Câu 1. Trong các cách sau đây, cách nào làm thước nhựa bị nhiễm điện.
A. Phơi ngoài nắng. C. Nhúng vào nước ấm.
B. Cọ xát vào vải khô. D. Đặt gần nguồn điện.
Câu 2. Dùng một mảnh len cọ xát nhiều lần một thước nhựa thì thước nhựa này có thể hút được các vụn giấy. Vì sao ?
A.Vì thước nhựa bị nhiễm điện B.Vì thước nhựa được làm sạch
C.Vì thước nhựa bị nóng lên D.Vì thước nhựa có tính chất từ như nam châm
Câu 3. Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích:
A. Viên phấn trên bảng. C. Ruột bút chì.
B. Thanh gỗ khô. D.Thước nhựa.
Câu 4. Tại sao cánh quạt trong các quạt điện thường xuyên quay mà vẫn có rất nhiều bụi dính vào ?
A. Vì các hạt bụi bay trong không khí bị nhiễm điện dương.
B. Vì hạt bụi nhỏ và rất dính nên sẽ bám vào cánh quạt khi quay.
C. Vì cánh quạt có điện sẽ hút bụi xung quanh nó.
D. Vì cánh quạt khi quay sẽ cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện.
Câu 5. Các vật mang điện tích cùng loại gần nhau thì?
A. Hút nhau B. Đẩy nhau
C. Vừa hút, vừa đẩy D. Không hút, không đẩy
Câu 6. Khi đưa một thanh thuỷ tinh đã cọ xát với lụa đến gần mảnh vải khô đã cọ xát với thanh nhựa sẫm màu. Hiện tượng xảy ra như thế nào? Vì sao?
A. Chúng hút nhau vì các vật sau khi cọ xát bị nhiễm điện.
B. Chúng đẩy nhau vì cùng nhiễm điện âm.
C. Chúng đẩy nhau vì cùng nhiễm điện dương.
D. Chúng sẽ hút nhau vì nhiễm điện khác loại.
Câu 7. Đèn điện sáng, quạt điện quay, các đồ dùng điện hoạt động khi:
A. Có có hạt mang điện chạy qua B. Có dòng điện chạy qua chúng
C. Chúng bị nhiễm điện D. Có dòng các nguyên tử chạy qua
Câu 8. Dòng điện là gì ?
A. Là dòng chất lỏng dịch chuyển có hướng
B. Là dòng các nguyên tử dịch chuyển có hướng
C. Là dòng các hạt nhân trong các chất dịch chuyển có hướng
D. Là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng
Câu 9. Trong vật nào sau đây có electron tự do:
A. Dây nhựa B. Thanh đồng C. Dây cao su D. Thanh thủy tinh
Câu 10. Dòng điện trong kim loại là
A. Dòng chuyển dời của các hạt mang điện
B. Dòng chuyển động tự do của các êlectrôn tự do.
C. Dòng chuyển dời có hướng của các êlectron tự do.
D. Dòng chuyển dời có hướng của các vật nhiễm điện
Câu 11. Đang có dòng điện trong vật nào dưới đây ?
A. Một mảnh nilon đã được cọ xát
B. Đồng hồ dùng pin đang chạy
C. Chiếc pin tròn được đặt tách riêng trên bàn
D. Đường dây điện trong gia đình khi không sử dụng bất kỳ một thiết bị điện nào
Câu 12. Dụng cụ nào dưới đây không phải là nguồn điện ?
A. Bóng đèn điện đang sáng B. Pin C. Đinamô lắp ở xe đạp D. Acquy
Câu 13. Đơn vị đo hiệu điện thế là:
A. Ampe B. Vôn C. Đêxiben D. Hec
Câu 14. Trường hợp nào dưới đây có hiệu điện thế bằng không?
A. Giữa hai cực của một pin là nguồn điện trong mạch kín.
B. Giữa hai cực của một pin còn mới khi chưa mắc vào mạch.
C. Giữa hai đầu bóng đèn đang sáng.
D. Giữa hai đầu bóng đèn có ghi 6V khi chưa mắc vào mạch .
Câu 15. Chiều dòng điện trong mạch điện kín được quy ước như thế nào ?
A. Cùng chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín
B. Ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín
C. Chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích âm trong mạch
D. Chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn
Câu 16. Trong các dụng cụ và thiết bị điện thường dùng, vật liệu cách điện sự dụng nhiều nhất là:
A. Nhựa B. Sứ C. Thủy tinh D. Cao su
Câu 17. Các cụm vật liệu dưới đây, cụm nào thuộc vật liệu dẫn điện:
A. Đồng, bạc, sứ B. Đồng, nhôm, than chì
C. Đồng,nhựa, sắt D. Đồng, thủy tinh, vàng
Câu 18. Trong các chất dưới đây chất nào không phải là chất cách điện ?
A. Than chì B. Nhựa C. Gỗ khô D. Cao su
Câu 19. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vật dẫn điện?
A. Vật dẫn điện là vật có khối lượng riêng lớn.
B. Vật dẫn điện là vật có các hạt mang điện bên trong
C. Vật dẫn điện có khả năng nhiễm điện.
D. Vật dẫn điện là vật có thể cho dòng điện chạy qua.
Câu 20. Để mạ bạc cho một chiếc nhẫn bằng sắt, ta dựa vào:
A. Tác dụng hóa học của dòng điện
B. Tác dụng từ của dòng điện
C. Phương pháp làm nóng chảy bạc và tráng đều lên chiếc nhẫn bằng sắt
D. Tác dụng nhiệt của dòng điện
Câu 21. Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây có thể hút:
A. Các vụn nhôm B. Các vụn sắt C. Các vụn đồng D. Các vụn giấy viết
Câu 22. Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện.
. D. Nồi cơm điện.
Câu 23. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào biểu hiện tác dụng sinh lý của dòng điện?
A. Dòng điện chạy qua bóng đèn làm bóng đèn sáng lên.
B. Dòng điện qua bếp điện làm cho bếp điện nóng lên.
C. Dòng điện qua cơ thể gây co giật các cơ.
D. Dòng điện qua cái quạt làm cánh quạt quay.
Câu 24. Một pin có hai cực đã bị mất dấu, có thể dùng loại đèn nào để xác định được dấu các cực của pin này?
A. Đèn sợi đốt B. Đèn bút thử điện
C. Đèn điốt phát quang (đèn LED) D. Đèn huỳnh quang
Câu 25. Quạt điện hoạt động dựa vào tác dụng nào của dòng điện.?
A. Tác dụng hóa học B. Tác dụng phát sáng
C. Tác dụng nhiệt. D. Tác dụng từ
Câu 26. Nếu sơ ý để cho dòng điện đi qua cơ thể người thì tác dụng sinh lý của dòng điện sẽ làm cho cơ thể người xảy ra hiện tượng nào dưới đây ?
A. Cơ thể người phát sáng. B. Cơ thể người hút được sắt
C. Làm ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. D. Nóng lên và phát sáng.
Câu 27. Nam châm điện hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện ?
A. Tác dụng hóa học C. Tác dụng phát sáng
B. Tác dụng từ D. Tác dụng nhiệt
Câu 28. Để đo dòng điện qua quạt điện có cường độ 0,35A, ta chọn dụng cụ nào dưới đây là phù hợp:
A. Ampe kế có giới hạn đo là 500mA B. Ampe kế có giới hạn đo là 100mA
C. Ampe kế có giới hạn đo là 5A D. Ampe kế có giới hạn đo là 40mA
Câu 29. Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn, người ta dùng dụng cụ gì và mắc dụng cụ đó như thế nào?
A. Dùng vôn kế và mắc song song với hai đầu bóng đèn
B. Dùng vôn kế và mắc nối tiếp với bóng đèn
C. Dùng ampe kế và mắc song song với hai đầu bóng đèn
D. Dùng ampe kế và mắc nối tiếp với bóng đèn
Câu 30. Trên một bóng đèn có ghi 6V. Phải sử dụng nguồn điện có hiệu điện thế nào dưới đây để đèn sáng bình thường.
A. 5V. B. 10V C. 6V. D. 12V.
Câu 31. Dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện là?
A. Ampe kế. B. vôn. C. vôn kế. D. ampe.
Đáp án cần chọn là: B
Trong các cách trên, cách làm thước nhựa nhiễm điện là: Cọ xát mạnh thước nhựa lên mảnh vải khô nhiều lần (Nhiễm điện do cọ xát).