Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
LOẠI GIÓ ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC ĐẾN SẢN XUẤT KHU VỰC NAM Á LÀ:
A.TÍN PHONG ĐÔNG BẮC
B.GIÓ MÙA TÂY NAM
C.GIÓ ĐÔNG NAM
➙ chọn D. GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC
- Tâm trạng của Sơn trước khi cho chiếc áo:
+ Động lòng thương Hiên, nhớ đến em gái.
- Tâm trạng của Sơn sau khi cho chiếc áo:
+ Thấy vui vui ấm áp khi giúp được Hiên.
+ Lo lắng sẽ bị mẹ trách phạt.
+ Tìm Hiên để đòi lại áo.
- Phẩm chất: Sơn là một cậu bé tốt bụng, biết giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn xung quanh mình.
- Nghễ thuật: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm tinh tế cùng các thủ pháp đối lập, miêu tả tâm lí xuất sắc.
Cho mình hỏi bạn cần tóm tắt trong văn bản SGK hay trong nguyên tác "Gió Đầu Mùa" của Thạch Lam?
Tham khảo:
Buổi sáng hôm nay, khi thức dậy, Sơn cảm nhận rõ cái rét của mùa đông đã đến. Chị và mẹ của Sơn đều đã dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều đã mặc áo ấm cả. Sơn được mẹ cho mặc một cái áo vệ sinh màu nâu sẫm với một cái áo dạ khâu chỉ đỏ. Sau đó, hai chị em chạy ra chợ chơi cùng với lũ trẻ con trong làng. Chúng đều là những đứa trẻ nhà nghèo không có áo ấm để mặc. Khi nhìn thấy chị em Sơn với những chiếc áo ấm thì liền đến gần xuýt xoa khen ngợi. Hiên là một cô bé nhà nghèo, không có áo ấm để mặc. Sơn nhìn thấy động lòng thường, bàn với chị về nhà lấy chiếc áo bông cũ đem cho Hiên. Nghe người vú già nói, hai chị em lo sợ mẹ biết được, định sang nhà Hiên đòi áo nhưng không thấy đâu. Khi về nhà thì liền thấy mẹ Hiên đang ngồi nói chuyện với mẹ mình. Mẹ Sơn thấy nhà Hiên nghèo khổ bèn cho mẹ Hiên mượn năm hào may áo ấm cho con.
Tham khảo ;
Truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” kể về hai chị em Sơn và Lan sinh ra trong một gia đình khá giả. Không giống như những đứa trẻ có điều kiện khác, hai chị em Sơn, Lan luôn hòa đồng, gần gũi với những đứa trẻ nghèo cùng phố huyện. Vào một ngày trời chuyển lạnh, hai chị em mặc áo ấm ra chợ chơi thấy Hiên – cô bé hàng xóm đang co ro bên cột quán với manh áo mong manh, rách tả tơi. Thấy vậy, hai chị em bèn đem tặng Hiên chiếc áo bông cũ. Chính chiếc áo bông ấy đã thắp sáng tình yêu thương, sưởi ấm cho Hiên cũng như những đứa trẻ nghèo nơi đây qua mùa đông giá rét. Câu chuyện đã để lại dư âm trong lòng độc giả, khiến độc giả vừa thấm thía nỗi khổ đau, bất hạnh, hoàn cảnh éo le của những con người nghèo khổ, vừa cảm nhận sâu sắc tình người ấm nồng, cao quý, thiêng liêng; từ đó thêm trân trọng cuộc sống này hơn.
Tham khảo:
“Gió lạnh đầu mùa” của tác giả Thạch Lam là câu chuyện thấm đậm tình yêu thương giữa người với người, ấm áp như những chiếc áo mùa đông nảy nở trong lòng những đứa trẻ. ... Chính chiếc áo bông ấy đã thắp sâng tình yêu thương,sưởi ấm cho Hiên cũng như những đứa trẻ nghèo nơi đây qua mùa đông giá rét.
Tham khảo:
Trong tác phẩm “Gió lạnh đầu mùa”, nhà văn Thạch Lam đã xây dựng thành công hình ảnh cậu bé Sơn mang trong mình tấm lòng nhân hậu và tình yêu thương. Sơn sinh ra trong một gia đình hạnh phúc và đủ đầy. Em là một em bé ngoan, sống cuộc sống ấm no và được mẹ yêu thương hết mực. Một đứa trẻ thật khó để nhận thức và hiểu được những thiếu thốn của người khác, đặc biệt là đứa trẻ được sống trong nhung lụa như Sơn. Thế nhưng em đã hiểu và thương cho những bạn trẻ bất hạnh trong cuộc sống. Sơn là một em bé rất giàu tình cảm, Sơn đối với em gái đầy tình thương. Ngủ dậy thấy lạnh, Sơn “kéo chăn lên đắp cho em” đang ngủ. Khi mẹ giơ cái áo bông cánh cũ của em Duyên – đã chết năm lên bốn tuổi – “Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá”. Những cử chỉ ấy, những cảm xúc ấy cho thấy Sơn có một tâm hồn rất đẹp, rất trong sáng, còn bé nhỏ đã biết quan tâm săn sóc đến mọi người xung quanh. Sơn còn là một em bé giàu tình yêu thương. Trong lúc mấy đứa em họ của Sơn thì “kiêu kì và khinh khỉnh” với các bạn thì Sơn và chị Lan rất chan hòa với chúng. Vì thế mới thấy chị em Sơn đến, chúng nó “lộ vẻ vui mừng”. Gặp bạn, buổi sớm trong gió lạnh đầu mùa, cái nhìn của Sơn đối với bạn nhỏ, những thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc,… là cái nhìn yêu thương, cảm thông với cảnh nghèo của bạn. Trời lạnh mà chúng nó vẫn “ăn mặc không khác ngày thường, vần những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ”, và “môi chúng nó tím lại…”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Mỗi lần làn gió lạnh thổi qua, các bạn nhỏ của Sơn “lại run lên” và “hai hàm răng đập vào nhau”. Biết quan tâm tới đồng loại, biết san sẻ, cảm thông với bạn bè chỉ có ở những trái tim nhân ái, những tấm lòng nhân hậu. Sơn đã chơi, đã sống với bạn bằng trái tim nhân ái, bằng tấm lòng nhân hậu như thế!
Bố cục văn bản Gió lạnh đầu mùa - Ngữ văn lớp 6
3 phần.
+ Phần 1: Từ đầu đến “rơm rớm nước mắt”: Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió đầu mùa.
+ Phần 2: Tiếp theo đến “ấm áp vui vui”: Cảnh hai chị em Sơn cùng vui chơi và chia sẻ áo ấm cho Hiên.
+ Phần 3: Đoạn còn lại: Sự lo lắng của Sơn và cảnh mẹ Hiên trả lại áo.
Nội dung chính
Truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” kể về hai chị em Sơn và Lan sinh ra trong một gia đình khá giả. Không giống như những đứa trẻ có điều kiện khác, hai chị em Sơn, Lan luôn hòa đồng, gần gũi với những đứa trẻ nghèo cùng phố huyện. Vào một ngày trời chuyển lạnh, hai chị em mặc áo ấm ra chợ chơi thấy Hiên – cô bé hàng xóm đang co ro bên cột quán với manh áo mong manh, rách tả tơi. Thấy vậy, hai chị em bèn đem tặng Hiên chiếc áo bông cũ. Chính chiếc áo bông ấy đã thắp sáng tình yêu thương, sưởi ấm cho Hiên cũng như những đứa trẻ nghèo nơi đây qua mùa đông giá rét. Câu chuyện đã để lại dư âm trong lòng độc giả, khiến độc giả vừa thấm thía nỗi khổ đau, bất hạnh, hoàn cảnh éo le của những con người nghèo khổ, vừa cảm nhận sâu sắc tình người ấm nồng, cao quý, thiêng liêng; từ đó thêm trân trọng cuộc sống này hơn.
Trước khi đọc
1 (trang 67 SGK Ngữ văn 6 tập 1):
Em từng được lớp trưởng hướng dẫn giải bài toán khó.
2 (trang 67 SGK Ngữ văn 6 tập 1):
Em dự đoán nhà văn sẽ kể câu chuyện liên quan đến mùa đông, sự lạnh lẽo.
Đọc văn bản
Theo dõi (trang 68 SGK Ngữ văn 6 tập 1):
- Đất khô trắng, gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ thổi lá khô lạo xạo.
- Trời màu trắng đục.
- Lá cây lan rung động, sắt lại vì rét.
Dự đoán (trang 68 SGK Ngữ văn 6 tập 1):
Chiếc áo bông cũ có xuất hiện ở phần sau.
Theo dõi (trang 69 SGK Ngữ văn 6 tập 1):
- Những bộ quần áo màu nâu bạc đã vá nhiều chỗ.
- Môi tím lại, da thịt thâm đi.
- Mỗi cơn gió đến, chúng run lên, hàm răng đập vào nhau.
Theo dõi (trang 70 SGK Ngữ văn 6 tập 1):
- Co ro đừng bên cột.
- Manh áo rách tả tơi, hở lưng và tay.
Theo dõi (trang 70 SGK Ngữ văn 6 tập 1):
Sơn thấy động lòng thương Hiên – một ý nghĩ tốt xuất hiện – mang áo bông cũ cho Hiên.
Theo dõi (trang 71 SGK Ngữ văn 6 tập 1):
- Vú già hỏi về việc đem chiếc áo bông cũ cho Hiên và nếu để mợ biết thì sẽ bị mắng.
- Chị em Sơn ngạc nhiên, hoảng hốt, đổ tội lẫn nhau vì đem cái áo ấy đi cho.
Dự đoán (trang 71 SGK Ngữ văn 6 tập 1):
Theo em, mẹ Sơn có phạt vì mẹ Sơn rất yêu quý chiếc áo bông cũ đó nên mới không vứt đi.
Đối chiếu (trang 72 SGK Ngữ văn 6 tập 1):
Em không đoán đúng.
Sau khi đọc
Trả lời câu hỏi:
Câu 1 trang 73 SGK Ngữ văn 6 tập 1:
Người kể ngôi thứ ba.
Câu 2 trang 73 SGK Ngữ văn 6 tập 1:
- Nhà Sơn giàu, còn các nhỏ nghèo nhưng Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với các bạn;
- Hăm hở chạy về nhà lấy áo đem cho Hiên.
→ Lòng nhân hậu, trong sáng của trẻ thơ.
Câu 3 trang 73 SGK Ngữ văn 6 tập 1:
- Khi nghe mẹ và vú trò chuyện về chiếc áo bông cũ của Duyên: nhớ em, cảm động và thương nhớ em…
- Khi Sơn nhớ ra cuộc sống nghèo khổ của mẹ con Hiên: động lòng thương như ban sáng Sơn thương nhớ em Duyên…
→ Sơn giàu tình cảm, giàu trắc ẩn, biết quan tâm và yêu thương mọi người.
Câu 4 trang 73 SGK Ngữ văn 6 tập 1:
Sơn thấy trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui → Sự vui vẻ, hạnh phúc khi trao tặng yêu thương, chia sẻ tới mọi người.
Câu 5 trang 73 SGK Ngữ văn 6 tập 1:
Theo em thì không bởi vì Sơn là một em nhỏ ngây thơ sợ mẹ mắng và Sơn hiểu mẹ rất quý chiếc áo đấy nên mới đi đòi lại.
Câu 6 trang 73 SGK Ngữ văn 6 tập 1:
- Mẹ Hiên tuy nghèo khổ nhưng cư xử đứng đắn, tự trọng khi trả lại áo.
- Mẹ Sơn điều kiện khá giả, cư xử nhân hậu, tế nhị khi cho tiền may áo khác.
Câu 7 trang 73 SGK Ngữ văn 6 tập 1:
Em thích những đoạn văn này vì chúng giúp em hiểu thiên nhiên, khung cảnh đang diễn ra, đó cũng là lí do Sơn hành động như thế và thấy được cảm nhận tinh tế trong tâm hồn Sơn.
Câu 8 trang 74 SGK Ngữ văn 6 tập 1:
*Giống: Hoàn cảnh nghèo khổ, quần áo rách rướm…
*Khác:
- Cô bé bán diêm:
+ Mồ côi mẹ, phải tự kiếm sống.
+ Không có ai để chia sẻ.
+ Không nhận được yêu thương.
- Hiên:
+ Mồ côi cha, không phải tự đi kiếm ăn.
+ Có bạn bè chơi đùa cùng.
+ Nhận được sự quan tâm của nhà Sơn.
Viết kết nối với đọc
Đề bài (trang 74 SGK Ngữ văn 6 tập 1):
Sơn là một nhân vật đầy thú vị. Trong Sơn có sự nhạy cảm tinh tế qua cách cậu quan sát vạn vật xung quanh. Cách thiên nhiên chuyển mình cũng được Sơn cảm nhận trọn vẹn đầy đủ. Không chỉ vậy, Sơn còn là một cậu bé tràn đầy lòng nhân ái. Khi thấy Hiên rách rưới, Sơn buồn thương nên đã đem chiếc áo của Duyên tặng cho Hiên. Vì quá muốn giúp đỡ Hiên nên cậu không để ý đến hậu quả sẽ bị mẹ trách móc. Tuy còn nhỏ nhưng Sơn vẫn sáng ngời bởi tầm lòng nhân hậu của mình.
https://vietjack.com/soan-van-6-kn/gio-lanh-dau-mua.jsp bạn lên bằng cái linh đó