Trong các hình thức sinh sản ở thực vật, ghép là phương pháp có đặc điểm
I. Cành ghép hoặc chồi ghép có đặc tính tốt mà con người mong muốn.
II. Chồi hoặc cành ghép phải đồng sinh học với gốc ghép (cùng loài, cùng giống)
III. Chất dinh dưỡng của gốc ghép sẽ nuôi cành ghép hoặc chồi ghép.
IV. Chất lượng hoa quả cũng như sức sống của cây ghép phải tốt hơn cành hoặc chồi ghép.
Số phương án đúng là:
A. 2.
B. 1
C. 4.
D. 3.
Đáp án D
Ghép cành là phương pháp nhân giống lợi dụng tính chất tốt của một đoạn thân, cành, chồi của loài này (cành ghép) đem ghép vào thân của loài khác (gốc ghép), sao cho phần vỏ của các mô đồng tiếp xúc và khớp với nhau. Sau đó chỗ ghép sẽ liền lại và gốc ghép nuôi cành ghép phát triển.
- Thường thì cành ghép mang các đặc tính tốt con người mong muốn. gốc ghép thuộc loài có tính chống chịu mạnh hơn.
- Ví dụ : Ghép loài tảo quả ngọt và lớn trên gốc cho quả nhỏ, ít ngọt.
Xét các phát biểu của đề bài :
I – Đúng. Cành ghép hoặc chồi ghép có đặc tính tốt mà con người mong muốn. Gốc ghép có khả năng chống chịu tốt với điều kiện môi trường. Như vậy cây ghép có thể sống tốt và cho sản phẩm mong muốn.
II - Đúng. Chồi hoặc cành ghép phải đồng sinh học với gốc ghép (cùng loài, cùng giống) thì quá trình trao đổi chất, vận chuyển các chất dinh dưỡng, nước... mới diễn ra được. Do đó cành ghép mới có thể sống được.
III - Đúng. Xem giải thích ý I.
IV - Sai. Chất lượng hoa quả của cành ghép hoặc chồi ghép phải tốt hơn gốc ghép. Còn sức sống của cành ghép hoặc chồi ghép thường kém hơn gốc ghép