Khi tiến hành nghiên cứu trên chim bồ câu, người ta thấy đây là loài có hiện tượng giao phối cận huyết phổ biến, tuy nhiên chúng không bị thoái hóa giống. Điều nào dưới đây giải thích rõ cơ chế của hiện tượng này?
A. Quá trình chọn lọc tự nhiên đã tạo ra các gen chống lại sự thoái hóa giống
B. Các con bồ câu mái có tập tính giao phối với nhiều bồ câu đực để tạo ra sự đa dạng di truyền, chống lại hiện tượng thoái hóa giống
C. Tần số đột biến giữa các thế hệ đủ lớn để tạo ra sự khác biệt về mặt di truyền qua các thế hệ, tránh hiện tượng thoái hóa giống
D. Sự giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ đã tạo nên những dòng thuần chủng, giao phối cận huyết không gây thoái hóa giống
Đáp án D
- Mặc dù có hình thức sinh sản chủ yếu là giao phối cận huyết nhưng chim bồ câu không bị thoái hóa giống là do chúng mang kiểu gen đồng hợp.
- Đây là kết quả của hiện tượng giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ