K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Bài thơ "Viếng lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương đã cho ta thấy được cảm xúc dạt dào của tác giả trong phương diện của một trong những người con đầu tiên từ miền Nam xa xôi về Bắc viếng thăm lăng Bác, năm 1976. Viễn Phương đã vô cùng xúc động khi gặp hình ảnh hàng tre bởi cả cuộc đời Bác đã hiến dâng cho dân tộc. Mà hình ảnh những tre đã trở thành biểu tượng cho dân tộc Việt Nam mình bất khuất, kiên trung. “Hàng tre xanh” và đó là sắc “xanh Việt Nam” đầy kiêu hãnh. Trong câu thơ tiếp, nhà thơ đả vận dụng có hiệu quả thành ngữ “bão táp mưa sa” để chỉ những giông tố của thời đại mà đất nước ta từng phải hứng chịu. Nhưng qua bao nhiêu chông gai, thử thách tre vẫn “đứng thẳng hàng” như non sông này vẫn ngẩng cao đầu tiến bước. Qua bao nhiêu gian nan, khó khăn, qua bao năm bị kìm hãm bởi chế độ thực dân phong kiến, đất nước dường như suy tàn. Song, nhờ một phần công lao rất lớn của Bác mà Việt Nam thoát khỏi chế độ thực dân phong kiến xấu xa. "Ôi" - từ ngữ mang sắc thái cảm thán rất rõ, sự biết ơn của những người Việt Nam đi trước vì sức xanh mạnh mẽ. Khổ thơ thật ngắn nhưng cũng đủ để chúng ta hiểu được tấm lòng, suy nghĩ của Viễn Phương.

22 tháng 5 2021

Bạn tham khảo:

Viếng lăng Bác ra đời năm 1976, ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước kết thúc thắng lợi, đồng thời lăng Bác cũng vừa khánh thành, Viễn Phương đã vinh dự là một trong những người con đầu tiên của miền Nam ra thăm miền Bắc và vào viếng lăng Bác. Chuyến viếng thăm đã để lại trong lòng tác giả Viễn Phương nhiều kỷ niệm khó quên, là nguồn cảm xúc dạt dào cho ra đời bài thơ Viếng lăng Bác, in trong tập Như mây mùa xuân (1978), trở thành một trong những tác phẩm viết về Hồ Chủ tịch hay và xúc động nhất.

Viễn Phương đã không giấu được sự xúc động nghẹn ngào của một người con phương xa khi lần đầu đặt chân đến mảnh đất thủ đô, đến bên lăng Bác. Những lời tâm sự, giãi bày  như lời thủ thỉ, tâm tình rất gần gũi, đơn sơ.

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”

Tác giả tự xưng mình là “con” gọi “Bác” mang lại cảm giác thân thuộc, dường như tác giả đã coi Bác Hồ chính là một người thân ruột thịt, đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng, nỗi nhớ mong tha thiết của một người con xa xứ nay mới lại được về thăm nơi chốn yên nghỉ của người cha già dân tộc. Cảnh tả thực “Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát” gợi ra một không gian và thời gian đẹp, Viễn Phương dù lặn lội từ xa tới, thế nhưng ngay khi trời còn sương sớm ông đã có trước lăng để thấy cảnh, hàng tre mờ hơi sương sớm.

Ở đoạn thơ mở đầu, sự xuất hiện của hình ảnh lũy tre xanh cũng là một hình ảnh gây nhiều ấn tượng sâu sắc với các tầng ý nghĩa khác nhau. Trước tiên tre xanh là loài cây truyền thống của dân tộc Việt Nam, dường như đã gắn bó với con người Việt cả hàng mấy ngàn năm, từ thuở dựng nước và giữ nước của các vua Hùng. Tre là biểu tượng của làng xóm, trước cổng làng nào cũng có vài lũy tre thực xanh tốt, tre tham gia dựng nhà, dựng cửa, tre tham gia cả vào lao động sản xuất, và cuối cùng tre còn chung tay đánh đuổi quân thù,… Có thể nói rằng tre xanh và đời sống nhân dân Việt Nam từ thật lâu đã có những mối liên quan mật thiết. Việc Viễn Phương đưa hàng tre vào trong thơ mình không chỉ là để tả thực cảnh quan trước lăng Bác, mà còn để tạo không khí thân thuộc gần gũi, bộc lộ sự giản dị, chất phác từ ngàn đời, mang đến sự ấm áp, yên bình của thôn quê ngay giữa thủ đô. Hơn thế nữa tre xanh với hình ảnh “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” còn là ẩn dụ về tinh thần, ý chí quật cường của con người Việt Nam khi trải qua biết bao biến động, đau thương vẫn kiên cường bất khuất, vẫn giữ mãi một màu xanh xanh, liên tục sinh sôi nảy nở, chứ không chịu khuất phục nhún nhường. Từng hàng tre vây quanh lăng Bác cũng mở ra một tầng nghĩa ẩn dụ khác, tre chính là hình ảnh đại diện cho những người con Việt Nam đang ngày ngày đứng thẳng, canh giữ cho Bác một giấc ngủ bình yên.

27 tháng 2 2020

âu thơ nói lên mùi thơm lừng của hoa bưởi,đồng thời nói lên tình cảm của mk đối với người tình nơi mặt trận

28 tháng 2 2020

bạn ơi trình bày rõ ra giúp mk với

21 tháng 5 2022

Nêu tác dụng dấu phẩy trong các câu sau :
- Trước nhà, mấy cây bông giấy nở hoa tưng bừng .

`=>` Tác dụng:ngăn cách các thành phần trong câu
-Trời càng gắt, hoa giấy càng bừng lên rực rỡ.

`=>` Tác dụng:ngăn cách các thành phần trong câu
- Hoa giấy rời cành khi vẫn còn đẹp nguên vẹn, hoa rụng mà vẫn còn tươi nguyên.

`=>` Tác dụng:Ngăn cách các vế câu ghép
- Hoa rung rinh , phập phồng như đang thở.

`=>` Tác dụng:Ngăn cách các vị ngữ

`#T`

đăng đúng môn bn nhé!

21 tháng 5 2022

Hình như tác dụng ngăn cách các thành phần trong câu còn phải thành phần gì gì nữa cơ!

30 tháng 8 2021
Tham khảo:

I. Mở bài

- Dẫn dắt vào vấn đề: lựa chọn lối sống là vấn đề khó khăn đối với nhiều bạn trẻ.

- Giải thích mục đích, ý nghĩa câu thơ: là sự băn khoăn, trăn trở về một lẽ sống đẹp, đó là câu hỏi của nhiều người không riêng gì nhà thơ Tố Hữu.

II. Thân bài

1. Sống đẹp là như thế nào ?

- Sống đẹp là sống thật con người mình, sống là mình một cách chân thành, sống không trái với lương tâm của một con người.

- Sống đẹp là sống yêu thương, trân trọng, sẻ chia với mọi người, trân trọng những gì mình có, đồng thời cũng biết căm ghét những điều xấu xa

- Sống đẹp là biết cố gắng, nỗ lực hoàn thiện bản thân, có ước mơ, có nghị lực thực hiện ước mơ.

- Sống đẹp không chỉ là sống cho riêng mình mà là dùng tài năng, công sức của mình để cống hiến làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

2. Ý nghĩa của việc sống đẹp

- Sống đẹp khiến cuộc sống trở nên ý nghĩa, “sống” theo đúng nghĩa chứ không phải sự tồn tại đơn thuần: đời sống tinh thần phong phong phú hơn.

- Khi ta có một cách sống đẹp, bản thân mới thực sự có giá trị, ta sẽ nhận được sự yêu thương, giúp đỡ từ người khác.

- Nếu mỗi người đều có một lối sống tích cực thì sẽ không còn khoảng cách giữa người nữa.

3. Bàn luận, mở rộng

- Bên cạnh những người có lối sống đẹp lại có những người sống tiêu cực: ích kỉ, chỉ quan tâm đến lợi ích của mình, sống vô cảm, thờ ơ, sa vào tệ nạn, ...

- Sống đẹp không phải chỉ ngày một ngày hai có thể làm được, nó thể hiện ở những hành động nhỏ nhất trong suốt đời người.

4. Liên hệ bản thân

- Có thái độ phê phán, lên án với những người có lối sống tiêu cực.

- Luôn mở rộng lòng mình để yêu thương, sẻ chia nhiều hơn với người thân, gia đình và những người xung quanh.

- Là học sinh cần phải biết định hướng lối sống lành mạnh, không ngừng nỗ lực học tập để hoàn thiện bản thân góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.

- Cần tỉnh táo để tránh xa lối sống ăn chơi, xa đọa

III. Kết bài

- “Khi bạn ra đời, bạn khóc, mọi người cười” nhưng hãy sống sao để “khi chết đi mọi người khóc còn bạn cười”.

30 tháng 8 2021

Bạn tham khảo nhé:

Dàn ý:

1. Mở bài

    - Giới thiệu, dẫn dắt để nêu vấn đề

    + Trực tiếp: nêu ngay câu thơ của Tố Hữu và nội dung, mục đích của câu thơ.

    + Gián tiếp: lựa chọn lối sông là vấn đề vô cùng khó khăn, đặc biệt đối với bạn trẻ.

    + Phản đề: nêu thực trạng một bộ phận thanh thiếu niên sống ích kì, trục lợi.

    - Nêu vấn đề: vấn đề sông đẹp mà cầu thơ của Tố Hữu đưa ra là vấn đề con người cần nhận thức và rèn luyện một cách đúng đắn, tích cực

2. Thân bài

    A. Giải thích nội dung, ý nghĩa câu thơ của Tố Hữu.

    - Câu thơ của Tô' Hữu viết dưới dạng một câu hỏi, nêu lên vấn đề sông đẹp trong cuộc sống mỗi con người.

    - Sống đẹp là một đòi hỏi tất yếu của loài người tư khi xã hội xuất hiện Hiển văn minh, văn hóa.

    - Sống đẹp: sống có ý nghĩa, sông có ích cho cộng đồng, quốc gia dân tộc, người khẳng định năng lực bản thân, giá trị của mỗi cá nhân; sống khiến

    - Bị nguời khác cảm phục, yêu mến, kính trọng, noi theo; sông với tâm hồn, tình cám nhân cách, suy nghĩ khát vọng chinh đáng, cao đẹp.

    - Câu thơ của Tô' Hữu là lời chất vấn, thực chất là lời nhắc nhở định con người cần rèn luyện cách sống đẹp.

    B. Biểu hiện của lối sống đẹp

    - Sống có lí tưởng, mục đích đúng đắn, cao đẹp:

    + Sống tự lập, có ích cho xã hội.

    + Sống biết dung hòa lợi ích bản thân và cộng đồng.

    + Sống có ước mơ, khát vọng, hoài bão vươn lên, khẳng định giá trị, năng lực bản thân.

    - Sống có tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu:

    + Sống hiếu nghĩa với người thân.

    + Quan tâm, yêu thương, chia sẻ với những người xung quanh.

    + Dũng cảm, lạc quan, giàu ý chí. nghị lực.

    + Không chạy theo lối sống lập dị, không phù hợp với truyền thống, thẩm mĩ, văn hóa dân tộc.

    - Sống không ngừng học hỏi, mở mang trí tuệ, bồi bổ kiến thức:

    + Học để biết, để có kiến thức về các lĩnh vực xã hội, để khám phá chính mình.

    + Học để sống có văn hóa, tiến bộ.

    + Học để làm, để chung sống, để khẳng định chính mình.

    - Sống phải hành động lương thiện, tích cực:

    + Không nói suông mà phải có hành động cụ thể để chứng tỏ lối sống đẹp.

    + Hành động cần có tính xây dựng, tránh vì lợi ích cá nhân mà gây bất lợi cho lợi ích tập thể.

    C. Phê phán quan niệm và lối sống không đẹp.

    - Thói ích ki, vụ lợi không lứiừng làm cho con người nhỏ nhen, ti tiện, vô cảm mà còn gây những hậu quả xấu cho xã hội: như nạn tham ô, phạm pháp,

    - Thói sống buông thả, tùy tiện, thiếu lí tưởng dẫn đến tình trạng tha hóa nhân cách, sống vô nghĩa, không có mục đích, vô giá trị, sống thừa.

    - Thói lười nhác trong lao động, học tập dẫn đến ngu dốt, thiếu kĩ năng sống, kĩ năng làm việc và quan hệ xã hội.

    - Sống vô cảm, thiếu tình yêu thương, lòng trắc ẩn ... dẫn đến cô độc, thiếu tính nhân văn.

    - Phương hướng rèn luyện lối sống đẹp.

    - Tích cực học tập trong cuộc sống, lịch sử, sách vở.

    - Xác định mạc đích sông rõ ràng.

    - Rèn luyện đạo đức, tinh thần lao động, mở mang tri thức.

3. Kết bài

    - Khẳng định ý nghĩa tích cực của lối sống đẹp

    + Sống đẹp là chuẩn mực cao nhất của nhân cách con người, là tiêu chí đánh giá giá trị con người.

    + Câu thơ của Tố Hữu có ý nghĩa nhắc nhở, gợi mở về lối sống đẹp, nhất là cho thế hệ trẻ ngày nay.

Đoạn văn:

Trong cuộc sống, mỗi người đều có một thái độ sống và phong cách sống riêng của chính mình. Thật vậy, theo em, phong cách sống đẹp chính là thái độ sống có mục tiêu, có ước mơ và luôn nỗ lực để theo đuổi ước mơ và mục tiêu sống của chính bản thân mình. Đã bao giờ bạn tự hỏi "Cuộc sống sẽ ra sao nếu không có ước mơ?". Không có ước mơ, con người chắc chắn sẽ sống một cuộc sống vô định, vô nghĩa. Không có ước mơ thì đồng nghĩa với việc chúng ta chẳng có con đường để đi cho riêng mình, ta sẽ mãi mãi phó mặc cuộc sống của mình cho số phận và điều gì đến thì đến. Vậy nên, không có ước mơ thì ta sẽ mãi phụ thuộc và sống vô nghĩa biết nhường nào. Vì vậy, sống đẹp chính là việc từng ngày được sống, ta luôn nỗ lực phấn đấu theo đuổi ước mơ và mục tiêu của mình đến cùng bằng tất cả những sự nỗ lực và kiên trì. Nỗ lực là khi con người dồn 100% sức lực, tâm trí cho công việc mà mình muốn làm, con đường mà mình muốn đi. Nỗ lực là khi ta vận dụng tất cả những tiềm năng và yếu tố, năng lực, kỹ năng mình có bằng mọi cách khác nhau để đạt được thứ mà mình mong muốn. Kiên trì là khi con người có sức bền bỉ với công việc mà mình đang làm, gặp khó khăn thì không nản mà tìm cách vượt qua bằng các cách khác nhau để đạt được điều mà mình muốn thì thôi. Kiên trì và nỗ lực cũng chính là thông điệp trong câu nói "Có công mài sắt có ngày nên kim": nếu như con người chịu khó, nỗ lực làm việc, phấn đấu và hoàn thiện bản thân không ngừng nghỉ thì sẽ đạt được thành quả tương xứng.Người biết nỗ lực là người biết tìm tòi và khám phá ra những yếu tố và tiềm lực mà mình có để vận dụng vào công việc mình đang làm. Hơn nữa, người nỗ lực cũng là người không từ bỏ 1 cơ hội nào để đưa ra những giải pháp tốt nhất cho công việc mình đang làm, không ngừng thử thách bản thân và tìm đủ mọi cách để đạt được thành công. Chính nhờ sự nỗ lực phi thường ấy mà đã có biết bao con người thành công trên cuộc sống. Trên cả thành công, đó là một thái độ sống đẹp hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, thái độ sống đẹp mà ai cũng cần phải có đó là sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng nghỉ và kiên trì đến cùng vì mục tiêu của bản thân.

5 tháng 12 2021

đề bài có cho gì nữa ko ah

5 tháng 12 2021

cả hai tác giả đều rời quê hương ra đi lúc còn trẻ và trở về lúc tuổi đã cao

 

: Đọc các đoạn văn sau và xác định các câu đơn.a. Đêm xanh vời trăng ao. Hoa bàng rụng lám tấm như những hạt mưa bằng bạc đang rơi rơi. Từ tít trên cao kia, mùi hoa lí tỏa xuống thơm ngát và tiếng những bạn ve inh ỏi. Bọ ve rạo rực cả người. ( Cây gạo- Vũ Tú Nam)b. Đàn cò đứng ngủ không yên, một vài con vỗ cánh bay chới với. Sóng gió như nhắc nhở ông điều gì. Ông nghiêng tai lắng nghe. Khi cơn gió thổi qua,...
Đọc tiếp

: Đọc các đoạn văn sau và xác định các câu đơn.

a. Đêm xanh vời trăng ao. Hoa bàng rụng lám tấm như những hạt mưa bằng bạc đang rơi rơi. Từ tít trên cao kia, mùi hoa lí tỏa xuống thơm ngát và tiếng những bạn ve inh ỏi. Bọ ve rạo rực cả người. ( Cây gạo- Vũ Tú Nam)

b. Đàn cò đứng ngủ không yên, một vài con vỗ cánh bay chới với. Sóng gió như nhắc nhở ông điều gì. Ông nghiêng tai lắng nghe. Khi cơn gió thổi qua, mặt nước lại trở lại yên lặng, ông mới ngẩng lên  và nói.

( Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng)

c. Trời rét căm căm . Mưa phùn gió bấc mù trời. Trời rét tê tái. Mọi vật run rẩy rùng mình. Giá rét thấu xương. Gió thổi ù ù. Người ta không nghe thấy tiếng hát của ve nữa.                                              ( In-tơ-net)

 

d. Những kỉ niệm trôi theo một nhạc điệu tâm tình, thầm thì, triền miên như nỗi nhớ. Dòng sông êm đềm và trong vắt vẫn âm thầm chảy. Chúng ta được đi dạo trên chiếc thuyền thơ với một tay lái khoan thai, chúng ta đang say mê với những kỉ niệm ấy thì thấy biển cả hiện ra trước mặt! Dòng sông của tình bà cháu đã đổ vào biển cả của tình yêu nước. Biển yên sóng lặng thôi, nhưng cũng bát ngát và sâu thẳm. ( Cũng thấy cay nơi sống mũi- Nguyễn Đức)

1
3 tháng 8 2021

a. Đêm xanh vời trăng ao. Hoa bàng rụng lám tấm như những hạt mưa bằng bạc đang rơi rơi. Từ tít trên cao kia, mùi hoa lí tỏa xuống thơm ngát và tiếng những bạn ve inh ỏi. Bọ ve rạo rực cả người.

                                               (Cây gạo- Vũ Tú Nam)

b. Đàn cò đứng ngủ không yên, một vài con vỗ cánh bay chới với. Sóng gió như nhắc nhở ông điều gì. Ông nghiêng tai lắng nghe. Khi cơn gió thổi qua, mặt nước lại trở lại yên lặng, ông mới ngẩng lên  và nói.

                    (Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng)

c. Trời rét căm căm . Mưa phùn gió bấc mù trời. Trời rét tê tái. Mọi vật run rẩy rùng mình. Giá rét thấu xương. Gió thổi ù ù. Người ta không nghe thấy tiếng hát của ve nữa.                                             

                                                                   (In-tơ-net)

(Cả đoạn đều là câu đơn em nhé! Do trong mỗi câu chỉ có hai bộ phận chính là CN và VN)

d. Những kỉ niệm trôi theo một nhạc điệu tâm tình, thầm thì, triền miên như nỗi nhớ. Dòng sông êm đềm và trong vắt vẫn âm thầm chảy. Chúng ta được đi dạo trên chiếc thuyền thơ với một tay lái khoan thai, chúng ta đang say mê với những kỉ niệm ấy thì thấy biển cả hiện ra trước mặt! Dòng sông của tình bà cháu đã đổ vào biển cả của tình yêu nước. Biển yên sóng lặng thôi, nhưng cũng bát ngát và sâu thẳm.

              (Cũng thấy cay nơi sống mũi- Nguyễn Đức)

Các câu đơn là câu in đậm nghiêng, chúc em học tốt!