giúp em soạn văn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 (trang 74 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Hình thức sử dụng câu đố trong để thử tài nhân vật khá phổ biến trong truyện cổ tích. Tác dụng:
- Tạo ra những tình huống thú vị, li kì để phát triển câu chuyện
- Mang lại sự hấp dẫn cho truyện kể
- Là tình huống để nhân vật bộc lộ trí thông minh và khả năng của mình.
Câu 2 (trang 79 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Sự mưu trí của em bé được thể hiện qua 4 lần:
- Lần 1: đối đáp, đố lại viên quan
- Lần 2: Dùng chính lí lẽ của nhà vua để vua thừa nhận sự phi lí của mình
- Lần 3: Đố lại nhà vua
- Lần 4: Dùng kinh nghiệm dân gian để giải đố
⇒ Những cách lý giải của em bé thông minh rất hóm hỉnh, lý thú khi:
+ Làm cho người ra câu đố tự nhìn thấy sự phi lý của câu đố
+ Khéo léo chuyển thế bí sang cho người đố
+ Sử dụng kiến thức thực tế để giải đố, khiến người chứng kiến và người nghe thán phục trí tuệ hơn người của em.
Bố cục:
- Đoạn 1 (Từ đầu ... lỗi lạc): Vua sai quan tìm người tài.
- Đoạn 2 (tiếp ... láng giềng): Những thử thách chứng tỏ sự thông minh của cậu bé.
- Đoạn 3 (còn lại): Cậu bé làm trạng nguyên.
Tóm tắt:
Một ông vua sai viên quan đi tìm người hiền tài. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố hóc búa để thử tài.
Một hôm, thấy hai cha con làm ruộng, quan hỏi một câu hỏi khó “trâu của lão cày một ngày được mấy đường?”. Cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Nhận ra người tài, viên quan về báo vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó nuôi để trâu đực đẻ ra trâu con. Cậu bé nghĩ ra cách và cứu được dân làng. Lần thử tài sau, cậu bé vượt qua thử thách khiến vua nể phục.
Vua láng giềng có ý xâm lược, muốn dò xét nhân tài nước ta, sai sứ giả mang sang chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Cả triều không ai tìm ra cách, vua tìm cậu bé. Cậu bé thông minh chỉ ra cách giải, giúp đất nước tránh được một cuộc chiến. Vua phong cậu làm trạng nguyên.
Đọc hiểu văn bản
Câu 1* (trang 74 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Hình thức dùng câu đố thử tài nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích. Vừa tạo sự hấp dẫn, cuốn hút người đọc, lại tạo ra tình huống phát triển cốt truyện đơn giản đến phức tạp, đồng thời thể hiện tài năng, trí tuệ hơn người của nhân vật.
Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Sự thông minh được thử thách qua bốn lần:
- Lần 1: viên quan hỏi về đường cày của trâu.
- Lần 2: đố nuôi trâu được đẻ con.
- Lần 3: thịt một con chim sẻ thành ba cỗ bàn thức ăn.
- Lần 4: đố xâu sợi chỉ mềm qua đường ruột ốc dài.
Các thử thách ngày càng khó. Vì vị trí quan trọng người đố tăng dần, người giải đố cũng rộng hơn, và mức khó tăng lên càng thể hiện sự thông minh của cậu bé.
Câu 3 (trang 74 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Sự lí thú ở những cách giải đố: dùng các kiến thức ngay trong thực tế đời sống, tạo nên sự ngạc nhiên và thán phục cho mọi người.
- Lần 1: đố lại viên qua.
- Lần 2: dùng lí lẽ của vua để thừa nhận sự phi lí.
- Lần 3: đố lại nhà vua.
- Lần 4: dùng kinh nghiệm dân gian.
Câu 4 (trang 74 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Ý nghĩa truyện: Đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (trong câu đố và cách giải đố); truyện tạo ra tiếng cười bất ngờ, vui vẻ.
Luyện tập
Câu 2* (trang 74 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Hãy kể một câu chuyện "Em bé thông minh" mà em biết.
Câu chuyện Em bé thông minh, có thể tham khảo: thần đồng Quốc Chấn, trạng Quỳnh,...
tại h e chưa nghĩ ra với e cũng ko biết làm như thế nào nên em muốn có một bản để tham khảo ạ
Bình minh là thời khắc mặt trời chưa lên cao, chỉ mới vừa kịp nhú lên ở phía xa xa. Là khoảnh khắc màn đêm không còn bao trùm lấy mọi cảnh vật nữa, nhường chỗ cho một ngày mới có nhiều niềm vui và tin yêu hơn.Sáng nào mẹ em cũng dậy thật sớm, vì thế em cũng dậy theo mẹ. Ngước nhìn lên bầu trời cao và trong xanh, từng đám mây nhẹ nhàng trôi lững lờ, chậm rãi. Lúc đó mặt trời chưa lên, mới chỉ le lói ở phía xa xa.Sáng tinh mơ, em nghe rất rõ tiếng chim hót líu lo trên cành cây khế ở sau vườn. Rồi tiếng chim gõ kiến gõ tí tạch vào thân cây mít. Cảnh vật như bừng tỉnh, tràn đầy sức sông, chen lấn sự huyên náo của một ngày mới.Có lẽ khung cảnh đẹp nhất khi bình minh thức dậy chính là cánh đồng lúa. Cánh đồng lúa xanh mượt, đang thì con gái vươn mình thức dậy. Trên những chiếc lá sắc nhọn còn đọng lại vài hạt sương bé tý, long lanh. Khi mặt trời lên cao, ánh nắng nhẹ chiếu vào hạt sương khiến nó lấp lánh. Cơn gió buổi sáng mai thật mát lạnh và trong lành như không hề vướng chút bụi bẩn nào. Có lẽ đây là khoảnh khắc mọi thứ thật trong lành và êm ái. Ngày mới thường bắt đầu một cách tươi đẹp và viên mãn như vậy.Những buổi sáng sớm, nhiều bác nông dân đã dắt trâu ra đồng gặm cỏ. Tiếng bước chân đi rất êm, tiếng nhai cỏ sột soạt khiến em có cảm giác như đất trời còn chưa bừng tỉnh hẳn.Em vẫn thường nghe bà bảo nắng sáng mai rất tốt ho sức khỏe, nên bà vẫn hay phơi nắng khi sáng mai ở ngoài sân. Ánh nắng dịu nhẹ lan vào da thích thú đến lạ, êm ái, không bỏng rát như nắng lúc trưa và lúc chiều.
lớp 6 à
rất tiếc tôi lớp 9
hok tốt nhé
nếu cần bạn có thể lên mạng soạn
Câu 1 :
Tóm tắt:
Cô em gái Kiều Phương có năng khiếu hội họa tiềm ẩn. Khi tài năng được biết đến và phát huy, người anh trai cảm thấy ghen tị, buồn dẫn đến thái độ khó chịu và xa lánh em. Ngày đi cùng em nhận giải, người anh mới xúc động nhận ra sự hẹp hòi của mình và lòng nhân hậu của em gái.
Câu 2 :
a. Nhân vật chính trong truyện là hai anh em Kiều Phương. Vì hai nhân vật này được tác giả quan tâm nói đến xuyên suốt truyện. Tuy nhiên nhân vật người anh được tác giả kể về diễn biến tâm trạng nhiều hơn.
b. Truyện kể bằng lời nhân vật người anh. Điều này làm cho suy nghĩ, tình cảm được bộc bạch chân thật, sự việc diễn biến một cách tự nhiên, logic.
Câu 3 :
a. - Đến khi thấy em tự chế màu vẽ : coi mình lớn, tò mò → Khi tài năng của em được phát hiện : có chút ghen tị → Khi lén xem tranh : cảm giác thua kém → Khi đứng trước bức tranh đoạt giải : ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ.
b. Người anh cảm thấy không thể thân với em như trước bởi chính cái ranh giới mong manh mà người anh vạch ra. Ranh giới đó là cảm giác thua kém, là ghen tị và cảm giác thiếu vắng sự quan tâm.
c. ngỡ ngàng vì bất ngờ, vì ngạc nhiên, hãnh diện khi mình là người được em vẽ, khi chân dung mình qua con mắt em lại đẹp vậy, cũng hãnh diện vì có đứa em tài giỏi. Xấu hổ nhận ra bản thân quá hẹp hòi trước tâm hồn đẹp đẽ của em.
Câu 4 :
Đoạn kết truyện, người anh xúc động, những suy nghĩ bị nghẹn lại không thoát ra thành lời. Người anh hổ thẹn với tấm lòng nhân hậu, với tình cảm của em gái mình, xấu hổ khi thấy mình không xứng đáng với tâm hồn thuần khiết bé bỏng ấy. Đồng thời là cảm giác hối hận khi trước kia đã cáu gắt với em.
Câu 5 :
Nhân vật cô em gái trong truyện – Kiều Phương là một cô bé hồn nhiên, tài năng nhưng không khoe khoang, không cậy mình có tài mà khinh thường người khác. Đồng thời lại rất độ lượng và nhân hậu. Có lẽ tâm hồn trong sáng, nhân hậu là điều đáng mến nhất của cô bé này.
Bước 1. Quan sát nhận biết biểu tượng Word .
Bước 2. Nháy đúp là khởi động phần mềm soạn thảo văn bản
Bước 3. Nháy chuột vào vùng soạn thảo để chắc chắn con trỏ soạn thảo đang nhấp nháy
Bước 4. Gõ lại đoạn văn bản dưới đây:
Chú cún con được em đặt tên là Tanie. Tanie về nhà sống cùng gia đình em cũng được hơn một năm rồi. Từ lúc về nhà em, chú con bé tí trông dễ thương lắm. Thân hình Tanie khi ấy chỉ to hơn quả dưa hấu một chút thôi, tròn tròn xinh xinh. Chân chú cún ngắn cũn cỡn trông tới mà phì cười. Hồi mới về nhà em, chú còn nhát lắm, chưa dám đi đâu cả. Được mấy tháng, sau khi đã quen hơi người trong nhà thì suốt ngày Tanie bám quanh chân em, em đi đâu thì chú cũng lon ton đi theo tới đó. Sau hơn một năm sống ở nhà em, bây giờ Tanie đã trưởng thành hơn rất nhiều.
Bước 5. Chọn lệnh Save trong bảng File, cửa sổ Save As hiện ra. Đặt tên phù hợp và thực hiện tương tự các thao tác như trong phần mềm trình chiếu.
Bước 6.. Nháy nút X để thoát khỏi phần mềm ( tương tự thao tác trong phần mềm trình chiếu)
+) Không tốn công sức
+) Không có nhiều lỗi sai
+) Thuận tiện khi làm việc
+) Có thể thay đổi hình ảnh,phông chữ,kiểu chữ tùy theo ý thích.