Hãy tìm những từ ngữ cho thấy Kiều nghĩ đến cái chết. Việc tập trung dày đặc những từ ngữ đó có ý nghĩa gì?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Suốt quá trình trao duyên, Kiều luôn nghĩ đến cái chết. Khi thuyết phục em nhận lời trao duyên. Kiều đã lấy cái chết làm lời ủy thác ("Chị dù thịt nát xương mòn/ Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây"). Trao kỉ vật cho Thúy Vân xong, Kiều lại nghĩ đến cái chết. Cả một đoạn thơ dài hiện lên mảnh hồn oan sau khi chết của Thúy Kiều như một nỗi ám ảnh: "Trông ra ngọn cỏ lá cây/ Thấy hiu hiu gió thì hay chị về”, “hồn", "dạ đài cách mặt khuất lời", "Người thác oan"... Thúy Kiều liên tưởng mảnh hồn oan của mình với hồn ma Đạm Tiên và dự cảm cái chết của mình cũng đầy oan nghiệt. Tiếng nói của Thúy Kiều là tiếng nói thương thân, xót phận của một người con gái tha thiết với tình yêu và không đươc sống trong tình yêu, nguyện thủy chung với mối tình đầu mà đành chấp nhận "đứt gánh tương tư", "trâm gãy gương tan". Kiều nghĩ đến cái chết và cảm thấy đây là cái chết đầy oan nghiệt.
Nếu liên tưởng rộng đến những sáng tác khác của Nguyễn Du như: Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn), Phản chiêu hồn, Độc Tiểu Thanh kí... ta sẽ nhận thấy một mô-tip nghệ thuật, gọi hồn, tri âm cùng người đã khuất. Sở ***** có điều này là vì nhà thơ chịu ảnh hưởng của thuyết "luân hồi" trong đạo Phật. Nhưng sâu sắc hơn là nhà thơ luôn quan tâm đến nỗi "kì oan" (nỗi oan kì lạ) của con người. Con người chết đi mà không được siêu thoát, những mảnh hồn oan còn vật vờ cõi nhân gian. Bằng cách này, nhà nhân đạo chủ nghĩa Nguyễn Du đã vượt qua biên giới của sự sinh hóa, trụ diệt để xót đau cho những kiếp đời bất hạnh, oan ức. Đây là một phương diện độc đáo trong tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du.
Tình yêu tan vỡ, đớn đau và tuyệt vọng, Kiều nghĩ nghiều đến cái chết. Trong những lời Kiều nói với Thúy Vân, có nhiều từ ngữ phản ánh ý nghĩa này:
"Trông ra ngọn cỏ lá cây Thấy hiu hiu gió thì hay chị về"
Nói đến câu này, Kiều nhớ đến cảnh Đạm Tiên đã từng hiện về qua làn gió "ào ào đổ lộc rung cây" khi Kiều thắp hương và làm thơ bên mộ nàng trong ngày tết thanh minh, các từ như "hồn", "dạ đài", "người thác oan", ... đều có ý nghĩa nói về cái chết. Với Kiều, lúc này, cuộc đời trở nên trống trải và vô nghĩa. Không còn tình yêu nữa, nàng chỉ nghĩ đến cái chết và luôn tưởng tượng, nó sẽ là cái chết đầy oan nghiệt. Việc tập trung dày đặc những từ ngữ đó trong cùng một đoạn thơ cho thấy sự băn khoăn, day dứt của Nguyễn Du trước nỗi đau của con người. Nó là tiếng nói thương thân xót phận cho người con gái tha thiết yêu thương nhưng số kiếp lại vô cùng nghiệt ngã, đã cướp đi tất cả những ước mơ tốt đẹp của nàng.
Lời thách cưới của vua Hùng: voi chín ngà , gà chín cựa , ngựa chín hồng mao
- Những con vật chỉ có trong thế giới thần thoại, tưởng tượng
- Lời thách cưới có vẻ " thiên vị " Sơn Tinh ngầm ý chọn Sơn Tinh làm rể ( vì nếu Mị Nương lấy Sơn Tinh thì đất đai được mở rộng, giúp dân phát triển)
Những từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước cụm tính từ: rất, vô cùng, vốn...
Phần phụ sau: lắm,
Những từ làm phụ ngữ ở phần trước: đã, sẽ, đang, sắp…
Những từ làm phụ ngữ phía sau bổ sung cho phần trung tâm: thường là các danh từ
Học lại kiến thức nha !
I. CỤM ĐỘNG TỪ LÀ GÌ?
1. Các từ in đậm trong những câu sau bổ sung ý nghĩa nghĩa cho những từ nào?
Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.
(Em bé thông minh)
Trả lời:
1. các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho:
- đã, nhiều nơi ⟶ đi
- cũng, những câu đố oái oăm ⟶ ra
2. Thử lược bỏ các từ in đậm nói trên rồi rút ra nhận xét về vai trò của chúng.
Trả lời:
Nếu lược bỏ những từ in đậm thì các từ được bổ nghĩa trên trở nên chơ vơ, không có chỗ bám víu, câu trở nên tối nghĩa hoặc vô nghĩa.
3. Tìm một cụm động từ. Đặt câu với cụm động từ ấy rồi rút ra nhận xét về hoạt động trong câu của cụm động từ so với một động từ.
Trả lời:
- Cụm động từ: đang làm bài tập
- Đặt câu: Bạn Hà / đang làm bài tập.
CN VN
- Nhận xét:
+ Động từ làm vị ngữ trong câu.
+ Cụm động từ cũng làm vị ngữ trong câu.
II. CẤU TẠO CỦA CỤM ĐỘNG TỪ
1. Vẽ mô hình cấu tạo cụm động từ đã dẫn ở mục 1 SGK
Trả lời:
Phần trước | Phần trung tâm | Phần sau |
đã | đi | nhiều nơi |
cũng | ra | những câu đố oái oăm để hỏi mọi người |
LUYỆN TẬP
1. Tìm các cụm động từ trong những câu sau:
a) Em bé còn đang đùa nghịch ở sau nhà.
(Em bé thông minh)
b) Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
(Sơn Tinh, Thủy Tinh)
c) Cuối cùng, triều đình đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.
(Em bé thông minh)
Trả lời:
* Các cụm động từ:
a) còn đang đùa nghịch ở sau nhà
b) - yêu thương Mị Nương hết mực
- muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng
c) - đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ
Suốt quá trình trao duyên, Kiều luôn nghĩ đến cái chết.
- Khi thuyết phục em nhận lười trao duyên, Kiều lấy cái chết làm lời ủy thác
- Sau khi trao kỉ vật, Kiều nghĩ tới cái chết
- Kiều liên tưởng bản thân mình giống với Đạm Tiên, dự cảm trước cái chết của mình
→ Tiếng nói của Kiều là tiếng nói thương thân, phận, của một người con gái tha thiết với tình yêu nhưng bị chia cắt đành “đứt gánh tương tư”
- Kiều nghĩ tới cái chết và thấy cuộc đời đầy dãy oan nghiệt.