K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 11 2021

Tham khảo:

Hình ảnh những anh dân phòng, chiến sĩ công an, quân đội trực chốt co ro trong đêm mưa lạnh giá đã nhận được sự thấu hiểu và tình cảm của người dân. Câu chuyện tại chốt kiểm soát Cầu Dừa, đường Lê Văn Khương, phường Hiệp Thành, quận 12 vào ngày 30/7 là một ví dụ. Theo Thiếu tá Nguyễn Quốc Tuấn, Đội trưởng Đội CSGT – TT, Công an quận 12 chia sẻ với phóng viên Báo CAND, trong khi một tổ công tác đang làm nhiệm vụ, có một phụ nữ đến gửi hai bức thư, là của bé Quang Minh – Ngọc Vân con chị. Đọc những dòng chữ nắn nót, viết trên giấy kẽ ô ly học sinh tiểu học, các anh rất cảm động. Không chỉ nội dung, mà hình thức biểu cảm trên bức thư với hình trái tim, máy bay, quốc kỳ… đều rất sinh động. Nội dung bức thư như sau:

Con chào cô chú!

Trời mưa to quá, các cô chú có khỏe không? Con tên là Quang Minh. Ngày hôm nay con muốn cùng mẹ mang đồ cho các chú nhưng mẹ con bảo: “Lúc này ở nhà là yêu nước. Hãy chấp hành lời kêu gọi của Chính phủ và thực hiện 5K”. Con biết các chú vất vả. Nhiều ngày các chú đứng ở chốt nắng mưa vất vả (Tất cả để Tổ quốc bình yên). Cố lên các chú nhé. Giặc Covi (COVID-19) rất nguy hiểm. Con tin rằng với sự đồng lòng với toàn dân Việt Nam, chúng ta sẽ chiến thắng, chiến thắng!!!

...Ngày đó sẽ không xa, các chú sẽ về với gia đình, cuộc sống trở lại bình thường để chúng ta xây dựng, kiến thiết Tổ quốc Việt Nam thân yêu!!!

Thân chào các chú. Con yêu các chú.

Quang Minh – Ngọc Vân

Sau khi nhận được bức thư của hai bé Quang Minh – Ngọc Vân, Trung úy Nguyễn Hoài Nam đã “hồi âm” lại bằng một bức thư cũng đầy thú vị, tình cảm. Thư được viết trên nền giấy A4 với những hình ảnh sinh động như: Chú Công an; xe Cảnh sát; chốt kiểm soát có các lực lượng: Công an, y tế, người dân… đang hoạt động. Nội dung thư như sau:

Cô chú chào bé Quang Minh – Ngọc Vân,

Cô chú rất cảm động khi nhận được lá thư của con, con hẳn là em bé ngoan. Cô chú rất khỏe mạnh, mạnh mẽ, để góp sức chiến thắng đại dịch COVID-19, bảo vệ nhân dân và đồng bào Việt Nam và có cả bé Quang Minh – Ngọc Vân nữa.

Các con có người mẹ thật tuyệt vời, mẹ dặn các con như vậy là rất đúng: “Ở nhà lúc này là yêu nước, chú ý thực hiện 5K nhé”. Cô chú cũng rất nhớ gia đình và người thân nhưng cô chú sẽ ở lại đây, tại các chốt kiểm soát này, cùng đoàn kết và hưởng ứng lời kêu gọi cả nước chống dịch của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng ta nhất định sẽ đầy lùi và chiến thắng đại dịch COVID-19.

Chúc bé Quang Minh – Ngọc Vân luôn ngoan, học giỏi, vâng lời thầy cô, cha mẹ, các con là những mầm xanh, những nụ hoa tươi mới sẽ tô thắm đất nước Việt Nam mình tươi đẹp hơn.

Cảm ơn các con.

Thân chào bé Quang Minh – Ngọc Vân

Ngoài bì thư, chú Công an còn gửi lời nhắn rất “cute”: “Lưu ý: Xịt khuẩn trước khi mở ra”.

Bức thư ngọt ngào của hai cháu bé, những dòng “hồi âm” dễ thương của các chú Công an khi diễn biến dịch bệnh phức tạp như một làn gió mát, xua bớt âu lo, tạo thêm năng lượng tích cực để tiến đến ngày đẩy lùi dịch bệnh.

6 tháng 11 2021

cảm ơn bạn rất nhiều

tham khảo Trong quá trình thực thi công vụ phòng, chống dịch, các chiến sỹ CAND đã đón nhận được tình cảm quý mến của người dân. Và cũng trong quá trình này, họ đã có những việc làm, hành động ngoài chức trách, phận sự gây xúc động. Đó là, sáng 14/7, các đồng chí Đội CSGT, Công an huyện Phong Điền (Cần Thơ) đang cùng phối hợp các lực lượng chức năng đảm bảo phòng, chống COVID -19 thì thấy bà cụ lưng còng khó nhọc mang theo túi măng ra chợ bán.

Trung tá Nguyễn Văn Ân và Đại úy Lê Hoàng Nghiệm liền lại hỏi thăm. Khi biết bà cụ 85 tuổi, đi chợ bán măng nhà trồng, lấy tiền mua thuốc, các anh đã mua hết măng, rồi đưa cụ đi mua thuốc và đưa về nhà cách đấy 2km. Hành động ân nghĩa của các anh khi giúp đỡ bà cụ được người dân ủng hộ. Chủ hiệu thuốc đã không lấy tiền khi các anh đưa cụ vào mua; người dân quanh chợ nhìn thấy hình ảnh ấm áp này đã ghi lại, đăng tải trên mạng xã hội…

Cách hành xử của người chiến sỹ CSGT, Công an TP Hồ Chí Minh trong tình huống gặp phải vào ngày 30/7 khi đang làm nhiệm vụ xử lý người ra đường khi không cần thiết cũng thật đặc biệt. Khi đó, tổ công tác yêu cầu hai người đi xe máy theo hướng TP Hồ Chí Minh – Đồng Nai dừng lại để kiểm tra. Sau khi biết người em trai mới tốt nghiệp đại học đang chờ xin việc, người chị là sinh viên, do chỉ còn 200.000đ, không đủ mua thực phẩm nên họ phải đi xe máy về quê Phú Yên, chiến sĩ CSGT đã xử lý rất có lý, có tình. Anh không phạt họ, giải thích không được đi xe cá nhân về quê mà liên hệ với địa phương để được đưa về, đồng thời anh đã biếu họ 500.000 đồng để chi dùng tạm khi quay lại nhà trọ.

Ngoài các cá nhân là chiến sỹ Công an, tổ công tác riêng lẻ hỗ trợ người dân khi họ gặp khó khăn trong quá trình làm nhiệm vụ, thời gian qua, nhiều tập thể, đơn vị Công an đã chung tay giúp người dân trong mùa dịch. Đó là, Công an tỉnh Bắc Giang hỗ trợ người dân thu hoạch vải đang chín rộ; Công an tỉnh Nghệ An cấy lúa khi cả làng đi cách ly; Công an tỉnh Đắk Lắk tặng xăng cho người dân về quê bằng xe máy… Đây là những việc làm vô cùng đẹp đẽ, nhân ái, để lại ấn tượng tốt trong cộng đồng.

26 tháng 12 2021

Cảm ơn bạn

Nam là học sinh lớp 6A. Tính Nam rất hiếu động nên hôm qua, trước khi đi chợ xa mẹ dặn Nam: “Ở nhà một mình con chớ nghịch ngợm và đặc biệt không được trèo cây, vì trèo cây là nguy hiểm lắm đó!”. Nam trả lời mẹ: “Dạ con nhớ mẹ ạ”. Thế nhưng mẹ vừa ra khỏi nhà Nam đã quên ngay lời mẹ dặn chạy tót ra vườn chơi. Ra đến vườn Nam đi hết gốc cây này sang gốc cây khác, chợt Nam nhìn thấy trên một cành xoài cao có một quả đã ửng vàng. Xoài đầu mùa ngon tuyệt! Nam không nín được cơn thèm! Thế là việc trèo cây bắt đầu.

Nam bám hai tay vào thân xoài và quặp hai bàn chân vào phía dưới rồi cứ thế nhích lên từng đoạn một. Khi một tay đã níu được một cành xoài lớn. Nam đu người lên rồi đứng thẳng lên cành xoài. Nam với tay ra hái trái xoài chín nhưng trái xoài nằm ở cành trên, với không tới. Nam lại phải trèo tiếp lên cao rồi nhoài người ra hái trái xoài treo đung đưa ở đầu cành. Khi tay Nam vừa đụng vào trái xoài chín, cảm giác sung sướng chưa kịp đến thì bỗng rắc một cái, cành cây mà Nam đang đứng gẫy gục. Nam tuột tay rơi bịch xuống đất, nằm sóng soài bất tỉnh. Lát sau Nam tỉnh lại thì thấy đùi trái đau nhức. Nam lê lết mãi mới vào được trong nhà bò lên giường nằm. Khi mẹ về thì chân Nam lại càng đau. Nam rên lên vì đau đớn. Mẹ hoảng hốt đưa Nam đi bệnh viện, sau khi chụp X quang xong bác sĩ bảo: “Xương đùi trái bị gẫy phải bó bột”.

Hơn hai tháng trời mẹ phải ròng rã chở Nam vào tận cửa lớp, rồi lại vào tận cửa để đón Nam về. Đến lớp Nam phải ngồi bất động một chỗ nhìn bạn bè vui đùa mà lòng khát khao biết mấy.

Sau lần gẫy xương đó Nam ân hận vô cùng vì đã không nghe lời mẹ. Nam tự hứa, sẽ không bao giờ dám trái lời ba mẹ nữa.

 

26 tháng 4 2020

Vì dịch covid nên em phải nghỉ học ở nhà.Vào những thời gian rảnh rỗi,em có thế đạp xe đạp,xem ti vi,đọc sách và thậm chí là ngủ nướng,..Đặc biệt trong số sách em đọc có một mục là Cáo và Qụa.

  Có một chú quạ kiếm được một miếng thịt và đậu trên mái nhà.Một con cáo đi qua,nhìn miếng thịt một cách thèm thuồng.Chú ta dừng lại hỏi con quạ:"Bạn có thể nhảy múa không?".Chú quạ chỉ lắc đầu.Cáo lại hỏi:"Bạn có thể hát không".Chú quạ bắt đầu mở miệng ra hát.Miếng thịt trong miệng chú rớt xuống dưới.Con cáo khôn lỏi kia chạy ra đớp lấy thịt ,nói:"Cảm ơn vì miếng thịt,ha ha ha.."rồi chạy nhanh về rừng.

   Câu chuyện này cho em thấy con cáo rất thông minh,con quạ thì ngu ngốc nên đã bị cáo lấy thịt.Đôi khi cũng phải dùng trí mới sống trong cuộc sống đầy thử thách này.

   k mình nha 

11 tháng 5 2020

Trong kì nghỉ dịch covid vùa qua, em đã lên mạng lướt các phần mềm vui chơi giải trí rất thú vị. Trong số những điều thú vị ấy, em sẽ không thể không nhắc đến một điều thú vị. Đó là một câu truyện ngắn em từng đọc, được viết lên với một chủ đề quen thuộc là tình cảm gia đình, gần hơn đó là tình cảm sâu nặng giũa người bà và hai người cháu. Câu chuyện đó kể rằng:" Ngày xưa có ba bà cháu tuy cuộc sống nghèo khổ nhưng cuộc sống lúc nào cũng đầm ấm, hạnh phúc. Một hôm, có một cô tiên đi ngang qua và cho hai người cháu một hạt đào và dặn :

“Khi nào bà mất, gieo hạt đào này bên mộ, các cháu sẽ được giàu sang, sung sướng”.  

Bà mất, hai anh em mang hạt đào của nàng tiên trồng bên mộ, cây đào lớn nhanh và kết thành bao nhiêu trái vàng, trái bạc. Tuy được sống trong cảnh đầy đủ, giàu sang nhưng hai anh em lúc nào cũng buồn bã vì nhớ về bà. Cô tiên hiện lên, hai anh em khóc lóc xin cô cho bà sống lại cho dù cuộc sống có cực khổ như xưa. Cô tiên phất chiếc quạt màu nhiệm, lâu đài, ruộng vườn bỗng chốc biến mất. Người bà sống lại, móm mém, hiền từ, dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng.

Sau thời gian buồn bã đó, hai người cháu quả thực đã làm theo lời tiên dặn với một kết quả tốt đẹp là bad được quay trở lại bên hai người cháu, sống lại và ôm hai người cháu vào lòng. Sự hiếu thảo đó đã làm bà sống lại, chính sự hiếu thảo đó còn khiến người đọc như em cảm động bởi tình yêu thương tha thiết của ba bà cháu.

Thật đáng ngưỡng mộ biết bao!

8 tháng 8 2021

Chú Tuấn là một dược sĩ, làm việc tại quầy thuốc của bệnh viện đa khoa thành phố.

Năm nay chú Tuấn khoảng hai mươi lăm tuổi. Chú vừa ra trường và bắt đầu làm việc từ khoảng một năm nay. Chú ấy có dáng người cao ráo, thư sinh. Mái tóc đen được cắt ngắn gọn gàng. Hằng ngày, chú thường mặc áo sơ mi, quần âu đen. Khi đến cơ quan, chú sẽ mặc thêm áo khoác blouse trắng. Chú Tuấn có khuôn mặt hiền lành, nụ cười tươi tắn. Lúc nào chú cũng phải đeo một chiếc kính gọng trắng, do chú bị cận từ hồi cấp 3.

Hằng ngày, chú Tuấn làm việc cần mẫn tại bệnh viện. Kiểm tra đơn thuốc, bốc thuốc, kiểm kê thuốc trong quầy… Chẳng lúc nào ngơi tay. Có hôm chú chẳng kịp ăn cơm trưa vì bệnh nhân đến lấy thước rất đông. Thời gian nghỉ ngơi trong ngày của chú rất ít, đã vậy, chú còn thường xuyên không có ngày nghỉ nữa. Thế nhưng, chú Tuấn vẫn luôn vui vẻ, hết mình trong công việc. Chú luôn dịu dàng, quan tâm tới từng người bệnh, không cáu gắt bao giờ. Tối tối, chú lại ngồi đọc và nghiên cứu thêm các tài liệu để nâng cao trình độ của mình.

Em rất yêu quý và ngưỡng mộ chú Tuấn. Chú là tấm gương để em cố gắng noi theo.

8 tháng 8 2021

Lương y như từ mẫu là câu nói mà Bác Hồ nói về nghề thầy thuốc. Người bác sĩ tốt bụng và luôn tận tâm với bệnh nhân ở ngay gần nhà em đó là bác sĩ Nga. Năm nay bác đã ngoài 50 tuổi nhưng trông bác vẫn rất trẻ, khỏe mạnh và hoạt bát. Bác là bác sĩ chuyên khoa nhi của bệnh viện Nhi Hải Phòng. Hàng ngày, vào mỗi buổi sáng, bác lại đến bệnh viện để khám chữa bệnh cho các em nhỏ. Bác sĩ Nga rất giỏi về chuyên môn lại nhẹ nhàng và nhiệt tình với bệnh nhân nhí. Với công việc, bác rất tận tâm và hết mình. Bác luôn hỏi han bệnh nhân và tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh. Giọng nói của bác trầm nhẹ, ngọt ngào khiến cho người bệnh không muốn uống thuốc cũng chấp nhận uống. Lúc bác tiêm thuốc cho bệnh nhân, bác tiêm rất nhẹ nhàng và động viên các en nhỏ là sẽ không đau. Ngoài giờ làm việc ở bệnh viện, bác con khám và chữa bệnh tại phòng khám tư của bác. Phòng khám của bác luôn đông bệnh nhân vì bác là một bác sĩ rất giỏi về chuyên môn.

Em rất ngưỡng mộ bác sĩ Nga. Em luôn phấn đấu học thật giỏi để sau này lên cũng sẽ trở thành một bác sĩ cứu người, làm được nhiều việc cứu giúp người bệnh tận tâm như câu nói “ Thầy thuốc như mẹ hiền’.

Mẹ thân yêu của con !

“Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?”. Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?” .

Mẹ ơi, những lúc ấy mẹ đang giận nên con không dám cãi lại. Nhưng giờ đây con muốn được bày tỏ lòng mình rằng tại sao con lại có những suy nghĩ, hành động kì lạ như vậy. Vâng, tất cả là vì tiền. Chỉ đến tận bây giờ con mới nhận ra cả một quãng thời gian dài trước đó con đã non nớt, ngây thơ biết chừng nào khi nghĩ về tiền. Cách đây 8 năm bệnh viện đã chuẩn đoán mẹ bị suy thận mãn tính độ 4 (độ cao nhất về suy thận). 8 năm rồi nhà ta đã sống trong túng thiếu bần hàn, vì bố mẹ không kiếm được nhiều tiền lại phải dành tiền cho mẹ đi chạy thận. Nhưng bố mẹ vẫn cho con tất cả những gì có thể, và cậu bé học trò như con cứ vô tư đâu biết lo gì.

Hồi học tiểu học, tiền bạc đối với con là một cái gì đó rất nhỏ, nó là những tờ giấy với đủ màu có thể dùng để mua cái bánh, cái kẹo, gói xôi hay cái bánh mì … Con đâu có ngờ tiền chính là yếu tố quyết định sinh mạng mẹ mình, là thứ bố mẹ phải hàng ngày chắt bóp và bao người thân gom góp lại để trả cho từng ca lọc máu cho mẹ tại bệnh viện Bạch Mai, là thứ càng làm mẹ thêm đau đầu suy nghĩ khi mẹ buộc phải nghỉ việc làm vì điều kiện sức khỏe không cho phép.

Rồi đến khi con học lớp 8, mẹ càng ngày càng yếu và mệt, phải tăng từ 2 lên 3 lần lọc máu/ tuần. Những chỗ chích ven tay của mẹ sưng to như hai quả trứng gà, nhiều hôm máu thấm ướt đẫm cả tấm băng gạc. Do ảnh hưởng từ suy thận mà mẹ còn bị thêm viêm phổi và suy tim. Rồi ông lại bị ốm nặng, bố phải nghỉ việc ở nhà trông ông, nhà mình vì thế càng trở nên túng quẫn, mà càng túng thì càng khổ hơn. Tờ một trăm ngàn hồi ấy là một thứ gì đó xa xỉ với nhà mình. Cũng từ dạo ấy, đầu óc non nớt của con mới dần vỡ lẽ ra rằng tiền bạc chính là mồ hôi, nước mắt, là máu (theo đúng nghĩa đen của nó, vì có tiền mới được chạy thận lọc máu mà) và bao nỗi niềm trăn trở lo lắng của bố và mẹ.

Hôm trước con có hỏi quan điểm của mẹ về tiền bạc thế nào để con có thêm ý viết bài làm văn nghị luận cô giao. Mẹ hơi ngạc nhiên vì câu hỏi đường đột ấy. Rồi mẹ chỉ trả lời với 3 từ gọn lỏn “Mẹ ghét tiền”. Nếu con còn thơ dại như ngày nào, hay như một người ngoài nào khác thì chắc con đã ngạc nhiên lắm. Nhưng giờ đây con cũng đồng ý với mẹ : con cũng ghét tiền. Bởi vì nó mà mẹ phải mệt mỏi rã rời sau mỗi lần đi chạy thận. Mẹ chạy thận 3 lần mỗi tuần, trước đây bố đưa đón mẹ bằng xe đạp nhưng rồi mẹ bảo đi thế khổ cả hai người mà còn phải chờ đợi mất ngày mất buổi của bố nữa nên mẹ chuyển sang đi xe ôm. Nhưng đi xe ôm mất mỗi ngày mấy chục, tốn tiền mà lại chẳng kiếm đâu ra, mẹ quyết định đi xe buýt. Mỗi khi về nhà, mẹ thở hổn hển, mẹ lăn ra giường lịm đi không nói được câu gì. Con và bố cũng biết là lúc ấy không nên hỏi chuyện mà nên để yên cho mẹ nghỉ ngơi. Tám năm rồi, tám năm chứng kiến cảnh ấy nhưng con vẫn chưa bao giờ có thể quen được. Con chỉ biết đứng từ xa nhìn mẹ, và nghiến răng ước “giá như có dăm chục ngàn cho mẹ đi xe ôm thì đâu đến nỗi !”.

Con bỗng ghét, thù đồng tiền. Con bỗng nhớ hồi trước, khi mẹ vẫn nằm trong viện. Ba người bệnh chen chúc chung nhau một chiếc giường nhỏ trong căn phòng bệnh ngột ngạt và quá tải của bệnh viện Bạch Mai. Con đã ngây thơ hỏi mẹ “Sao mẹ không vào phòng bên kia, ở đấy mỗi người một giường thoải mái lại có quạt chạy vù vù, có tivi nữa ?”. Mẹ chỉ nói khẽ “cha tổ anh. Đấy là phòng dịch vụ con ạ”. Con lúc ấy chẳng hiểu gì. Nhưng rồi con cũng vỡ lẽ ra rằng đó là phòng mà chỉ những ai rủng rỉnh tiền thì mới được vào mà thôi. Còn như mẹ thì không được. Con căm nghét đồng tiền vì thế.

Con còn sợ đồng tiền nữa. Mẹ hiểu con không ? Con sợ nó vì sợ mất mẹ. Mẹ đã phải bốn lần đi cấp cứu rồi. Những người suy thận lâu có nguy cơ tử vong cao vì huyết áp dễ tăng, máu dồn vào dễ làm tắc ống khí quản và gây tắc thở. Mẹ thừa biết điều này. Nhiều người bạn mẹ quen trong “xóm chạy thận” đã phải chịu những cái kết bi thảm như thế. Nhiều đêm con bỗng choàng tỉnh dậy, mồ hôi đầm đìa mà lạnh toát sống lưng bởi vừa trải qua một cơn ác mộng tồi tệ …

Con sợ mẹ lại phải đi cấp cứu, và sợ nhỡ nhà mình không đủ tiền để nộp viện phí thì con sẽ mất đi người thân yêu nhất trong cuộc đời này. Mỗi buổi mẹ đi chạy thận là mỗi buổi cả bố và con đều phấp phỏng, bồn chồn, lo lắng. Mẹ về muộn là lòng con nóng như lửa đốt, còn bố thì cứ đi đi lại lại và luôn hỏi “bao giờ mẹ mày mới về?”. Với con cơ hội là 50/50, hoặc là mẹ chạy thận an toàn và về nhà, hoặc là …

Con lo sợ hơn khi đọc báo thấy bảo có người không đủ tiền trả phần ít ỏi chỉ là 5% bảo hiểm y tế, tiền thuốc men mà phải về quê “tự điều trị”. Với những bệnh nhân phải chạy thận, như thế đồng nghĩa là nhận bản án tử hình, không còn đường sống. Con bỗng hoảng sợ tự hỏi nếu không còn BHYT nữa thì sao? Và nếu ông mất thì sao? Chi tiêu hàng ngày nhà mình giờ đây phần nhiều trông chờ vào tiền lương hưu của ông, mà ông thì đã già quá rồi …

Mẹ ơi, tiền quan trọng đến thế nào với gia đình mình thì chắc mẹ hiểu rõ hơn con. Cứ nghĩ đến tiền là con lại nhớ đến những đêm bố mất ngủ đến rạc cả người, nhớ đến những vết chích ven sưng to như quả trứng gà của mẹ, nhớ đến cả thìa đường pha cốc nước nóng con mang cho mẹ để mẹ uống bồi bổ mỗi tối. Mẹ chắt chiu đến mức sữa ông thọ rẻ tiền mà cũng không mua để tự bồi dưỡng sức khỏe cho mình.

Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa mẹ ạ. Con quý tiền và tôn trọng tiền bởi con luôn biết ơn những người hảo tâm đã giúp nhà mình. Từ những nhà sư tốt bụng mời mẹ đến chùa vào cuối tuần, những cô bác ở Hội chữ thập đỏ quyên góp tiền giúp mẹ và gia đình mình. Và cả những người bạn xung quanh con, dù chưa giúp gì được về vật chất, tiền bạc nhưng luôn quan tâm hỏi thăm sức khỏe của mẹ… Nhờ họ mà con cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin hơn.

Con cảm thấy bất lực ghê gớm và rất cắn rứt lương tâm khi mẹ không đồng ý với các kế hoạch của con. Đã có lúc con đòi đi lao động, đi làm gia sư hay đi bán bánh mì “tam giác” như mấy anh sinh viên con quen để kiếm tiền giúp mẹ nhưng mẹ cứ gạt phăng đi. Mẹ cứ một mực “tống” con đến trường và bảo mẹ chỉ cần con học giỏi thôi, con giỏi thì mẹ sẽ khỏe.

Vâng, con xin nghe lời mẹ. Con vẫn đến trường. Con sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ và bố vui lòng. Nhưng mẹ hãy để con giúp mẹ, con đã nghĩ kĩ rồi, không làm gì thêm được thì con sẽ nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Không bán bánh mì được thì con sẽ ăn cơm với muối vừng. Mẹ đừng lo mẹ ạ, mẹ hãy an tâm chạy chữa và chăm sóc cho bản thân mình. Hãy để con được chia sẻ sự túng thiếu tiền bạc cùng bố mẹ. Vậy con khẩn thiết xin mẹ đừng cằn nhằn la mắng con khi con nhịn ăn sáng. Mẹ đừng cấm đoán con khi con đi lấy chầy, cối để giã lạc vừng. Dù con đã sút 8 cân so với năm ngoái nhưng con tin rằng với sự thấu hiểu lẫn nhau giữa những người trong gia đình thì nhà ta vẫn có thể sống yên ổn để đồng tiền không thể đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa.

k nhé bn