K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 9 2018
Thời gian Diễn biến Kết quả
4-9-1870 Nhân dân Pa-ri (công nhân và tiểu tư sản) khởi nghĩa Lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III, lập chế độ cộng hòa
18-3-1871 Khởi nghĩa ở Pa-ri Nhân dân làm chủ Pa-ri
26-3-1871 Bầu cử Hội đồng Công xã 86 đại biểu trúng cử. Công xã được thành lập
Đầu tháng 4 đến đầu tháng 5 -1871 Quân Vec-xai bắt đầu tấn công Pa-ri Quân Vec-xai chiếm phía Tây và phía Nam Pa-ri
20-5-1871 Quân Vec-xai tổng tấn công Pa-ri "Tuần lễ đẫm máu"
27-5-1871 Trận chiến đấu ở nghĩa địa Cha-la-se-đơ Trận chiến cuối cùng. Công xã sụp đ
12 tháng 6 2021

Tham khảo ạ

* Niên biểu những sự kiện cơ bản của Công xã Pa-ri

Thời gian

Diễn biến

Kết quả

4 - 9 - 1870

Nhân dân Pa-ri (công nhân và tiểu tư sản) khởi nghĩa

Lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III, lập chế độ cộng hòa

18 - 3 - 1871

Khởi nghĩa ở Pa-ri

Nhân dân làm chủ Pa-ri

26 - 3 - 1871

Bầu cử Hội đồng Công xã

86 đại biểu trúng cử. Công xã được thành lập.

Đầu tháng 4 đến đầu tháng 5 - 1871

Quân Vec-xai bắt đầu tấn công Pa-ri

Quân Vec-xai chiếm phía Tây và phía Nam Pa-ri.

20 - 5 - 1871

Quân Vec-xai tổng tấn công Pa-ri

"Tuần lễ đẫm máu"

27 - 5 - 1871

Trận chiến đấu ở nghĩa địa Cha-la-se-đơ

Trận chiến cuối cùng. Công xã Pari sụp đổ.



 

12 tháng 6 2021

* Niên biểu những sự kiện cơ bản của Công xã Pa-ri

Thời gian

Diễn biến

Kết quả

4 - 9 - 1870

Nhân dân Pa-ri (công nhân và tiểu tư sản) khởi nghĩa

Lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III, lập chế độ cộng hòa

18 - 3 - 1871

Khởi nghĩa ở Pa-ri

Nhân dân làm chủ Pa-ri

26 - 3 - 1871

Bầu cử Hội đồng Công xã

86 đại biểu trúng cử. Công xã được thành lập.

Đầu tháng 4 đến đầu tháng 5 - 1871

Quân Vec-xai bắt đầu tấn công Pa-ri

Quân Vec-xai chiếm phía Tây và phía Nam Pa-ri.

20 - 5 - 1871

Quân Vec-xai tổng tấn công Pa-ri

"Tuần lễ đẫm máu"

27 - 5 - 1871

Trận chiến đấu ở nghĩa địa Cha-la-se-đơ

Trận chiến cuối cùng. Công xã Pari sụp đổ.

 

Tham Khảo !

 

15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Những biểu hiện chứng tỏ Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới:

+ Thành viên trong Hội đồng công xã đều là các đại biểu của quần chúng lao động, do chính nhân dân lao động bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.

+ Các ủy viên trong công xã sẽ chịu trách nhiệm trước nhân dân, có thể bị bãi miễn.

+ Các chính sách của công xã Pa-ri đều phục vụ cho quyền lợi của quần chúng nhân dân lao động.

=> Với cơ cấu tổ chức và các chính sách tiến bộ, tích cực như vậy, có thể thấy, công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới - nhà nước “của dân, do dân và vì dân” khác hẳn với các nhà nước của các giai cấp bóc lột trước đó.

- Ý nghĩa của công xã Pa-ri

+ Công xã Pa-ri là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên do nhân dân lao động thực hiện, lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản tại Pa-ri, lập ra chính quyền mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

+ Tuy chỉ tồn tại 72 ngày nhưng Công xã Pa-ri là hình ảnh của một nhà nước kiểu mới, chăm lo đến quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động; là sổ vũ những người lao động trên toàn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh lâu dài cho một tương lai tốt đẹp hơn.

+ Sự thất bại của công xã đã để lại nhiều bài học quý giá cho phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản.

25 tháng 10 2019

- Cơ quan cao nhất là Hội đồng Công xã, gồm nhiều ủy ban, đứng đầu mỗi ủy ban là một ủy viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.

- Quân đội và bộ máy cảnh sát cũ bị giải tán , thay thế vào là lực lượng vũ trang nhân dân.

- Công xã tách nhà thờ khỏi các hoạt động của trường học, nhà nước, nhà trường không dạy Kinh Thành.

- Công xã còn thi hành nhiều chính sách tiến bộ khác: công nhân được làm chủ những xí nghiệp mà bọn chủ bỏ trốn, kiểm soát tiền lương của các xí nghiệp, giảm bớt lao động đêm,...

- Đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc và không mất tiền cho toàn dân, cải thiện điều kiện làm việc cho nữ công nhân

6 tháng 11 2022

- Cơ quan cao nhất là Hội đồng Công xã, gồm nhiều ủy ban, đứng đầu mỗi ủy ban là một ủy viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.

- Quân đội và bộ máy cảnh sát cũ bị giải tán , thay thế vào là lực lượng vũ trang nhân dân.

- Công xã tách nhà thờ khỏi các hoạt động của trường học, nhà nước, nhà trường không dạy Kinh Thành.

- Công xã còn thi hành nhiều chính sách tiến bộ khác: công nhân được làm chủ những xí nghiệp mà bọn chủ bỏ trốn, kiểm soát tiền lương của các xí nghiệp, giảm bớt lao động đêm,...

- Đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc và không mất tiền cho toàn dân, cải thiện điều kiện làm việc cho nữ công nhân

21 tháng 5 2016

Ngày 26 - 3 - 1871. Cơ quan cao nhất là Hội đồng công xã

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Hoàn cảnh ra đời của Công xã Pa-ri:

Tháng 7/1870, chiến tranh giữa Pháp và Phổ xảy ra, Na-pô-lê-ông cùng 10 vạn quân thất trận ở Xơ-đăng và bị bắt làm tù binh. “Chính phủ Vệ quốc" của giai cấp tư sản được thành lập.

+ Khi quân Phổ tiến sâu vào lãnh thổ Pháp, “Chính phủ vệ quốc” đầu hàng, trong khi đó, nhân dân Pa-ri kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ thủ đô.

+ Ngày 18/3/1871, từ đồi Mông-mác, nhân dân Pa-ri dưới sự chỉ huy của “Ủy ban Quốc dân quân” đã tiến vào Pa-ri, “Chính phủ Vệ quốc” bỏ chạy về Véc-xai.

+ Sau cuộc bầu cử ngày 26/3/1871, Hội đồng Công xã Pa-ri ra đời.

- Những chính sách của Hội đồng Công xã quan tâm đến lợi ích của quần chúng nhân dân lao động.

- Một số chính sách của Hội đồng Công xã:

+ Giải thể quân đội thường trực, thay vào đó, trang bị vũ khí cho dân chúng.

+ Giáo dục công miễn phí.

+ Tiếp quản các nhà máy và giao cho công nhân kiểm soát

 

+ Tịch thu và phân chia lại những ngôi nhà không có người ở cho dân nghèo.

+ Bình ổn giá bán bánh mì.

1 :Sự kiện nào không phải là cuộc cách mạng tư sản?A. Cách mạng Hà Lan TK XVI                    B. Cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc MĩC. Cách mạng Tân Hợi 1911                    D. Công xã Pa-ri 18712: Trong cuộc cách mạng công nghiệp phát minh nào là có ý nghĩa nhất?A. Năm 1769, Ác - crai - tơ phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.B. Năm 1785, Ét - mơn Các - rai chế...
Đọc tiếp

1 :Sự kiện nào không phải là cuộc cách mạng tư sản?

A. Cách mạng Hà Lan TK XVI                    B. Cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ

C. Cách mạng Tân Hợi 1911                    D. Công xã Pa-ri 1871

2: Trong cuộc cách mạng công nghiệp phát minh nào là có ý nghĩa nhất?

A. Năm 1769, Ác - crai - tơ phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.

B. Năm 1785, Ét - mơn Các - rai chế tạo ra máy dệt

C. Năm 1784, Giêm Oát chế tạo ra máy hơi nước

D. Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gien-ni

3:

Đế quốc nào được ví như “con hổ đói đến bàn tiệc muộn” muốn dùng vũ lực chia lại thị trường thế giới?

A. Anh             B. Pháp                 C. Đức                           D. Mĩ

4: Nguyên nhân chủ yếu làm cho nền công nghiệp của Anh vào cuối thế kỉ XIX phát triển chậm hơn các nước Mỹ, Đức là gì?

A. Công nghiệp Anh phát triển sớm, nên máy móc nhanh chóng bị lỗi thời, cũ kĩ.

B. Giai cấp tư sản không chú trọng đầu tư công nghiệp, mà đầu tư nhiều vào khai thác thuộc địa.

C. Anh tập trung phát triển các ngành khác tạo thế cân bằng đối với sự phát triển của công nghiệp.

D. Sự vươn lên mạnh mẽ của công nghiệp Mỹ, Đức.

5: Cương lĩnh của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga khẳng định nhiệm vụ trước mắt của Đảng là gì?

A. Tiến hành cách mạng XHCN.                  B. Lật đổ chế độ Nga hoàng.

C. Thành lập nhà nước vô sản.                  D. Cải cách dân chủ.

6: Đỉnh cao của Cách mạng Nga 1905-1907 là gì?

A. Khởi nghĩa ở Mát-xcơ-va.                                 B. Khởi nghĩa của thủy thủ Pô-tem-kin.

C. Nổi dậy của nông dân.                   D. Biểu tình ở Pê-téc-bua.

7Đầu thế kỉ XVIII, tình hình Ấn Độ và các quốc gia phương Đông khác có điểm gì tương đồng?

A. Đứng trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây.

B. Chế độ phong kiến đang ở giai đoạn phát triển đỉnh cao.

C. Là thuộc địa của các nước thực dân, đế quốc phương Tây.

0
31 tháng 10 2016

Bài học kinh nghiệm :

+ Công xã là hình ảnh của một chế độ mới, xã hội mới là sự cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh cho một tương lai tôt đẹp hơn.(0,75 điểm)
+Công xã đã để lại nhiều bài học quí báo: Cách mạng vô sản muốn thắng lợi phải có Đảng cách mạng chân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông; phải kiên quyết chấn áp kẻ thù, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân

31 tháng 10 2016

Nói công xã pa ri là cuộc tấn công lên trời của giai cấp vô sản pháp vì:

1. Nó hoàn toàn là thành quả của nhân dân lao động. Nó được dựng nên qua cuộc đấu tranh bền bỉ của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản phản động và quân đội Phổ, dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản, một cuộc cách mạng chưa có tiền lệ trong lịch sử.

2. Nó đáu tranh không ngừng cho quyền lợi của số đông quần chúng và nhân dân lao động Pháp, thông qua hàng loạt chính sách tiến bộ) (trong Sgk có ghi rõ), giải quyết được một phần mâu thuẫn vốn có tồn tại trong lòng nhà nưóc tư bản chủ nghĩa

3.Bộ máy chính quyền khác với bộ máy chính quyền của giai cấp tư sản. Lần đầu tiên có các uỷ ban nhân dân (tiền thân của các soviet trong cách mạng nga sau này), các tổ chức của đông đảo quần chúng. Bọn quý tộc và tư sản phản cách mạng nhanh chóng bị tước bỏ toàn bộ quyền lơi. Lợi ích hoàn toàn thuộc về tay giai cấp lao động (công nhân và nông dân)

4. Nó là nhà nước đầu tiên đại diện cho giai cấp công nhân, giai cấp vô sản, nhà nước duy nhất lấy chuyên chính vô sản làm định hướng chính trị. Giữa vòng vây của giai cấp tư sản và các cuộc cách mạng tư sản đang lan rộng, nó là một cuộc đấu tranh và một thắng lợi vô tiền khoán hậu của nhân dân lao động, mà Karl Marx đã gọi là cuộc đấu tranh của "những con người dám tấn công lên trời".
Công xã Paris là một thành quả tất yếu của phong trào cách mạng lan rộng , không phải là một cao trào đấu tranh tự phát như các cuộc đấu tranh của công nhân Anh, đưc...thời trước. Nó đã có sách lược, có định hướng chính trị, dịnh hướng phát triển & tổ chức...được đúc kết từ những phấn đấu không ngừng nghỉ của những người cộng sản trong quốc tế thứ nhất; là cuộc đấu tranh mang tính chất thử nghiệm của lý tưởng cách mạng vô sản và nhà nước vô sản. Về bản chất, nó khác hoàn toàn vơí tất cả các cuộc cách mạng diễn ra trước đó.