K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 10 2019

- Sự phát triển ngoại thương có tác dụng làm cho kinh tế hàng hóa nước ta phát triển

- Tạo điều kiện cho kinh tế nước ta tiếp cận với kinh tế thế giới và phương thức sản xuất mới để đi lên.

7 tháng 2 2018

 Sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa trong nước đã tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn về hàng nông – lâm – thủy sản, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (dệt may, da giày, thực phẩm…)

=> Đem lại nguồn hàng xuất khẩu quan trọng cho nước ta bên cạnh các mặt hàng khoáng sản thô truyền thống.

=> Thúc đẩy sự phát triển của ngoại thương nước ta.

Đáp án cần chọn là: D

13 tháng 10 2018

- Quan hệ buôn bán với:

   + Châu Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á.

   + Châu Âu: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp.

- Ý nghĩa:

   + Tạo điều kiện cho các sản phẩm thủ công truyền thống của ta như: tơ lụa, gốm sứ có điều kiện gia tăng về số lượng và chất lượng.

   + Nhân dân có điều kiện tiếp xúc với hàng thủ công của các nước.

   + Việc trao đổi buôn bán giữa nước ta với các nước tạo điều kiện cho thủ công nghiệp, thương nghiệp phát triển, từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.

28 tháng 3 2016

* Các biện pháp nhà nước và nhân dân ta đã tiến hành để phát triển kinh tế từ thế kỉ X đến thế kỉ XV:

- Sau khi giành được nền độc lập tự chủ của dân tộc, các triều đại phong kiến đều có những chính sách, biện pháp để phát triển kinh tế.

+ Thời Đinh - Tiền Lê, nhà nước khuyến khích nhân dân khai hoang, mở rộng ruộng đất canh tác. Đẩy mạnh khai hoang vùng châu thổ, các con sông lớn, ven biển.

+ Các vua Tiền Lê, Lý hằng năm làm lễ cày ruộng tịch điền, cho dân đào nhiều kênh máng, đắp đê.

+ Năm 1248, nhà Trần cho đắp đê "quai vạc" từ đầu nguồn đến cửa biển để ngăn lũ lụt. Đặt chức quan Hà đê sứ để trông coi việc sửa đắp đê.

+ Nhà Trần khuyến khích các vương hầu, qúy tộc mộ dân nghèo đi khai hoang, lập đền trang.

+ Thời Lê sơ, nhà nước ban hành phép quân điền, quy định việc phân chia ruộng đất công ở các làng xã. Khuyến khích nhân dân khai hoang, hệ thống đê sông được sửa đắp, kênh mương được nạo vét.

+ Thời Lý, Trần, Lê bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp, đấy mạnh chăn nuôi. Các cây trồng chính lúc bấy giờ là lúa, khoai, sắn ngoài ra còn trồng dâu nuôi tằm, cây ăn quả, rau, đậu....

- Thủ công nghiệp và thương nghiệp:

+ Thủ công nghiệp: trong nhân dân các nghề thủ công truyền thống như đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm, sứ, ươm tơ dệt lụa tiếp tục phát triển, chất lượng ngày càng cao.

+ Nhà nước Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần cho lập các xưởng thủ công, để rèn đúc vũ khí, đúc tiền, đóng thuyền chiến.

- Thương nghiệp:

Nội thương và ngoại thương phát triển: buôn bán giữa các vùng miền rất phát triển, chợ làng, chợ huyện mọc lên khắp nơi. Nhà nước xây dựng nhiều bến cảng trao đổi hàng hóa với nước ngoài.

+ thời Lê sơ: thủ công nghiệp và thương nghiệp phục hồi và phát triển, Kinh thành Thăng Long với 36 phố phường, buôn bán sầm uất.

+ Nội thương: nhiều chợ mới được mọc lên, nhà nước ban hành lệnh tập chợ, khuyến khích trao đổi hàng hóa.

+ Nhà Lê sơ không chủ trương mở rộng buôn bán với nước ngoài. Hạn chế thuyền nước ngoài vào khám xét nghiêm ngặt.

* Tác dụng:

- Do nhà nước có những biện pháp phù hợp, kinh tế nước ta thời kì này phát triển ổn định, đời sống nhân dân ấm no, trật tự xã hội được ổn định. Nhân dân tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố, tinh thần dân tộc được phát huy cao độ, đánh tan nhiều cuộc xâm lăng của phong kiến phương bắc.

- Kinh tế phát triển, tăng cường sức mạnh quốc phòng, góp phần xây dựng quốc gia Đại Việt cường thịnh, nền độc lập được củng cố, bờ cõi được giữ vững.

20 tháng 12 2016

Để ổn định chính trị, xã hội, củng cố quốc phòng, nhà Trần đã thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp nhằm phục hồi và phát triển kinh tế.
Về nông nghiệp, nhà Trần đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang, mở rộng diện tích sản xuất, đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh.
Nhà vua hạ lệnh cho các lộ đắp đê từ đầu nguồn đến cửa biển để đề phòng nước sông lên to, gọi là đê Đỉnh nhĩ; đặt chức Hà đê sứ để trông coi, đốc thúc việc đắp đê ; chỗ nào đắp vào ruộng đất của dân sẽ tính trả tiền lại.
Nông dân được nhà nước quan tâm, cố gắng tích cực cày cấy, nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển.
về thủ công nghiệp, các xưởng thủ công nhà nước chuyên sản xuất đồ gốm, dệt và chế tạo vũ khí. Thủ công nghiệp trong nhân dân có nhiều ngành, nghề như đúc đồng, làm giấy, khắc ván in...
Ở các làng xã, chợ mọc lên ngày càng nhiều. Ở kinh thành Thăng Long, bên cạnh Hoàng thành, đã có 61 phường.
Các cửa biển Hội Thống (Hà Tĩnh), Hội Triều (Thanh Hoá), Vân Đồn (Quảng Ninh)... là nơi buôn bán tấp nập với thương nhân nước ngoài.
=> Nông nghiệp được phục hồi, thủ công nghiệp được phát triển, thương nghiệp được mở rộng việc giao thương trong nước và nước ngoài.

11 tháng 12 2017

Dài quá à

17 tháng 11 2021

 Giải quyết đầu ra cho sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ

31 tháng 8 2017

Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần: Nhà nước, ngoài Nhà nước (tư nhân, cá thể, tập thể) và  kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài các ngành truyền thống do các thành phần kinh tế Nhà nước và tập thể đầu tư phát triển thì thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và tư nhân sẽ có vai trò quan trọng thúc đẩy các ngành kinh tế mới và hiện đại giúp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành. Từ đó hình thành nên các khu công nghiệp, vùng công nghiệp hay các lãnh thổ tập trung dịch vụ,… giúp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ.

Đáp án cần chọn là: C

27 tháng 5 2017

Gợi ý làm bài

-Là họat động kinh tế đối ngoại quan trọng nhất của nước ta trong thời kì mở cửa, hội nhập quốc tế.

-Có tác dụng trong việc giải quyết đầu ra cho các sản phẩm.

-Tạo điều kiện đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất với chất lượng cao.

-Cải thiện đời sông nhân dân.

24 tháng 3 2017

Tác dụng của cơ cấu kinh tế hai tầng có tác dụng như thế nào đối với phát triển nền kinh tế Nhật Bản.

   - Nhật Bản duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những tổ chức sản xuất nhỏ, thủ công.

   - Có 6,48 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 52% GDP, thu hút 43,4 triệu lao động.

   - Tạo ra hàng hóa đa dạng, giải quyết việc làm theo trình độ chuyên môn kĩ thuật khác nhau.

   - Nhờ các xí nghiệp vừa và nhỏ nên tỉ lệ thất nghiệp của Nhật Bản giảm còn khoảng hơn 2%.