Dựa vào bảng số liệu 40.1 (SGK) và các tài liệu sưu tầm được, viết một báo cáo ngắn về sự phát triển của công nghiệp dầu khí ở vùng Đông Nam Bộ.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta, tạo ra nhiều hàng hóa phục vụ trực tiếp đến cuộc sống của con người giúp nâng cao đời sống và phục vụ xuất khẩu.
Đặc điểm dễ thấy của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tại Việt Nam: Nguồn vốn ít, số lượng nguyên vật liệu sử dụng ít hơn các ngành công nghiệp nặng, quy trình kỹ thuật đơn giản, thời gian sản xuất ngắn, nhanh chóng hoàn vốn và có lợi nhuận.
Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp sản xuất tiêu dùng như sở hữu nguồn lao động dồi dào, mức lương cơ bản thấp và thị trường tiêu thụ trong nước rộng lớn.
Trong quá trình phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có tác động mạnh đến môi trường. Nước thải từ hóa chất dệt nhuộm, giặt khô gây ô nhiễm nguồn nước, rác thải nhựa không được xử lí gây ô nhiễm môi trường đất, nước.
Tham khảo:
Quá trình tái thiết và phát triển đất nước ở Việt Nam:
- Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước, Việt Nam chuyển sang giai đoạn đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Trong 10 năm đầu (1976 - 1986), nhân dân Việt Nam đã thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1980 và 1981 - 1985) do Đại hội IV (tháng 12/1976) và Đại hội V (tháng 3/1982) của Đảng đề ra, đồng thời đấu tranh bảo vệ vùng biên giới phía Tây Nam và phía Bắc của Tổ quốc. Trong thời gian thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1985), Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, song cũng gặp phải không ít khó khăn, khiến đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng về kinh tế - xã hội.
- Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và thúc đẩy cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên, Đảng và nhà nước Việt Nam đã tiến hành đổi mới đất nước. Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra lần đầu tiên tại Đại hội VI (tháng 12/1986) và được điều chỉnh, bổ sung và phát triển qua nhiều kì Đại hội Đảng sau đó.
- Đến nay, trải qua hơn 30 năm tiến hành đổi mới, Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu đáng tự hào trên nhiều lĩnh vực. Thắng lợi đó đã từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp.
Sưu tầm tài liệu qua sách, báo, tạp chí, ấn phẩm giới thiệu về các nghành, nghề.
Sưu tầm liệu qua internet, tìm hiểu ở một số trang có uy tín như Tổ chức ILo, website về lĩnh vực nghề nghiệp
Sưu tầm qua việc chia sẻ, trao đổi tài liệu từ các nhà tuyển dụng, các chuyên gia hướng nghiệp, bạn bè.
Nghề nghiệp đang phát triển và được trở thành xu hướng hiện nay bao gồm: công nghệ thông tin, bác sĩ,....
Tham khảo
♦ Giới thiệu chung về vùng duyên hải của Trung Quốc
- Vùng duyên hải Trung Quốc bao gồm các tỉnh, thành phố giáp biển ở phía đông Trung Quốc là: Liêu Ninh, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Đông, Giang Tô, Thượng Hải, Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam,…
- Đây là khu vực kinh tế phát triển, chiếm khoảng 55% GDP của Trung Quốc (năm 2021).
♦ Sự phát triển kinh tế của một số tỉnh thuộc vùng duyên hải của Trung Quốc
- Liêu Ninh:
+ Liêu Ninh là một tỉnh nằm ở Đông Bắc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
+ Theo số liệu công bố của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, năm 2021, quy mô GDP của tỉnh đạt 434 tỉ USD (đóng góp khoảng 2,5% tổng GDP toàn quốc).
- Thượng Hải:
+ Thượng Hải nằm ở bờ biển phía Đông của Trung Quốc và là một trong 4 thành phố trực thuộc trung ương của nước này. Đây cũng là thành phố đông dân nhất Trung Quốc.
+ Theo số liệu công bố của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, năm 2021, quy mô GDP của tỉnh đạt 680 tỉ USD (đóng góp khoảng 3,9 % tổng GDP toàn quốc).
- Giang Tô:
+ Giang Tô là một tỉnh nằm ở ven biển phía Đông, có quy mô dân số lớn thứ 5 của Trung Quốc.
+ Theo số liệu công bố của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, năm 2021, quy mô GDP của tỉnh đạt 1832 tỉ USD (đóng góp khoảng 10,6 % tổng GDP toàn quốc).
♦ Một số trung tâm kinh tế thuộc vùng duyên hải của Trung Quốc
- Trung tâm công nghiệp Thượng Hải, với các ngành: sản xuất ô tô, nhiệt điện, hóa dầu, luyện kim đen,…
- Trung tâm công nghiệp Thẩm Dương (tỉnh Liêu Ninh), với các ngành: cơ khí, luyện kim đen, hóa chất, nhiệt điện, dệt may, luyện kim màu…
- Trung tâm công nghiệp Hàng Châu (tỉnh Chiết Giang), với các ngành: hóa chất, luyện kim đen, sản xuất ô tô, dệt may, luyện kim màu,…
- Trung tâm công nghiệp Tế Nam (tỉnh Sơn Đông), với các ngành: luyện kim đen, dệt may, thực phẩm,…
a) Sự khác biệt về thế mạnh tự nhiên để phát triển công nghiệp năng lượng giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với vùng Đông Nam Bộ
-Lợi thế của Trung du và miền núi Bắc Bộ so với Đông Nam Bộ
+Nguồn than đá có trữ lượng lớn nhất nước ta
+Các hệ thống sông ở đây có trữ năng thuỷ điện lớn hơn các hệ thống sông ở Đông Nam Bộ, tiêu biểu là hệ thống sông Hồng (chiếm hơn 1/3 trữ năng thuỷ điện cả nước)
-Lợi thế Đông Nam Bộ so với Trung du và miền núi Bắc Bộ
+Có nguồn dầu mỏ trữ lượng lớn
+Khí tự nhiên hàng trăm tỉ m 3
b) Tên 3 ngành công nghiệp trọng điếm và những sản phẩm tiêu biểu của các ngành đó ở Đông Nam Bộ
*Đông Nam Bộ là vùng có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm phát triển mạnh nhất nước ta, vì
-Là vùng có vị trí địa lí thuận lợi, có thế mạnh về tự nhiên
-Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào có trình độ cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn
-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tốt nhất so với cả nước
-Thu hút nhiều đầu tư trong và ngoài nước
-Chính sách quan tâm của Nhà nước,..
Báo cáo về tình hình phát triển ngành du lịch trên thế giới
1. Số lượt khách du lịch
a. Xu hướng biến động về số lượt khách du lịch quốc tế đến, qua các năm.
- Trong giai đoạn 1990 - 2020, có thể chia sự biến động của số lượt khách du lịch quốc tế đến làm hai giai đoạn:
+ Giai đoạn từ năm 1990 đến 2019 liên tục tăng và tăng nhanh, từ 438 triệu lượt người lên 1466 triệu lượt người, tăng gấp 3,3 lần.
+ Giai đoạn từ 2019 đến 2020 số lượt khách du lịch quốc tế đến đã lao dốc giảm mạnh, từ 1466 triệu lượt khách xuống chỉ còn 402 triệu lượt khách, gần như giảm chỉ còn 1/3 số lượt khách du lịch so với năm 2019.
b. Nguyên nhân ảnh hưởng đến xu hướng biến động về số lượt khách du lịch quốc tế đến.
- Nguyên nhân dẫn đến sự biến động về số lượt khách du lịch quốc tế đến trong giai đoạn từ 2019 - 2020 chính là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, lây lan với tốc độ chóng mặt và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người vì vậy đã tác động trực tiếp đến hành vi, quyết định đi du lịch của du khách cũng như sự đóng cửa của ngành du lịch các nước trên thế giới nhằm ngăn chặn đại dịch lây lan.
c. Các quốc gia dẫn đầu về số lượt khách du lịch quốc tế đến:
- Pháp dẫn đầu các quốc gia về số lượt khách du lịch quốc tế đến với 86,9 triệu lượt khách (2019).
- Tây Ban Nha đứng vị trí thứ hai với 83.7 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến
- Một số quốc gia khác như: Hoa Kỳ (79,3 triệu lượt), Trung Quốc (65,7 triệu lượt), Ý (64,5 triệu lượt).
2. Doanh thu du lịch
a. Xu hướng biến động về doanh thu du lịch quốc tế trên thế giới qua các năm.
- Giống như số lượt khách du lịch quốc tế đến, doanh thu du lịch quốc tế trên thế giới, giai đoạn 1990 - 2020 cũng chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1990 - 2019 tăng nhanh và tăng liên lục, từ 271 tỉ USD (1990) lên 1466 tỉ USD (2019), tăng gấp 5,4 lần.
+ Giai đoạn 2019 - 2020, doanh thu đã giảm mạnh chỉ còn 1/3 so với năm 2019, đạt 533 tỉ USD.
b. Phân tích doanh thu du lịch bình quân trên mỗi lượt khách du lịch qua các năm.
- Doanh thu du lịch bình quân trên mỗi lượt khách du lịch có sự biến động qua các năm, trong đó:
+ Doanh thu du lịch bình quân trên mỗi lượt khách du lịch thấp nhất là năm 1990, chỉ đạt 618 USD/người
+ Năm 2000, doanh thu du lịch bình quân trên mỗi lượt khách du lịch đã tăng lên hơn 100 USD/ người so với 1990 và đạt 736 USD/ người.
+ Năm 2010 là năm có doanh thu du lịch bình quân trên mỗi lượt khách du lịch cao nhất trong giai đoạn phát triển chưa có đại dịch (1990 - 2019), đạt 1207 USD/ người.
+ Năm 2019 bắt đầu có sự giảm sút của doanh thu du lịch bình quân trên mỗi lượt khách du lịch, chỉ còn 1000 USD/ người.
+ Năm 2020, là năm có doanh thu du lịch bình quân trên mỗi lượt khách du lịch cao nhất, tuy lượng khách du lịch và doanh thu du lịch đều giảm song doanh thu bình quân lại cao nhất trong cả giai đoạn 1990 - 2020, đạt 1325 USD/ người.
3. Các vấn đề đặt ra trong hoạt động du lịch
- Gia tăng áp lực lên môi trường: phát triển du lịch đồng nghĩa với việc làm gia tăng lượng du khách tới các điểm tham quan du lịch, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên,... do đó dẫn đến sự gia tăng áp lực của phát triển du lịch đến môi trường. Do tốc độ phát triển du lịch quá nhanh ở một số địa phương nên hoạt động du lịch đã vượt ngoài khả năng kiểm soát, đã tạo sức ép lớn đến khả năng đáp ứng của tài nguyên và môi trường, gây khả năng ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái môi trường lâu dài.
- Khi các hoạt động du lịch diễn ra, lượng khách du lịch đông, nhu cầu cung cấp nước sạch, xử lý nước thải, rác thải càng lớn. Nếu không có biện pháp xử lý tốt vấn đề nước thải, rác thải sinh hoạt hàng ngày tại các điểm du lịch khách sạn, nhà hàng thì nguy cơ ô nhiễm môi trường là điều không thể tránh khỏi. Gây mất cảnh quan môi trường, lan truyền nhiều loại dịch bệnh và nảy sinh các xung đột xã hội
- Đa ô nhiễm môi trường: du lịch có thể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải của động cơ ô tô, xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm, trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dã. Kéo theo đó là gây ra tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách có thể gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách khác kể cả động vật hoang dã.
- Phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát có thể tác động làm xói mòn đất, làm biến động các nơi cư trú, đe dọa các loài động thực vật hoang dã (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, thú nhồi bông, côn trùng...).
- Việc xây dựng, phát triển các điểm du lịch mới hay các hoạt động tôn tạo cảnh quan trên nền các di tích lịch sử để phục vụ hoạt động du lịch có thể gây ảnh hưởng đến mỹ quan, giá trị của các di tích, dẫn đến sự mai một văn hóa.
- Tiềm năng dầu khí của vùng.
- Sự phát triển của công nghiệp dầu khí.
- Tác động của công nghiệp dầu khí đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ.
* Thông tin về các khu vực phát triển dầu khí chủ yếu ở Việt Nam
- Bồn trũng Cửu Long: Hiện có 4 mỏ dầu khí đang hoạt động, đó là Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ và Rồng, Sư tử Đen - Sư tử Vàng cùng với hàng loạt các phát hiện dầu khí ở các vùng lân cận như Kim Cương, Bạch Ngọc, Lục Ngọc, Phương Đông, Ba Vì, Bà Đen,... hình thành khu vực sản xuất dầu và khí đồng hành chủ yếu của PETROVIETNAM hiện nay.
- Thềm lục địa Tây Nam: Ngoài mỏ Bunga - Kekwa, Cái Nước đang hoạt động, các mỏ khác như Bunga - Orkid, Raya - Seroja nằm trong khu vực phát triển chung với Ma-lai-xi-a, các phát hiện dầu khí gần đây như Ngọc Hiển, Phú Tân, Cái Nước, U Minh, Khánh Mĩ (Lô 46/51), Kim Long (Lô B)... đang bước vào giai đoạn phát triển.
- Bồn trũng Nạm Côn Sơn: Ngoài mỏ Đại Hùng, mỏ khí Lan Tây - Lan Đỏ (Lô 06-1) đang khai thác, các mỏ khác như Hải Thạch, Mộc Tinh (Lô 05.2, 3), Rồng Đôi (Lô 11.2), Cá Chò (Lô 11.1) đang trong giai đoạn chuẩn bị khai thác.
- Bồn trũng sông Hồng: Ngoài mỏ khí Tiền Hải đang hoạt động, các mỏ khác như mỏ khí sông Trà Lí, các phát hiện đầu khí ở B-10 ở đồng bằng sông Hồng, Hồng Long, 70km ngoài khơi bờ biển Tiền Hải đang được thẩm lượng. PIDC đang chuẩn bị nghiên cứu khả thi về việc tìm kiếm thăm dò tự lực nhóm cấu tạo Hải Long bao gồm 4 cấu tạo là Hồng Long, Bạch Long, Hoàng Long và Hắc Long để xác định trữ lượng, khai thác và vận chuyển vào bờ phục vụ phát triển kinh tế khu vực đồng bằng sông Hồng.
* Thông tin vê sử dụng dầu khí:
- Chế biến dầu khí: làm khí hoá lỏng, phân bón.
- Công nghiêp sản xuất điện từ khí hỗn hơp.