩ nhiều bỏ lên chợ, thấy mọi người bán nhiều thứ lắm, nhưng tuyệt nhiên không ai bán thức ăn khác với mấy chỗ họp chợ khác, đồ ăn vặt bán rất nhiều, cái chợ rất dài, đi đến cuối chợ cũng không thấy ai bày hàng ăn ra bán, ông ngoại hỏi một người ở đó, thì người đó không nhìn ông ngoại mà bảo là chợ này bán và trao đổi dụng cụ thôi, không bán thức ăn đâu, rồi người đó dặn là có bán thức ăn cũng đừng ăn, ông ngoại hỏi tại sao thì người đó chỉ nói là để đến bây giờ ăn vào coi chừng đau bụng. Hai người mệt quá rồi nên tìm được một cái sạp trống không ai buôn bán gì mới trèo lên đó ngủ, ông ngoại và banh ông ngủ ngay sau đó, chỉ giật mình thức khi có ánh nắng mặt trời chiếu vào mắt, dụi mắt mở ra, định bụng tìm chỗ ăn sáng rồi về trại, thì khủng cảnh trước mắt lại làm ông ngoại mình hoảng hồn, cái chợ tối hôm qua, nhà cửa san sát nhau thì bây giờ là một bãi tha ma mênh mông, ông ngoại mình và người bạn đang nằm trong một cái mộ mà chưa có người táng, người ta xây sẵng, hết hồn lay bạn mình dậy, người kia thức giấc thấy vậy còn hoảng hồn hơn, không ai nói với nhau câu nào, nhanh chân rời khỏi chỗ đó để tìm đường về trại. Trên đường đi ông ngoại mình chợt nghĩ, nếu tối qua những hồn ma ở nghĩa địa đó không họp chợ, thì ông ngoại và bạn mình sẽ tới nhà ông chèo thuyền, mà ai biết được đó là người hay ma? Cũng có thể là ma Trành tới dụ ông ngoại và bạn ông ngoại cho cọp ăn, vì con cọp tinh không bao giờ chịu buông tha con mồi của mình, kể ra mạng cũng lớn lắm thì lúc sáng mới được con hươu thế mạng, rồi lại được gặp cái chợ âm phủ này, ông mình nghĩ trong bụng tới lúc được phép về nhà phải cùng ông cố đến đây cúng tạ ơn, ma thì cũng có ma tốt ma xấu, không phải ma nào cũng hại người…

0
4 tháng 11 2017

1. cá sấu bỏ đói 3 năm chết rùi

2. còn 499 viên và bà bị viên gạch rơi trúng đầu

3. đó là vợ ông 

4. mở tủ lạnh / cho con hươu vào / đóng tủ lạnh 

5.con hươu và con cá sấu

k mình nha

4 tháng 11 2017

1, Bị bỏ đói 3 năm thì cá sấu chết rồi

2,  còn 499 viên

  bà bị viên gạch dơi chúng đầu

3,  vì đó là vợ ông

4, mở tủ lạnh =>cho con hươu váo=>đóng tủ lạnh

5,

con người và con hươu

14 tháng 2 2020

a, dấu gạch ngang để nối câu nay với câu kia

b, dấu gạch ngang có tác dụng chỉ lời nói của nhân vật

17 tháng 9 2015

1. Con người

2. đưa chìa khóa cho bác sĩ để ông ta đưa bà già vào viện. còn anh ta sẽ đi bộ về với cô gái mà anh ta đang để ý

3. ông ta đi rồi

4 tháng 3 2016

2.cho ba gia den benh vien,va bac si

1.con thu

3.ong ta da qua doi

5 tháng 9 2019

Từ bao đời, con trâu vốn hiền lành, chăm chỉ luôn là người bạn đồng của người nông dân Việt Nam. Với sự lực lưỡng của mình, trâu giúp người nông dân cày ruộng chuẩn bị cho những vụ mùa mới. Trên đồng ruộng, ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những chú trâu khỏe mạnh, kéo những đường cày thẳng tắp có phần nặng nhọc. Lực kéo trung bình của một con trâu loại A có thể đạt tới 3- 4 sào một ngày. Vụ mùa tới kì thu hoạch những chú trâu lại chăm chỉ đưa những xe thóc đầy. Chẳng những thế người nông dân Việt Nam mới nói rằng: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Đủ để ta thấy tầm quan trọng đến nhường nào của trâu đối với đời sống nông dân.