K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 9 2018

Đoạn trích thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng và xúc động thông qua những rung động mãnh liệt của một tâm hồn trẻ thơ luôn khao khát tình yêu thương. Đến khi gặp mẹ, được nằm gọn trong lòng mẹ, Hồng có những cảm xúc rạo rực, nồng ấm, vui sướng mong đợi bấy lâu. Qua đó thể hiện tình cảm đáng thương của chú bé Hồng và lên án những hủ tục lạc hậu đã chia rẽ tình cảm gia đình.

9 tháng 9 2016

Đoạn trích trong lòng mẹ, trích hồi kí những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, đã kể lại 1 cách chân thực và cảm động những cay đắng tủi cực của tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh.

9 tháng 9 2016

Đoạn trích Trong lòng mẹ thể hiện chủ nghĩa nhân đạo trong hồi kí Những ngày ấu thơ của Nguyên Hồng. Nhân vật chính trong đoạn trích này là bé Hồng. Bé ở trong những tình huống hết sức tội nghiệp: - Bố chết, mẹ phải đi bước nữa vì gia đình nhà chồng ruồng rẫy. - Bé Hồng phải sống nhờ họ hàng và bị hắt hủi, soi mói, tàn nhẫn. - Em thương mẹ, nhớ mẹ vô cùng mà phải xa mẹ.

 

3 tháng 7 2017

- Tên văn bản trước hết có ý nghĩa tả thực, gắn với một sự việc cụ thể: Hồng được gặp mẹ, được ngồi trong lòng mẹ, được mẹ yêu thương, âu yếm.

- Nhan đề văn bản còn mang ý nghĩa tượng trưng: “Trong lòng mẹ” là được sống trong tình thương của mẹ, là những khoảnh khắc bình yên, hạnh phúc của cậu bé khi được mẹ chở che, vỗ về.

- Từ nhan đề văn bản, người đọc đã phần nào hiểu được tình yêu thương mẹ tha thiết, sự khao khát được sống trong tình mẹ của chú bé Hồng, một chú bé có tuổi thơ đầy cay đắng và phải sống giữa những cay nghiệt của người đời.

tham khảo:

 

- Lòng thương mẹ của chú bé Hồng trong văn bản:

+) Vì nhớ mẹ, thương mẹ nên thấy bóng người trên xe kéo là chạy theo

+) Vì thương mẹ, đồng cảm với mẹ khi mẹ nói chuyện với bà cô, ghét những hỉ tục phong kiến

+) Khi được nằm trong vòg tay mẹ, thoát lên sự hạnh phúc sự ấm áp của bé Hồng.

- Các ý được sắp xếp theo cảm xúc của bé Hồng. Kể lại những phút bé Hồng sung sướng khi ở bên mẹ.

tham khảo ko in đậm 

21 tháng 1 2019

- Trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản Trong lòng mẹ:

   + Hồng sống xa mẹ nên rất muốn được đi thăm mẹ, nhưng nhận ra dã tâm của người cô nên đã từ chối.

   + Khi nghe bà cô nói những lời độc ác về mẹ, cậu bé không giấu nổi tình thương mẹ nên đã khóc.

   + Hồng cảm thông, thấu hiểu nỗi khổ của mẹ nên muốn nghiền nát những cổ tục đày đọa mẹ

   + Những ý xấu của người cô không làm cho Hồng xa lánh mẹ mà càng khiến em yêu thương mẹ nhiều hơn.

30 tháng 10 2016

vào soạn íPhương Dung

14 tháng 12 2018

1. Truyền thuyết: loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

   

2. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta. Truyện có nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian ( nhân vật chính - Lang Liêu - trải qua cuộc thi tài, được thần giúp đỡ và nối ngôi vua, v.v...).

3. - Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ.

    - Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.

    - Có sáu kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương ứng : tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính - công vụ. Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng.

4. Ông lão đánh cá và con cá vàng là truyện cổ tích dân gian do A.Pu-skin kể lại. Truyện sử dụng những biện pháp nghệ thuật rất tiêu biểu của truyện cổ tích như : sự lặp lại tăng tiến của các tình huống cốt truyện, sự đối lập giữa các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường. Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.

5. Bà mẹ thầy Mạnh Tử là tấm gương sáng về tình thương con và đặc biệt là về cách dạy con :

    - Tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp ;

    - Dạy cho con vừa có đạo đức vừa có chí học hành ;

    - Thương con nhưng không nuông chiều, ngược lại rất kiên quyết.

   Truyện Mẹ hiền dạy con đơn giản nhưng gây xúc động là nhờ có những chi tiết giàu ý nghĩa.

   Tục ngữ : "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng".

6. Đoạn văn :

Mẹ tôi ba mươi bảy tuổi, là y sĩ trạm xá xã Vinh Quang. Mẹ tốt nghiệp trường Trung cấp y sĩ Hải Phòng thuộc chuyên khoa Sản. Sáng sớm, mẹ đã đi xe đến trạm xá. Chiều tối, mẹ mới về nhà. Mẹ khám bệnhtiêm thuốc, săn sóc sản phụ và trẻ sơ sinh. Vào mùa dịch bệnh hoặc gặp các ca đẻ khó, đẻ non, mẹ phải làm suốt đêm ngày. Mỗi lần tiễn một sản phụ mẹ tròn con vuông từ trạm xá ra về, mẹ vui lắm. Các bà, các chị ở xã tôi, mỗi khi gặp mẹ đều rất vui và gọi là "cô Hằng" một cách quý mến.

    18 tháng 12 2020

    Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vụốt ve từ trán xuống cằm và gãy rôm ở sống lưng cho mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà tôi, không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì.

      Mình nghĩ từ ngữ nói giảm nói tránh ở đây là bầu sữa nóng. Tác dụng tránh gây phản cảm, khiến người đọc cảm nhận câu văn một cách chân thành theo hướng lịch sự mang ý nghĩa trân trọng giá trị và tình cảm mẫu tử thiêng liêng. nội dung: hình ảnh người mẹ hiện lên với những sự chở che ấp ủ con mình thật nồng nàn và sâu sắc. Con và mẹ không thể tách rời nhau, đó cũng là thứ tình cảm không thể thiếu ở mỗi người. Qua đó nhân vật tôi thể hiện tình cảm chân thành , tha thiết của người con đối với mẹ mình. Bởi theo tác giả chỉ có nẹ mới là nơi trao gửi yêu thương một cách yên bình và chân thành nhất mà thôi.