K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 12 2021

5 tháng 8 2018

Để tránh một cuộc chiến tranh nổ ra và bảo vệ quyền lợi quốc gia trong tình thế bị cô lập lúc bấy giờ, Liên Xô đã kí với Đức bản Hiệp ước Xô – Đức không xâm phạm lẫn nhau ngày 23-8-1939.

Đáp án cần chọn là: A

Mình sẽ đưa câu hỏi này lên câu hỏi hay, đây là 1 câu hỏi mà chúng ta có thể phân tích, nhìn nhận vấn đề một cách đa chiều nhất.

---

Cá nhân mình, mình thấy việc chỉ có 1 quốc gia trên thế giới là không nên. Vì sao nhỉ? Việc phân bố quá rộng như thế, ngăn cách cản trở địa lí, ngoại giao, thương mại, dịch vụ cũng trở nên khó khăn. Rồi còn vấn đề chênh lệch múi giờ thì sao? VD ở Đông Nam Á đang 12 giờ trưa, còn ở Bắc Mĩ lại là 12 giờ đêm. Nó liệu làm gián đoạn sản xuất? Vả lại, tinh thần cạnh tranh, thi đua cũng sẽ giảm đi rất nhiều! 

 

Mình chờ thêm nhiều câu trả lời khác từ mọi người!

13 tháng 1 2021

KHÔNG

Vì nêu chỉ có 1 quốc gia thì sẽ ko có sự cạnh tranh phát triển để cho cuộc sống tốt hơn.

31 tháng 12 2017

Đáp án: A

Giải thích: Mục…2 (phần I)….Trang…92...SGK Lịch sử 11 cơ bản

Sau sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Ianta (1991), lịch sử thế giới hiện đại đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, thường được gọi là giai đoạn sau Chiến tranh lạnh. Nhiều hiện tượng mới và xu thế mới đã xuất hiện.Một là, sau Chiến tranh lạnh hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh...
Đọc tiếp

Sau sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Ianta (1991), lịch sử thế giới hiện đại đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, thường được gọi là giai đoạn sau Chiến tranh lạnh. Nhiều hiện tượng mới và xu thế mới đã xuất hiện.

Một là, sau Chiến tranh lạnh hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh tế đã trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế. Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia là dựa trên một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

Hai là, sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp nhằm tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi, giúp họ vươn lên mạnh mẽ, xác lập một vị trí ưu thế trong trật tự thế giới mới. Mối quan hệ giữa các nước lớn hiện nay mang tính hai mặt, nổi bật là: mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế,…

Ba là, tuy hòa bình và ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Những mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ và nguy cơ khủng bố thường có những căn nguyên lịch sử sâu xa nên việc giải quyết không dễ dàng và nhanh chóng.

Bốn là, từ thập kỉ 90, sau Chiến tranh lạnh, thế giới đã và đang chứng kiến xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Toàn cầu hóa là xu thế phát triển khách quan. Đối với các nước đang phát triển, đây vừa là thời cơ thuận lợi, vừa là thách thức gay gắt trong sự vươn lên của đất nước.

Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng trên những nền tảng nào?

A. Quân sự - kinh tế - khoa học kĩ thuật. 

B. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ. 

C. Quốc phòng - kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ. 

D. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ - quốc phòng.

1
19 tháng 12 2019

Đáp án D
Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng dựa trên một nền sản xuất kinh tế phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

- Thành tựu của ASEAN:

+ Kinh tế: trở thành một khu vực kinh tế năng động và có tốc độ phát triển cao trên thế giới; hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu; thông qua nhiều thỏa thuận và Hiệp định quan kinh tế chưa trọng, đặc biệt là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP).

+ Văn hóa, xã hội : đời sống nhân dân được cải thiện; chất lượng, thể lực lao động ngày càng tăng; phát triển cơ sở hạ tầng và những phong cách sống tích cực; chỉ số phát triển con người được cải thiện.

+ An ninh, chính trị: tạo dựng được một môi trường hòa bình, ổn định An ninh, trong khu vực; hợp tác quốc phòng được đẩy mạnh, hợp tác đảm bảo an ninh biển.

- Thách thức mà ASEAN phải đối mặt:

+ Kinh tế: trình độ triển còn chênh lệch, liên kết kinh tế chưa cao.

+ Văn hóa, xã hội: vẫn còn tình trạng đói nghèo; các vấn đề: tôn giáo, dân tộc, ô nhiễm môi trường,…

+ An ninh, chính trị: các diễn biến phức tạp trên Biển Đông.

21 tháng 10 2023
Đúng vậy, vùng Đông Nam Á là một khu vực đa dân tộc, với nhiều dân tộc phân bố trên các quốc gia và không theo biên giới quốc gia. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho việc quản lý và ổn định chính trị xã hội ở các quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, việc giao lưu kinh tế và văn hóa giữa các quốc gia trong khu vực cũng được thuận lợi hơn, giúp tăng cường hợp tác và phát triển kinh tế, văn hóa của khu vực. Ngoài ra, sự đa dạng về phong tục tập quán, sinh hoạt văn hoá, xã hội của người dân Đông Nam Á cũng tạo nên một bản sắc văn hóa đặc trưng cho khu vực này.
27 tháng 2 2022

206 học tốt

27 tháng 2 2022

có 206 quốc gia nha

22 tháng 2 2016

Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, chính sách của Chính phủ Nga hoàng là

B. đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc.

16 tháng 12 2018

B đấy e iu