Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí”
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đề bài trên thuộc dạng bài phân tích toàn bộ bài thơ
Đáp án cần chọn là: C
Vẻ đẹp, hình tượng người lính trong bài Tây Tiến của Quang Dũng
- Vẻ đẹp hào hùng nhưng rất đỗi hào hoa của lính Tây Tiến
- Khí phách ngang tàng, tinh thần lạc quan trước khó khăn
- Hoàn cảnh chiến đấu gian khổ, bệnh sốt rét, hành quân trên địa hình hiểm trở
- Những người lính vẫn kiên cường, vượt qua khó khăn, bệnh tật
- Tinh thần lạc quan, yêu đời
Chất bi tráng: cái chết trong bài Tây Tiến không mang cảm giác bi lụy, tang tóc
- Nghệ thuật
+ Cảm hứng lãng mạn giữa hiện thực chiến tranh tàn khốc
+ Sử dụng thủ pháp đối lập gây ấn tượng, mạnh mẽ về thiên nhiên, con người miền Tây, lính Tây Tiến
- So sánh bài Đồng Chí
+ Hiện thực chiến tranh được tái hiện chân thực
+ Chính Hữu tô đậm cái đời thường, có thật trong cuộc sống: hình ảnh đời sống của người dân, sức mạnh tinh thần đồng đội sát cánh bên nhau
Hình ảnh chi tiết biểu hiện tình đồng chí, đồng đội làm nên sức mạnh tinh thần của những người lính cách mạng
+ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
+ Áo anh rác vai/ Quần tôi có vài mảnh vá
+ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
→ Chi tiết, hình ảnh chân thực vừa có sức gợi cảm về tinh thần đồng đội, đồng chí gắn bó keo sơn của những người lính cách mạng
- Những biểu hiện cụ thể, cảm động của tình đồng chí
+ Sự cảm thông với tâm tư nỗi lòng của nhau
+ Cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính
Cảm nghĩ về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ:
- Khâm phục những con người hiên ngang dũng cảm, luôn chiến đấu vì mục đích, lý tưởng cao đẹp
- Yêu mến tính sôi nổi, vui nhộn, lạc quan, dễ gần, dễ mến giữa những người lính trong chiến tranh
Hình tượng người lính Việt Nam đã trở thành niềm cảm hứng vô tận đối với những tác giả thơ ca nhạc họa. Nguyễn Khoa Điềm cũng đưa hình tượng đó vào trong thơ của mình một cách tự nhiên và giàu xúc cảm với bài thơ: "Đồng dao mùa xuân". Bài thơ viết về người lính Việt Nam dưới cái nhìn trải nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, nghịch ngợm, chưa một lần yêu đương, vẫn say mê thả diều nhưng chính họ đã cống hiến tuổi xuân và xương máu của mình vì Đất Nước. Họ đã nằm lại vĩnh viễn nơi chiến trường để đất nước được thống nhất, để nhân dân được tự do. Trong ký ức của Nguyễn Khoa Điềm, có thể họ mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng các anh chiến sĩ của họ vẫn sống mãi. Xúc cảm chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh cửu của đất nước này. Hình tượng người lính Việt Nam đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tác thơ ca nhạc họa. Nguyễn Khoa Điềm cũng đưa hình tượng ấy vào trong thơ của mình một cách tự nhiên và đầy cảm xúc với bài thơ: "Đồng dao mùa xuân". Bài thơ viết về người lính Việt Nam dưới góc nhìn cảm nhận của một con người thời bình. Đó là những người lính trẻ, nhiệt huyết, chưa một lần yêu, chỉ muốn thả diều nhưng chính họ đã hy sinh tuổi xuân và sức khỏe của mình cho Đất nước. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm góp nhặt vào đề tài ấy bài thơ "Đồng dao mùa xuân". Trong bài thơ, hình ảnh người lính hiện lên bình dị, thật thà và chân chất "chưa một lần say/cà phê chưa uống/vẫn mê thả diều" nhưng cũng rất dũng cảm biến "anh thành ngọn lửa". Trong khó khăn, gian khổ, tình đồng chí đồng đội luôn gắn bó, đùm bọc và thương yêu như "bạn bè mang theo". Chiến trường khốc liệt là thế, khó khăn là thế "bom rơi/khói đen rừng chiều", "làn da sốt rét" nhưng người chiến sĩ luôn vui vẻ, lạc quan "cười hiền lành". Họ đã nằm lại mãi nơi chiến trường để đất nước được giải phóng, để nhân dân được bình yên. Chiến tranh ác liệt đã cướp đi mạng sống của họ, nhưng tình cảm mà đồng đội và nhân dân giành cho họ vẫn còn nguyên vẹn. Tuổi xuân của họ đã cống hiến vì đất nước, trở nên bất tử. Theo nhận định của Nguyễn Khoa Điềm, dù họ mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng các anh lính của ông vẫn sống mãi. Vì chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh cửu của đất nước hôm nay. Qua tác phẩm người đọc thấy được tình cảm của họ cũng như tình cảm của người dân với lớp cha ông đã hy sinh vì Đất nước. Các anh mãi mãi sống cùng non sông đất nước và mãi ở trong lòng người dân Việt Nam. =))
Người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân của Tác giả Nguyễn Khoa Điềm là những người lính trẻ rất hồn nhiên. Các anh vẫn chưa một lần yêu, vẫn còn mê thả diều. Thế nhưng họ đã không tiếc sức trẻ để bảo vệ sự toàn vẹn cho tổ quốc. Các anh đã nằm lại nơi núi rừng để bảo vệ sự bình yên cho đất nước ngày hôm nay. Các anh chính là mùa xuân vĩnh hằng của đất nước.
Về đề tài: Dên tộc ta đứng lên tiến hành hai cuộc chiến tranh cách mạng oanh liệt chống Pháp và chống Mĩ. Lẽ tất nhiên, ở đất nước hơn ba mươi năm chưa rời tay súng. Hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” là hình ảnh “con người đẹp nhất” đáng yêu nhất trong văn thơ và là niềm tự hào lớn của dân tộc.
về tác phẩm: Cùng với nhiều bài thơ khác, bài thơ Đồng chí sáng tác vào đầu năm 1948 khi tác giả Chính Hữu chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc, Bài thơ về tiểu đội xe không kính sáng tác năm 1969 khi tác giả Phạm Tiến Duật tham gia hoạt động ở tuyến đường Trường Sơn đã khắc họa thành công về đề tài người lính.
Về luận đề: Hình tượng anh bộ đội được ghi lại trong hai bài thơ đã lưu giữ trong văn chương Việt Nam hai gương mặt đẹp, đáng yêu của người lính trong hai thời kì lịch sử.
Ý 2: Phân tích lịch sử
Những điểm chung: Đây là người lính của nhân dân nên họ cùng mang những vẻ đẹp chung:
Yêu nước, yêu quê hương, yêu đồng chí:
Có thể phân tích các câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” (Đồng chí) và “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước” (Bài thơ về tiểu đội xe không kính).
Có thể phân tích cử chỉ nắm tay chất chứa bao tình cảm không lời trong cả hai bài thơ thể hiện sự gắn bó tình đồng chí.
Vượt qua mọi khó khăn gian khổ để quyết tâm tiêu diệt giặc hoàn thành nhiệm vụ:
Tất cả những khó khăn gian khổ, thử thách được tái hiện bằng những chi tiết hết sức thật, không né tránh tô vẽ trong cả hai bài thơ.
Thế mà, các chiến sĩ đều có một tư thế ngoan cường “chờ giặc tới”, “ung dung nhìn thẳng”.
Lạc quan tin tưởng: Cả hai bài thơ đều thể hiện tinh thần lạc quan của người lính. Từ “miệng cười buốt giá” của anh bộ đội kháng chiến chống Pháp đến “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” của anh lính lái xe thời chống Mĩ đều thể hiện tinh thần lạc quan, khí phách -anh hùng.
Những điểm riêng khác nhau:
Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu thể hiện người lính nông dân thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà sáu sắc. Tình đồng chí thiêng liêng hòa quyện với tình cảm giao tiếp khi lí tưởng chiến đấu đã rực sáng trong tâm hồn.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!
Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật thể hiện người lính lái xe trong cuộc kháng chiến chống Mĩ với vẻ đẹp trẻ trung, ngang tàng. Đây là thế hệ những người lính có học vấn, có bản lĩnh chiến đấu, có tâm hồn nhạy cảm, có tính cách riêng mang chất “lính” đáng yêu. Họ tất cả vì miền Nam ruột thịt với trái tim yêu nước cháy bỏng.
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Ý 3: Đánh giá chung:
Hình tượng người lính dù ở thời kì kháng chiến chống Pháp hay kháng chiến chống Mĩ đều mang phẩm chất cao đẹp của “anh bộ đội Cụ Hồ” thời đại đã cung cấp cho các nhà thơ những nguyên mẫu đẹp đẽ, họ tạo nên những hình tượng làm xúc động lòng người. Viết về những người lính, các nhà thơ nói về chính mình và những người đồng đội của mình. Vì thế, hình tượng người chân thật và sinh động.
-Tác giả tả rất thực về cuộc sống của người lính. Nhà thơ không che giấu mà như còn muốn nhấn mạnh để rồi khắc hoạ rõ nét hơn cuộc sống gian lao thiếu thốn của họ. Và phải là người trong cuộc thì mới vẽ lên bức tranh hiện thực sống động về người lính với một sự đồng cảm sâu sắc như vậy
-Toàn bài “Đồng chí” từ chi tiết cuộc sống đến cảm giác của tác giả đều rất thật, không một chút tô vẽ đắp điểm, không bình luận, thuyết minh. Bài thơ thiên về khai thác đời sống nội tâm, tình cảm người lính, vẻ đẹp của “Đồng chí” là vẻ đẹp của đời sống tâm hồn người lính mà nơi phát ra vầng ánh sáng lung linh nhất là mối tình đồng đội, đồng chí hoà quyện vào tình giai cấp. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” ở cuối bài nâng vẻ đẹp người lính lên đến đỉnh cao khái quát trong đó có sự hài hoà giữa hiện thực và lãng mạn đồng thời mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc.
- Bài thơ về tình đồng chí đã cho ta thấy vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lính cách mạng, cụ thể ở đây là anh bộ đội hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
+ Hoàn cảnh xuất thân: họ là những người nông dân nghèo ra đi từ hai miền đất xa nhau: “ nước mặn đồng chua”, “ đất cầy lên sỏi đá.”
+ Họ ra đi vì nghĩa lớn (hai chữ “mặc kệ” nói được cái dứt khoát, mạnh mẽ ...mặc dù vẫn luôn lưu luyến với quê hương “giếng nước gốc đa....”
+ Họ đã trải qua những gian lao, thiếu thốn tột cùng, những cơn sốt rét run người, trang phục phong phanh giữa mùa đông lạnh giá => Những gian khổ càng làm nổi bật vẻ đẹp của anh bộ đội: sáng lên nụ cười của người lính (miệng cười buốt giá)
+ Đẹp nhất ở họ là tình đồng chí đồng đội sâu sắc, thắm thiết
+ Kết tinh hình ảnh người lính và tình đồng chí của họ là bức tranh đặc sắc trong đoạn cuối của bài thơ.