Ở một loài thực vật lưỡng bội. Xét 3 locut gen PLĐL như sau: A trội hoàn toàn so với a; B trội hoàn toàn so với b và D trội không hoàn toàn so với d. Nếu không có đột biến xảy ra và không xét đến vai trò của bố mẹ thì sẽ có tối đa bao nhiêu phép lai thỏa mãn để đời con có tỉ lệ phân li KH là 3 :1. Biết mỗi gen quy định một tính trạng.
A. 12
B. 24
C. 28
D. 32
- Lấy tỉ lệ 3 : 1 là locut A/a, có 1 phép lai cơ sở thỏa mãn là Aa x Aa.
- Lấy tỉ lệ 1 là locut B/b, có 4 phép lai cơ sở thỏa mãn là BB x BB; BB x Bb; BB x bb và bb x bb.
- Lấy tỉ lệ 1 là locut D/d, có 3 phép lai cơ sở thỏa mãn là DD x DD; DD x dd và dd x dd.
Ghép 2 locut A/a và B/b ta thấy:
Locut A/a có 1 phép lai, bố và mẹ giống nhau.
Locut B/b có 4 phép lai, trong đó, có 2 phép lai bố và mẹ giống nhau và 2 phép lai bố và mẹ khác nhau.
à Số phép lai = 1 x 4 + 0 x 2 = 4
2 × 6 2 + 1 × 1 = 7
Số phép lai có bố và mẹ giống nhau = 1 x 2 = 2
à Số phép lai có bố và mẹ khác nhau = 4 -2 = 2
Ghép tiếp với locut D/d ta thấy :
Locut D/d có 3 phép lai, trong đó, có 2 phép lai có bố và mẹ giống nhau và 1 phép lai có bố và mẹ khác nhau.
à Số phép lai = 4 x 3 + 2 x 1 = 14
Ta thấy, bên trên chỉ là 1 cách chọn tỉ lệ. Ta có thêm 1 cách chọn tỉ lệ nữa :
- Locut B/b ứng với tỉ lệ 3 : 1
- Locut A/a ứng với tỉ lệ 1.
- Locut D/d ứng với tỉ lệ 1.
Trường hợp này chỉ hoán vị 2 locut A/a và B/b cho nhau, 2 locut này giống nhau về vai trò nên cũng sẽ cho 14 phép lai.
Tỉ lệ 3 : 1 sẽ không chọn với locut D/d vì 2 alen trội – lặn không hoàn toàn nên sẽ không có phép lai cơ sở nào cho tỉ lệ KH 3 : 1.
Vậy tổng số phép lai = 14 + 14 = 28
Đấp án C