Nhận định nào nói đúng nhất nội dung đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều?
A. Thể hiện tâm trạng cô đơn, tội nghiệp của Kiều
B. Nói lên nỗi nhớ người yêu và cha mẹ của Kiều
C. Nói lên tâm trạng buồn bã, lo âu của Kiều
D. Cả A, B, C đều đúng
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
Sau khi gia đình xảy ra biến cố, lâm vào bước đường cùng, Kiều đành ngâm ngùi chấp nhận trao duyên lại cho em, bán thân lấy tiền để cứu cha và em trai thoát khỏi cảnh ngục tù. Hay tin này, gần đó có một bà mối thấy đây là món lợi lớn, bèn dắt mối cho Mã Giám Sinh đến để thương lượng mua Thúy Kiều về làm vợ. Hỏi ra thì được biết, Mã Giám Sinh quê vốn ở huyện Lâm Thanh, tuổi nay cũng đã ngoài bốn mươi, nhìn cách ăn vận chỉnh trang, thì xem ra cũng là người giàu có.
Nhưng cái vẻ bề ngoài chẳng thể nào che đậy được cái sự phàm tục của hắn, vừa mới bước chân vào nơi Kiều ở, đã sỗ sàng ngồi tót vào ghế, chẳng đợi ai mời mọc, không có một chút lễ độ, đúng mực nào cả. Giờ đây hắn chỉ muốn được chiêm ngưỡng nhan sắc vốn nổi danh của Kiều, bèn sốt sắng giục bà mối vào gọi Thúy Kiều ra cho hắn xem mặt, hành động vô cùng quá phận.
Thúy Kiều vốn đang đau khổ, xót thương cho thân phận hẩm hiu của bản thân, nay gặp cảnh này lại càng thêm ấm ức trong lòng, nàng đi mà chân không muốn bước, trên gương mặt vốn xinh đẹp tuyệt trần, nay lệ từng hàng tuôn rơi. Ngoài kia là người nàng sẽ gửi gắm cả cuộc đời, nhưng sao nàng có cảm giác sợ sệt, e ngại thế này, đôi mày liễu khẽ nhăn lại, gương mặt xinh đẹp hơi cúi, khẽ cắn làn môi hồng, chẳng dám nhìn thẳng Mã Giám Sinh. Đã xem mặt Kiều, nhưng họ Mã lại muốn thử cả tài, bèn ép Kiều đàn hát, đề thơ lên quạt, Kiều thiết nghĩ dù sa cơ lỡ vận nhưng cũng là con nhà gia giáo, há lại chịu cảnh nhục nhã này. Nhưng nay đã lỡ, Kiều cắn răng gảy đàn mà lòng rối như tơ, tay nàng xiết chặt cán bút đề thơ trên quạt giấy.
Thấy Kiều tài sắc vẹn toàn Mã Giám Sinh rất hài lòng nhưng lại ra chiều ép giá, hắn với bà mối kì kèo qua lại thêm thêm bớt bớt, bỏ mặc Kiều đứng chết lặng nhìn bản thân đang được ngã giá như một món hàng không hơn chẳng kém. Thôi thế đã đành, phận gái nay biết về nơi đâu?
Câu 2:
Sau bao năm tháng tủi nhục nơi lầu xanh dơ bẩn, cuối cùng ta may mắn được Từ Hải yêu mến và chuộc ra ngoài. Chàng cho ta cơ hội được trở về chỗ vợ chồng Thúc Sinh khi trước, để hoàn thành tâm nguyện đền ơn báo oán. Cảnh sắc nơi đây chẳng có gì thay đổi so với lần đầu ta đến, khung cảnh giàu có xa hoa, nhưng lại là nơi làm ta tổn thương sâu sắc.
Đang chìm trong hoài niệm, thì Thúc Sinh được người đưa vào, thấy ta chàng bất ngờ lắm, tiếc thay vật đổi sao dời, nay ta và chàng đã không còn như trước kia, nhưng ơn cứu giúp ta thoát khỏi lầu xanh và những ân tình chàng từng dành cho ta, ta chưa từng quên dù chỉ một ít. Ta với chàng ôn lại chuyện xưa cũ, nhìn bộ dáng nhu nhược, khúm núm của chàng, ta tự hỏi mình đây là người khi xưa ta từng hết mực yêu thương ư? Ta cũng không biết nữa, chỉ lẳng lặng truyền người mang vào gấm vóc, vàng bạc rồi trao cho chàng, coi như hết nợ ân tình. Nhưng cái gai trong lòng ta vẫn chưa được gỡ bỏ, nó làm ta đau đớn, nhức nhối tâm can từng ngày.
Ta nhắc về Hoạn Thư, vợ chàng, muốn xem thái độ của chàng về việc này ra sao, nhưng chàng im lặng, giống như xưa khi ta bị vợ chàng lăng nhục, chàng cũng im lặng như vậy, ta chỉ còn biết lắc đầu thở dài. Ta cho Thúc Sinh lui xuống, đã đến lúc gặp người phụ nữ kia rồi, Hoạn Thư được áp giải vào, thấy ta thì hồn lạc phách siêu, chắc chẳng ngờ nổi bản thân cũng có ngày hôm nay. Người phụ nữ này đã từng khiến ta chịu bao tủi hổ, đau đớn, đang đứng trước mặt ta, nhưng lòng ta bình tĩnh đến lạ kỳ, không nổi giận, quát mắng. Ta mỉm cười liếc mắt nhìn nàng ta mà rằng: “Tiểu thư cũng có ngày hôm nay, sao khi xưa không nghĩ đến việc chừa cho ta một đường lui? Phải biết rằng gieo nhân nào gặp quả nấy, tiểu thư cũng đừng trách ta vô tình!”. Hoạn Thư nghe ta nói vậy, thì lập tức dập đầu phân bua: “Thúy Kiều, cô hãy hiểu cho ta, đều phận đàn bà, lại gặp kiếp chồng chung, có ghen tuông ắt là điều không thể tránh khỏi. Nhưng cô nhớ xem, lúc trước ta cũng chỉ muốn cô chép kinh thư cho tâm thanh tịnh, lúc cô bỏ trốn cũng không hề đuổi theo, suy cho cùng cũng chỉ trách bản thân ta quá yêu Thúc Sinh, sợ mất chàng, mà làm điều không phải với cô. Nay phần tội lỗi này ta xin nhận hết, chỉ mong cô rộng lòng tha thứ, ta xin khấu đầu tạ tội!”, nói rồi lại dập đầu thêm lần nữa. Ta mỉm cười, quả thật thông minh, khá khen cho lý lẽ sắc bén, kín kẽ một chút gió cũng không lọt nổi, ta còn biết nói thêm lời nào nữa? Âu cũng là khi xưa vì bản thân mình mà nàng ta đau khổ, chắc gì đã sung sướng hơn ta, thật xót xa cho phận đàn bà, thôi có lẽ oán này không cần báo nữa rồi. Ta ra hiệu cho người thả Hoạn Thư ra, còn bản thân bước đến trước cửa nhìn trời xanh, nhủ thầm: “Báo ân, báo oán đều đã trọn, buông xuống thôi Thúy Kiều, từ nay về sau, quá khứ chẳng còn liên quan gì với tương lai, chỉ còn Từ Hải”.
Câu 3:
Tôi có một cô bạn rất thân, chúng tôi chơi với nhau từ thời hai đứa còn rất nhỏ. Tình bạn của tôi cứ tưởng mãi tốt đẹp như thế cho đến khi tôi lỡ bỏ quên sinh nhật nó, chỉ vì mải mê “cày” một bộ phim mới nổi. Nó không hề giận hay trách móc tôi, tuy vậy nhưng tôi thấy có lỗi nhiều lắm, cả ngày chỉ cứ nghĩ mãi đến hôm sinh nhật nó, người bạn thân nhất là tôi thế nào lại quên béng đi, không có lấy một lời chúc mừng. Để chuộc lỗi, ngay hôm sau tôi tặng bù nó món quà mà tôi thức suốt đêm để làm, chỉ hy vọng nó sẽ tha thứ cho tôi. Tôi ước rằng nó cứ giận hay trách móc tôi cũng được, chứ nó cứ dung túng cho tôi thế này tôi lại càng cảm thấy bản thân thật tệ. Nó cầm món quà của tôi, nét mặt hạnh phúc lắm, nó bảo tôi: “Mày đừng thấy áy náy nữa, thật sự tao không để tâm đâu, thấy mày cứ ủ dột như vậy, tao không muốn”. Nghe được câu nói đó của nó tôi thấy như được thoát khỏi cái gông cùm tội lỗi mấy hôm vừa qua. Cũng từ đó tôi học được cách quan tâm để ý mọi người hơn, và cũng chưa từng quên sinh nhật của những người thân thiết bao giờ.
Đề 3 nha bạn!
Kỉ niệm về tình bạn của tôi với Lan rất đẹp, nó làm tôi cảm thấy hạnh phúc và may mắn vì mình có được một tình bạn đáng quý ấy. Tình bạn của chúng tôi càng lớn hơn khi tôi đã làm một chuyện có lỗi với bạn. Sau lần đó chúng tôi hiểu nhau hơn và càng gắn bó với nhau hơn trước.
Cái lần đáng nhớ ấy đối với chúng tôi đó vào ngày sinh nhật lần thứ 15 của bạn. Trước khi buổi tiệc bắt đầu, tôi là người đến sớm nhất để giúp bạn trang hoàng tiệc. Cũng vì chúng tôi rất thân nhau, nên phòng của bạn cũng nhu phòng của tôi, nên tôi đã nên giường của bạn nằm nghỉ mà không e ngại điều gì. Nằm lên chiếc giường nhỏ nhắn của bạn, tôi đu đưa theo tiếng nhạc phát ra từ chiếc đài nhỏ, cảm giác có cái gì cộm dưới giường, tôi lôi lên hoa ra đó là cuốn nhật kí của bạn.
Tôi giở ra từng trang thích thú đọc những dòng chữ hiện ra trước mắt. Quá chăm chú đọc nên tôi không biết rằng Lan đã đứng đó từ lúc nào, gói bánh trên tay bạn rơi xuống. Nụ cười trên môi vụt tắt,đôi môi bạn mím chặt lại, mắt mở to. Khuôn mặt hồng hào của bạn giờ đây trắng bệch. Lan nói to:
-Bạn đang làm gì đó!
Bị bất ngờ, tôi cuống quýt, sự xấu hổ cùng sợ hãi hiện lên nét mặt của tôi, quyển nhật kí rơi xuống đất. Mọi thứ diễn ra quá nhanh làm tôi không thể tưởng tượng được. Tôi im lặng không noi lời nào khi thấy trên khuôn mặt bạn là hai hàng nước mắt, ánh mắt bạn dành cho tôi khác với những ngày bình thường.
-Thôi! Cậu xuống lầu nhập tiệc đi!
Bữa tiệc diễn ra vẫn rất vui vẻ, Lan đã cố gắng để mọi người không nhận thấy sự khác lạ trong quan hệ của chúng tôi. Buổi tiệc tan, Lan vẫn vui vẻ tiễn tôi cùng các bạn ra về. Về nhà tôi rất day dứt về hành động của mình, tôi tự trách mình " tại sao mình lại to mò đến vậy ."Trong tôi luôn muốn nói lời xin lỗi nhưng sao khó quá!
Tôi đã thức cả đêm suy nghĩ để tìm ra cách xin lỗi, khiến bạn mở lòng mà tha thức cho tôi. Nhưng điều khiến tôi hết sức ngạc nhiên đó là việc, trong khi tôi đang bối rối không biết nói thế nào thì bạn nhìn tôi và nói:
-Trong cuộc sống không ai không mắc lỗi lầm nhưng người biết sữa chữa và nói lời xin lỗi là người tốt và cậu đã làm được đấy thôi! Vì thế mình sẽ tha thứ cho cậu.
Lời nói của bạn đã giúp tôi cảm nhận được một tình bạn lớn lao mà bạn dành cho tôi. Xem trộm những điều riêng tư của người khác là việc làm đáng phê phán, chúng ta đừng nên mắc sai lầm, đừng làm rạn nứt tình cảm quý giá mà không phải ai cũng có được.
Câu 1 :
Gần đây có một mụ mối muốn ngỏ ý viễn khách đến vấn danh Thúy Kiều.Có người vào vấn danh, ăn nói cộc lốc . Hỏi tên rằng Mã Giám Sinh, xưng là học trò trường Quốc Tự Giám ,quê ở huyện Lâm Thanh.Tuổi đã ngoài 40 nhưng tên họ Mã bề ngoài trông chải chuốt. Lúc đi gặp Kiều thì áo quần bảnh bao, mày râu nhẵn nhụi tưởng rãng làm vẻ thư sinh nhưng thực chất lại tố cáo sự lố bịch của mình. Mã Giám Sinh đi hỏi vợ còn đắt theo một bọn đầy tớ lao xao, ồn ào.Lúc bước vào lầu , mụ mối chưa kịp ngỏ lời mời thì hắn đã nhảy bộ lên ghế, ngồi một cách sỗ sang trông giống một lũ vô học.Mã ta thúc giục Kiều ra xem mặt.Nàng là con nhà gia giáo, nay lâm vào bước đường này, Kiều cảm thấy như da mặt dày hơn đầy nỗi nhục nhã,cứ mỗi bước đi là hai hàng lệ rơi của sự tủi nhục và xấu hổ.Kiều càng thấy khó chịu và buồn hơn trước những thái độ cử chỉ vô phép của tên họ Mã.Hắn ép nàng vén tóc, bắt tay,thử tài gảy đàn, ngâm thơ. Kiều lúc này trong ủ rũ, buồn rười rượi. Đến đây, Mã Giám Sinh đích thị trở thành con buôn chính hiệu,hắn ngả giá mua Kiều như một món hàng để tên họ Mã trao đổi chỉ ngoài 400.
Câu 2 :
Sau bao tháng ngày đau đớn, ê chề, tủi nhục chốn lầu xanh. Tôi may mắn gặp được Từ Hải, chàng đã giúp tôi thoát khỏi cuộc sống chốn nhơ bẩn, còn giúp tôi trả ơn nghĩa và trả mọi oán giận. Ngày diễn ra cảnh trả mọi ân oán đó khiến tôi không thể nào quên.
Người đầu tiên mà tôi cho mời đến để báo ân lại chính là chàng Thúc Sinh. Tôi nói với chàng Thúc rằng: "Khi tôi gặp hoạn nạn ở lầu xanh, chàng là người có tấm lòng hào hiệp đã ra tay cứu giúp, nghĩa ấy làm sao tôi quên được. Dù chúng ta đã chẳng nên vợ nên chồng như chàng đã từng mong ước, nhưng mà suốt đời tôi vẫn nhớ ơn chàng, nay có món quà nhỏ gửi chàng để tỏ chút lòng thành. Còn vợ chàng thì tai quái quá phen này phải trả giá thôi.
Khi Hoạn Thư vừa được đưa ra, tôi đã chào cô ta bằng giọng điệu như trước đây khi tôi bị ép làm hoa nô phục dịch trong nhà của cô ta: Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây. Ngày xưa bà ăn ở ác độc như thế, thì nay phải gánh chịu tất cả, gieo gió thì gặp bão, càng cay nghiệt lắm thì càng oan trái nhiều. Đàn bà hạng như bà ở thế gian thật hiếm. Nghe tôi nói như vậy Hoạn Thư rụng rời phách lạc hồn xiêu. Thế nhưng vốn bản tính mưu mô và thuộc lại đàn bà lắm mồm lắm miệng ngay lập tức mụ đã lên tiếng kêu ca: “Tôi cũng chỉ là phận đàn bà thôi, mà đàn bà thì vốn dĩ hay ghen tuông, chẳng ai chịu nhường chồng mình cho người khác cả. Với lại tôi cũng rất yêu quý nàng, kính yêu nàng khi nàng trốn khỏi Quan Âm Các tôi đã không cho người đuổi theo. Nhưng dẫu sao tôi cũng là người có tội chỉ mong nàng rộng lượng bao dung mà tha thứ cho tôi”. Trước những lời lẽ khôn ngoan, chặt chẽ như vậy, tôi nghĩ rằng “thôi tha cho mụ ta cũng là điều làm phúc”, cho nên truyền quân lệnh tha bổng Hoạn Thư.
- Trong đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều có các lời dẫn trực tiếp
+ Hỏi tên, rằng “Mã Giám Sinh”
Hỏi quê rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”
+ Rằng: “Mua ngọc đến Lam Kiều”
+ Mối rằng: “Giá đáng nghìn vàng
- Cách xưng hô, nói năng của Mã Giám Sinh cộc lốc, trịch thượng, sỗ sàng, vừa kiểu cách vừa giả tạo
+ Lời của mụ mối đưa đẩy, vòng vo, nhún nhường giả tạo, đúng là kẻ chuyên nghề mối lái
Mụ mối gần nhà kiều ngỏ ý giới thiệu viễn khách đến vấn danh Thúy Kiều. Hỏi tên rằng Mã Giám Sinh, học sinh trường Quốc Tử Giám, quê huyện Lâm Thanh, tuổi ngoài 40 nhưng tên họ Mã bề ngoài trông chải chuốt, quần bảnh bao, mày râu nhẵn nhụi làm ra vẻ thư sinh nhưng thực chất bản chất “sỗ sàng”, lố bịch được bộc lộ. Mã Giám Sinh bộc lộ bản chất con buôn khi thúc giục Kiều xem mặt, thử tài đàn hát. Kiều xuất thân là con nhà gia giáo, nay lâm vào cảnh ngộ này, Kiều đau đớn, xót xa cho số kiếp của mình. Mỗi bước đi lệ tuôn vì tủi nhục, xấu hổ. Kiều thấy tủi nhục hơn trước sự sỗ sàng như kẻ vô học, bản chất con buôn của Mã Giám Sinh bộc lộ khi ngã giá mua Thúy Kiều như món hàng với giá ngoài bốn trăm.
5.Câu 3: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung đoạn trích “Trong lòng mẹ”?
a) Đoạn trích chủ yếu trình bày những nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng.
b) Đoạn trích chủ yếu trình bày tâm địa độc ác của người cô của bé Hồng
c) Đoạn trích chủ yếu trình bày sự tủi hờn của Hồng khi gặp mẹ
d) Đoạn trích thể hiện Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng với người mẹ bất hạnh.
6.Câu hỏi 4: Giọt nước mắt khi gặp mẹ của bé Hồng khác gì giọt nước mắt trong cuộc trò chuyện với bà cô?
a) Giọt nước mắt trước mặt bà cô là giả tạo; giọt nước mắt khi gặp mẹ là chân thật.
b) Giọt nước mắt trước mặt bà cô là đau khổ; giọt nước mắt khi gặp mẹ là tủi hờn, căm giận.
c) Giọt nước mắt trước mặt bà cô là vui vẻ, do cười nhiều; giọt nước mắt khi gặp mẹ là sầu tủi.
d) Giọt nước mắt trước mặt bà cô là tủi cực; giọt nước mắt khi gặp mẹ là vui sướng, hờn tủi.
7.Câu hỏi 5: “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?
a) Bút kí
b) Hồi kí
c) Kí sự
d) Du kí
8.Câu hỏi 6: Tính xác thực của văn bản KHÔNG thể hiện ở điều nào sau đây?
A. Thời điểm kể chuyện đã qua ngày giỗ đầu.
B. Hai nhân vật có thực: “mẹ” và “bà cô”
C. Địa điểm có thực: mẹ vào Thanh Hoá và từ đó trở về.
D. Ngôi kể thứ nhất: Người kể chuyện xưng “tôi”, lời kể thấm đẫm cảm xúc của nhân vật “tôi”.
9.Câu hỏi 7: Yếu tố nào không có trong Kĩ năng đọc hiểu văn bản hồi kí?
A. Xác định được ngôi kể và tác dụng của ngôi kể
B. Nhận biết được những đặc sắc nghệ thuật của văn bản
C. Nhận biết được tác giả viết về ai,về sự việc gì? Viết như thế nhằm mục đích gì ?
D. Nhận biết được tư tưởng của người kể.
- Không gian quanh lầu Ngưng Bích mênh mông, hoang vắng: "non xa, trăng gần, cát vàng,bụi hồng". Từ lầu Ngưng Bích nhìn ra chỉ thấy những dãy núi mờ xa, những cồn cát bay mù mịt
- Thời gian "Mây sớm, đèn khuya" sớm làm bạn với mây, khuya làm bạn với đèn. Qua đó thấy được Kiều thui thủi quê người một thân
- Tâm trạng Kiều bẽ bàng, buồn tủi, ngổn ngang. Qua đó ta thấy Kiều rơi vào hoàn cảnh cô đơn, buồn tủi
- Tâm trạng buồn lo của Kiều được thể hiện ở 8 câu thơ cuối của đoạn trích. 8 câu thơ được chia làm 4 cảnh lục bát, mỗi cảnh thể hiện một nét tâm trạng của Kiều
+ Cảnh cánh buồm thấp thoáng xa xa nơi cửa bể chièu hôm mên mông gợi ra trong lòng Kiều nỗi nhớ nhà nhớ quê, nỗi buồn quê hương, tâm trạng cô đơn
+ Nhìn cánh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới xa, Kiều nhớ đến thân phận mình cũng như cách hoa kia, không biết sẽ trôi dạt về đâu
+ Rồi Kiều nhìn ra bốn phía chỉ thấy một màu sắc rầu rầu, héo úa, tàn rụi của nội cỏ giữa 4 bề xanh xanh nhạt nhoà của chân mây mặt đất. Màu sắc của nội cỏ phản chiếu nỗi đau tê tái của người con gái hưu lạc, nỗi lo lắng cho tương lai mờ mịt của nàng
+ Nhìn xa rồi đến nhìn gần, âm thanh kêu quanh ghế ngồi của Kiều tượng trưng cho những sóng gió đang rình rập, bủa vây, xô đây Kiều. Tiếng sóng kêu cũng là tiếng kêu đau đớn của nàng Kiều đồng vọng với tự nhiên
- Khép lại đoạn trích, tác giả thể hiện tâm trạng buồn lo của Kiều qua cái nhìn cảnh vật. Tám câu thơ cuối của bài là một minh chứng cho bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình hay nhất trong “Truyện Kiều”. Đây còn là một bức tranh tứ bình, được tác giả sử dụng nghệ thuật ẩn dụ kết hợp với điệp ngữ “buồn trông” tạo một âm điệu trầm buồn. Tám câu cuối này đã vẽ ra bốn cảnh và mỗi cảnh đều nhuốm một màu tâm trạng:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”
- Bức tranh vẽ cảnh “cửa bể chiều hôm” thật rộng lớn, mênh mông, bát ngát. Trên nền của bức tranh ấy, Kiều nhận thấy ở phía ngoài khơi xa thấp thoáng hình ảnh “thuyền ai” lẻ loi, đơn chiếc đã gợi ra trong lòng Kiều một tâm trạng buồn, xa nhà, nhớ gia đình, nhớ quê hương da diết.
- Kiều nhìn ra xa rồi lại nhìn lại gần trong một khoảng không gian hẹp. Kiều nhìn dòng nước đang chảy và cánh hoa trôi lững lờ để rồi Kiều lại lo cho thân phận của mình:
“Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu”
Cảnh trong hai câu thơ trên là cảnh hoa trôi mặt nước. Kiều nhìn hoa mà không thấy đẹp, thấy tươi vì những bông hoa đó đã bị bứt ra khỏi cành, khỏi cây, khỏi sự sống và giờ đây đang trôi nổi, phiêu dạt trên mặt nước. Nhìn hình ảnh ấy gợi lên trong lòng nàng nỗi lo sợ cho thân phận bất hạnh của bản thân, không biết sẽ trôi dạt về đâu trên dòng đời vô định. Cũng giống như hoa, cuộc sống của Kiều giờ đây đã bị cắt đức khỏi mối liên hệ với gia đình, quê hương. Kiều không biết phải làm gì, đành phó mặc tất cả cho số phận. Kiếp người tựa kiếp hoa, tránh sao được dập vùi tan nát.
- Kiều nhìn ra xa rồi lại nhìn gần, nhìn ra bốn phía xung quanh nơi lầu Ngưng Bích với một cái nhìn bao quát hơn:
“Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”
Tác giả đã sử dụng từ láy “rầu rầu”, “xanh xanh” để miêu tả cảnh trong hai câu thơ này. Từ “rầu rầu” vốn là một từ gợi tả tâm trạng của con người. Nhưng ở đây tác giả lại dùng để miêu tả màu sắc. Đó là sắc cỏ tàn tạ, héo úa được trải dài trong một khoảng không gian vô tận nối liền từ “mặt đất” tới “chân mây”. Sống trong không gian héo tàn ấy khiến Kiều lo lắng, liên tưởng đến cuộc đời mình rồi cũng héo mòn, tàn tạ ở nơi đây. Kiều buốn chán, tủi thân về cuộc sống lạnh lung, vô định của mình
- Ở cảnh cuối cùng của đoạn trích, thiên nhiên nổi lên thật dữ dội, như đang bủa vây lấy Kiều:
“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
Việc sử dụng từ láy “ầm ầm” đã diễn tả cảnh sóng gió giông bão. Không còn là gió thổi, gió lướt mà là “gió cuốn mặt duềnh” thật hung bạo, dữ dằn. Cũng không còn là sóng xô, sóng vỗ mà là sóng kêu “ầm ầm” dữ dội. Âm thanh tiếng sóng như đe dọa, thét gào, đang dồn đuổi, bủa vây lấy Kiều. Nhìn khung cảnh đó, Kiều vô cùng kinh sợ, hãi hùng. Kiều lo cho số phận của mình không biết sẽ bị xô đẩy về đâu, tương lai của mình rồi sẽ ra sao? Qua đó, người đọc cảm nhận được tài năng tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du
=> Như vậy, ở tám câu thơ cuối của đoạn trích, có thể khẳng định đó là một bức tranh tứ bình đầy ấn tượng với cách biểu hiện “tình trong cảnh ấy và cảnh trog tình này” , đồng thời thể hiện được tâm trạng “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Thành công nổi bật của Nguyễn Du trong tám câu thơ này là bút pháp tả cảnh ngụ tình thật rõ nét. Mỗi cảnh là một ý tăng dần theo suy nghĩ và mặc cảm của Kiều. Tác giả đã sử dụng bút pháp miêu tả tinh tế từ xa đến gần, từ cao xuống thấp, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, tâm trạng từ buồn man mác đến lo âu, kinh sợ hãi hùng. Với lối miêu tả ấy, Nguyễn Du được mệnh danh là bậc thầy ngôn ngữ.
Chọn đáp án: D.