Phân tích cặp câu 1 - 2, tìm hiểu khí phách và phong thái của nhà chí sĩ khi rơi vào vòng tù ngục.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khí phách và phong thái của chí sĩ khi rơi vào ngục qua câu 1 và câu 2:
- Phong thái lạc quan, hiên ngang: Dù ở tù nhưng tác giả khẳng định, bản thân vẫn “hào kiệt”, “phong lưu”
- Khí phách ngạo nghễ, kiên cường: xem ở tù chỉ là chốn dừng chân khi mỏi, rồi sẽ tung hoành tiếp, chứ nhà tù không giam giữ được tinh thần và ý chí của nhà thơ.
Mn ơi em đang cần gấp, mn giúp em với đc kh ạ
Bạn tham khảo nha!
Trong dòng chảy văn học của dân tộc, bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh đã góp một phần nhỏ của mình khi thể hiện được tư thế hiên ngang của người chí sĩ cách mạng trước hoàn cảnh chốn lao tù vẫn lạc quan quyết không “sờn lòng đổi chí”.
Phan Châu Trinh từng bị chính quyền thực dân khép vào tội xúi giục nhân dân nổi loạn trong phong trào chống thuế ở Trung Kì và bị bắt đày ra Côn Đảo. Trong những năm tháng sống ở Côn Đảo, ông bị bắt phải lao động khổ sai với công việc khai thác đá. Chính trong hoàn cảnh đó mà bài thơ được ra đời.
Khi đọc bốn câu thơ đầu tiên, chắc hẳn người đọc sẽ cảm nhận được rõ rệt tư thế hiên ngang của người tù cách mạng:
“Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn”
Ngay từ câu thơ mở đầu, nhà thơ đã miêu tả chân thực bối cảnh sống, làm việc của người tù cách mạng tại Côn Đảo (Côn Lôn). Đó là nơi họ bị giam cầm, bị tra tấn dã man và còn bị bắt lao động khổ sai. Nhưng khi đứng trước núi non rộng lớn, họ vẫn giữ vững được tư thế hiên ngang, lừng lẫy làm chủ đất trời rộng lớn. Phàm là phận nam nhi, dù có đứng trước hiểm nguy hay nhọc nhằn vẫn không mất đi dáng vẻ “đầu đội trời, chân đạp đất”. Câu thơ còn thể hiện quan điểm của nhà thơ về chí làm trai. Ông cha ta cũng từng có câu: “Làm trai cho đáng nên trai”. Nguyễn Công Trứ thì viết:
“Chí làm trai Nam, Bắc, Tây, Đông
Cho phí sức vẫy vùng trong bốn bể”
Trong câu thơ của Phan Châu Trinh chí làm trai thật lớn lao, mạnh mẽ. Nhân vật trữ tình hiện lên trong tư thế làm chủ, hiên ngang, đầu đội trời, chân đạp đất, vô cùng anh dũng, kiêu hùng. Đây cũng là nét mới trong cách thể hiện chí làm trai của ông. Những câu thơ tiếp theo, nhà thơ đi sâu vào miêu tả công việc khổ sai của người tù cách mạng. Đó là công việc đập đá - một công việc vất vả, nặng nhọc. Tác giả đã sử dụng hàng loạt động từ “làm cho”, “xách búa, “đánh tan”, “đập bể” kết hợp bút pháp cường điệu với các hình ảnh “núi non”, “năm bảy đống”, “mấy trăm hòn”. Từ đó, hình ảnh người chí sĩ cách mạng hiện lên với một tư thế thật đẹp đẽ cùng sức mạnh thật phi thường.
Không dừng lại ở đó, khi đọc bốn câu thơ tiếp, người đọc đã cảm nhận được hình ảnh người tù cách mạng hiện lên với sức khỏe dẻo dai cùng ý chí kiên cường, chiến đấu sắc son chống lại kẻ thù:
“Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể sự con con”
Nhà thơ đã xây dựng các hình ảnh đối lập “tháng ngày” - “mưa nắng” và “thân sành sỏi” - “dạ sắc son” để cho thấy sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai của người tù cách mạng. Dù công việc đập đá có thể kéo dài đằng đẵng hết ngày này qua ngày khác với những khổ cực. Thì người tù cách mạng vẫn không hề sờn lòng. Ngược lại, nó giống như một thứ sức mạnh to lớn giúp họ tôi luyện chính bản thân người tù. Thật đáng tự hào và ngưỡng mộ biết bao trước tinh thần kiên cường đó. Bài thơ khép lại như một lời tự ý thức sâu sắc về trách nhiệm của người tù cách mạng đối với sự nghiệp cứu nước. Hình ảnh “vá trời” gợi cho ta liên tưởng về sự tích “Nữ Oa vá trời” để từ đó khẳng định sức mạnh to lớn của người chiến sĩ cách mạng trong công cuộc bảo vệ đất nước. Chính họ hiểu được rằng đó là một công việc gian khổ, vất vả nhưng cũng đầy vinh quang, tự hào. Cùng với đó là thái độ coi thường những khổ cực đó - “gian nan chi kể sự con con”, khó khăn, vất vả nơi nhà tù chẳng thấm vào đâu.
Tóm lại, bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” là một bài thơ giàu ý nghĩa. Qua công việc rất cụ thể là đập đá của người chiến sĩ cách mạng, người đọc đã thấy được tư thế hiên ngang cùng với ý chí bền bỉ của họ.
Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng, một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Trong những di sản mà Người để lại cho đời thì thi ca chiếm vị trí quan trọng. Thơ Hồ Chí Minh thể hiện tình yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước thắm thiết, thể hiện một nghệ thuật thơ mang đậm màu sắc cổ điển và hiện đại. "Ngắm trăng" là bài thơ số 20, được rút ra trong tập "Nhật kí trong tù". Tác phẩm được viết theo thể thơ tứ tuyệt ngắn gọn, giản dị nhưng hàm súc, mở ra thế giới tâm hồn, tình cảm phong phú của Bác trong hoàn cảnh tối tăm gian khổ của ngục tù.
Tháng 8 năm 1942, Hồ Chí Minh từ Pác Pó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế cho cách mạng Việt Nam nhưng khôn ngờ đến Quảng Tây, Người bị chính quyền tàu Tưởng bắt giam vô cowsvaf giải qua 30 mươi nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đọa trong hơn một năm trời. Người viết tập thơ "Nhật kí trong tù" để nhằm múc đích giải khuây nhưng qua tập thơ, người đọc vẫn thấy được chân dung tâm hồn con người Hồ Chí Minh - một tinh thần lạc quan, một phong thái ung dung thanh thản, một bản lĩnh thép cứng cỏi phi thường của người chiến sĩ cộng sản và một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm yêu thương con người, yêu thiên nhiên tha thiết của Bác. Bài thơ "Ngắm trăng" được Bác viết vào trong hoàn cảnh ngục tù nhưng trước vẻ đẹp của ánh trăng đêm, Bác đã thoát khỏi xiềng xích gông cùm của cảnh tù mà vượt ngục bằng tinh thần đến với thiên nhiên tự do mênh mông khoáng đạt. Có thể nói, bài thơ là minh chứng tiêu biểu cho tâm thế: "Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao" của Người.
Trước hết hai câu thơ mở đầu là lời giới thiệu về hoàn cảnh trong chốn ngục tù và nỗi niềm băn khoăn mộng mơ của người nghệ sĩ:
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
dịch thơ:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Điệp từ "vô" (không) được nhắc lại hai lần có tác dụng nhấn mạnh đến những cái không có đáng lẽ ra không thể thiếu trong lúc này: không rượu, không hoa. Và đối lập với cái không bên trên là "cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ". Câu hỏi tu từ ở câu thơ thứ hai "nại nhược hà?" (như thế nào) thể hiện sự băn khoăn, bồn chồn, bối rối của người nghệ sĩ khi đứng trước "cảnh đẹp": không có rượu, cũng chẳng có trăng để thưởng ngoạn trăng đêm cho trọn vẹn thì biết làm sao?. Sự tiếc nuối, băn khoăn là biểu hiện của một tấm lòng thành thực, của tâm hồn yêu thiên nhiên đắm say, ngây ngất và khát khao được đằm mình cùng với ánh trăng. Vượt thoát ra khỏi khuôn khổ câu chữ, câu thơ vừa cho thấy một tâm hồn nghệ sĩ của Hồ Chí Minh, lại vừa cho thấy một bản lĩnh thép của ngừoi chiến sĩ cộng sản. Dù đối diện với khó khăn, với gông cùm xiềng xích nơi ngục tù, Bác vẫn mở lòng ra mà đón nhận tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên, của ánh trăng đêm nơi nhà giam lạnh lẽo.Lời thơ đã cho thấy một tâm hồn thanh cao, yêu cái đẹp vượt lên trên hoàn cảnh nghiệt ngã của người tù Hồ Chí Minh.
Và khi phải đứng trước cảnh đẹp mà không biết phải ứng xử làm sao vì thiếu thốn đủ điều, Bác đã tìm đến cách giải quyết hoàn cảnh đó thật khéo léo, chân tình: lấy tấm lòng để đáp lại tấm lòng, lấy tình yêu với trăng mà đối lại với vầng trăng - người bạn tri kỉ của mình. Đó là cách ứng xử đầy nghĩa tình, đầy lãng mạn, mộng mơ:
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Qủa là một cuộc kì duyên hội ngộ!. Bất chấp cả không gian xung quanh, của chiếc "song sắt" chắn ngang trước mặt, người và trăng, trăng và người cứ hướng về nhau bằng một tấm lòng đối đãi người tri kỉ. Người thì hướng ra ngoài song để ngắm nhìn vẻ đẹp của trăng, còn trăng cũng vượt qua song sắt để đến bên người. Một không gian hoàn toàn tĩnh lặng trong những phút giây giao hòa mãnh liệt nồng nàn giữa người và trăng. Nghệ thuật nhân hóa ở câu thơ cuối đã làm cho vầng trăng trở nên có tâm hồn, có ánh mắt, có dáng hình cụ thể và cũng biết đồng cảm, sẻ chia để trở thành kẻ tâm giao, người tri kỉ, bạn bè của người tù. Thật là một khoảnh khắc lãng mạn, giàu chất thơ, chất họa, ánh trăng đã xoa tan đi cảnh ngục tù tăm tối, làm cho hồn người trở nên sáng trong, thanh bạch. Câu thơ dựng lên một bức tranh đêm với cảnh người tù ngắm trăng thật đẹp, thật ấm áp, tươi vui, thể hiện sự giao cảm đặc biệt của người với trăng.
"Ngắm trăng" mang đậm màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại. Màu sắc cổ điển được thể hiện ở đề tài (Vọng nguyệt), thi liệu (rượu, hoa, trăng), thể thơ tứ tuyệt, cấu trúc đăng đối (hai câu cuối). Còn vẻ đẹp hiện đại thể hiện ở tâm hồn lạc quan, luôn ngập tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống và bản lĩnh phi thường luôn hướng về ánh sáng của người chiến sĩ cộng sản...
Bài thơ được viết theo thể tứ tuyệt, chỉ có 28 chữ cái rất ngắn gọn, cô đúc nhưng đã khắc họa thành công một bức chân dung tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản: yêu thiên nhiên với tinh thần lạc quan, manh mẽ, vượt lên trên hoàn cảnh tù đầy khắc nghiệt. Đó là chất thép trong bài thơ hay chính là chất thép trong bản lĩnh nghị lực phi thường của người chiến sĩ vĩ đại - Hồ Chí Minh.
1. Tình yêu thiên nhiên
- Chỉ với nhan đề bài thơ “Vọng nguyệt” (Ngắm trăng) cũng đã thể hiện tình yêu thiên nhiên của tác giả.
- Đặc biệt hơn, người xưa “vọng nguyệt” phải có rượu, hoa, bạn hiền.
- Nay, Bác ở trong hoàn cảnh:
+ “Ngục trung”: hoàn toàn bị giam cầm, mất tự do, không được ung dung tự tại ngắm trăng.
+ “Vô tửu diệc vô hoa”: không có rượu cũng chẳng có hoa, chẳng có bạn hiền. Bởi đây là chốn lao tù nơi đất khách quê người, thế mà người tù Cách mạng vẫn không thể từ chối được ánh trăng.
+ Tâm trạng: bối rối trước ánh trăng quá đẹp.
- Hành động: Nên dù thiếu đi những yếu tố cơ bản nhất để thưởng trăng nhưng người tù Cách mạng vẫn ngắm trăng, quên cả tù đày.
- Trăng và con người hòa vào nhau: vượt qua mọi sự thiếu thốn của không gian.
=> Tình yêu thiên nhiên của Bác lớn lao đến mức Bác quên cả hoàn cảnh tù đày. Trong hoàn cảnh tù đày, Bác vẫn vượt qua mọi rào cản để mở rộng tâm hồn mình, đón nhận vẻ đẹp của thiên nhiên.
2. Tâm hồn con người
- Tâm hồn nhạy cảm trước thiên nhiên -> khiến tác giả quên mất mình là người tù. Tâm hồn thi sĩ lãng mạn bay bổng.
- Tâm hồn vừa có ý chí vừa có nghị lực phi thường. Đó là tâm hồn chiến sĩ sẵn sàng vượt qua mọi thiếu thốn, khó khăn của hoàn cảnh.
- Tâm hồn nghệ sĩ khao khát tự do: bị giam cầm và tra tấn về thể xác nhưng với hành động ngắm trăng thì Bác Hồ như đã khẳng định nhà lao không thể cầm tù Người về tinh thần.
=> Tâm hồn nghệ sĩ vừa phóng khoáng, khao khát tự do, giúp Bác quên đi mọi khó khăn thiếu thốn. Với tâm hồn ấy, dù có bị giam cầm lâu hơn nữa, Bác vẫn luôn có tinh thần lạc quan chiến thắng hoàn cảnh.
I, MB:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Nêu ý kiến
II, TB:
1, Giaỉ thích
-HCST
- Giaỉ thích: ý kién đã nêu lên những vấn đề trung tâm của bài thơ, vừa cho thấy tâm hồn yêu thiên nhiên say đắm và phong thái ugn dung của vị lãnh tụ
2, Chứng minh
a, ''ngắm trăng là 1 bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên đến say mê
- Hoàn cảnh ngắm trăng: thiếu thốn đủ thứ
- Câu 2: + Nại nhược hà: biết là thế nào? Bối rối
+ Khó hững hờ: lời khẳng định bình thản-> Hình ảnh cụ thể và xúc động hoàn cảnh ngắm trăng và tâm trạng, cảm xúc của người yêu trăng đang ở chốn lao tù.
* Hai câu cuối: Cuộc vượt ngục tinh thần:
- Nhân, thi gia nhà tù, song nguyệt, trăng : Xiềng xích, gông cùm không khóa được hồn người thi sĩ. Đó là vượt lên hoàn cảnh mà cống hiến.
->Mối giao hòa đặc biệt giữa người tù cách mạng, thi sĩ với vầng trăng. Thi sĩ thả hồn ra ngoài cửa tù để giao hòa với vầng trăng tự do và trăng cũng say đắm ngắm thi nhân trăng và người trở thành tri âm, tri kỉ
- Nguyệt khán thi gia: trăng ngắm nhà thơ nhân hóa: người và trăng thân thiết, là tri âm tri kỉ
->Cuộc vượt ngục tinh thần:trong lao tù vẫn có vần thơ đẹp. Đó cũng chính là chất thép trong thơ Bác.
b, phong thái ung dung của bác ngay cả trong cảnh ngục tù tối tăm"
- Hoàn cảnh ngục tù thế nhưng Bác không vướng bận vật chất vẫn thẻ hiện ý chí, nghị lực phi thường
- Bác luôn hướng đến ánh snags của hi vọng, của thế giới bên ngoài, về bầu trời tự do
3, Đánh giá chung
-ND:
-NT:
III, KB: Khẳng định lại ý kiến .
- Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
+ Tự xưng mình là hào kiệt: ý thức mạnh mẽ về tài năng, chí khí của bản thân
+ Ý thức về cốt cách, phong thái ung dung, hào hoa, phong lưu
+ Điệp từ "vẫn" khẳng định chắc chắn bản lĩnh của bậc anh hào.
- Chạy mỏi chân thì hãy ở tù
+ Thản nhiên, lạc quan, hiên ngang dù rơi vào cảnh ngục tù
+ "mỏi chân" nên " ở tù": sự chủ động nghỉ ngơi như lẽ tất yếu
+ Hiên ngang khinh thường cảnh tù ngục
= > Khí phách của người anh hùng trước hiểm nguy vẫn kiên cường, lạc quan. Chí khí này thường tồn tại trong nền văn học truyền thống (thơ tỏ chí)