Qua bài tiểu luận, anh (chị) hiểu gì thêm về tâm hồn các nhà thơ lãng mạn và thế hệ thanh niên đương thời?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài thơ này Ba-sô sáng tác khi đi du hành ngang qua rừng thấy kỉ nhỏ run lên trong cơn mưa mùa đông
- Nhà thơ mong muốn có chủ khỉ thầm ước có một chiếc áo tơi để che mưa, che lạnh.
- Hình ảnh chú khỉ đơn độc gợi lên hình ảnh người nông dân Nhật Bản, những em bé nghèo đang co ro trong cơn lạnh
→ Bài thơ là tình yêu thương, yêu thương sâu sắc nhà thơ đối với kiếp người nghèo khổ.
Cảm hứng lãng mạn có một đoạn hiện thực, đó là đoạn:
Bẩm trời cảnh con thực nghèo khó
...
Biết làm có được mà dám theo
- Bẩm với trời về cảnh nghèo khó, vất vả của nghề viết văn dưới hạ giới
- Ý nghĩa đoạn thơ:
+ Đoạn thơ là bức tranh hiện thực về chính cuộc đời của tác giả, nhiều nhà văn khác
+ Tiếp sau đoạn thơ là tâm trạng của tác giả, khiến người đọc xót xa, ngậm ngùi trước cuộc sống cơ cực của lớp nhà văn trong chế độ cũ
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài lại có một đoạn rất hiện thực. Đó là đoạn thi sĩ Tản Đà kể cho Trời nghe về tình cảm khốn khó của kẻ theo đuổi nghề văn trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ:
"Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó
....
Biết làm có được mà giám theo."
- Trong đoạn thơ này tác giả đã đề cập đến cuộc sống hiện thực của mình: "thước đất cũng không có", "văn chương hạ giới rẻ như bèo", ...cuộc sống của thi sĩ thực nghèo khó, đến tấc đất cũng không có. Thi sĩ chỉ có "một bụng văn" tuy nhiên lại rẻ như bèo nên làm quanh năm cũng không đủ tiêu, lại bị o ép đủ điều. Cuộc sống của thi sĩ thật khó khăn, nghèo túng.
- Trong bài thơ này tác giả sử dụng kết hợp hoàn chỉnh giữa cảm hứng lãng mạn với hiện thực, cho người đọc thấy một bức tranh toàn cảnh cuộc sống vừa có chất thơ mà lại vô cùng chân thực, vô cùng đời thường.Qua đó ta thấy cuộc sống qua nhiều mặt, vừa hiểu hơn tâm hồn người thi sĩ, trong xã hội như vậy mà vẫn ngông cuồng, vẫn rất "thơ".
Các nhà thơ lãng mạn cũng như "người thanh niên" bấy giờ đã giải tỏa bi kịch đời mình bằng cách nào?
Các nhà thơ bấy giờ giải tỏa bi kịch đời mình bằng cách:
- Gửi bi kịch ấy vào trong tiếng Việt
- Dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt, lấy tinh thần nòi giống, tìm dĩ vãng chỗ dựa tinh thần
- Giọng điệu thiết tha, hi vọng thoát khỏi bi kịch của thu sĩ lãng mạn
Các nhà thơ lãng mạn cũng như “người thanh niên” bây giờ đã giải tỏa bi kịch đời mình bằng cách nào?
Rơi vào bi kịch, các thi sĩ lãng mạn cũng như "người thanh niên" bấy giờ đã giải quyết những bi kịch đời mình bằng cách gửi cả vào tiếng Việt: "Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ôngề Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt". Vì họ nghĩ: "Tiếng Việt là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua" và vì họ tin vào lời nói triết lí "Truyện Kiểu còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn". Họ tin rằng tinh thần nòi giống cũng như các thể thơ xưa có biến thiên nhưng không sao tiêu diệt được, vì phải "tìm về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ đảm bảo cho ngày mai".
Nỗi lòng của nhà thơ
- Tình cảm yêu thương, quý trọng những nỗi vất vả, hi sinh của người vợ dành cho mình
- Tự trách mình là một người chồng nhưng lại “ăn lương vợ”. Trong câu “nuôi đủ năm con với một chồng” cho thấy người chồng không khác gì một đứa con dại, vẫn phải nuôi lớn, chăm nom.
- Lời chửi trong hai câu kết là Tú Xương đang tự chửi mát mình nhưng lại mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Ông chửi “thói đời”, đã khiến bà Tú phải khổ. Từ đó cho thấy tình cảm sâu nặng của ông với người vợ của mình.
Người đọc hiểu thêm về tâm hồn của các nhà thơ lãng mạn:
- Tấm lòng ưu ái của nhà thơ mới, thế hệ thanh niên đương thời
- Họ những trí thức tiểu tư sản chưa tìm thấy con đường cách mạng hoặc chưa thực sự dũng cảm dấn thân vào con đường cách mạng đầy chông gai
- Tấm lòng sâu nặng của họ gửi vào tình yêu tiếng Việt, tình yêu văn hóa dân tộc, gửi vào sự thương nhớ thầm kín với hồn quê đất nước
→ Những biểu hiện của lớp thanh niên trí thức, tiểu tư sản đương thời đáng quý, đáng trân trọng