Bài thơ “Lượm” kể và tả về Lượm qua những sự việc nào, bằng lời của ai?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú
+ Về chuyện gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong “ngày Huế đổ máu”
+ Sự hi sinh anh dũng của Lượm khi đang trên đường làm nhiệm vụ và hình ảnh của Lượm còn sống mãi.
- Bố cục:
+ Phần 1 ( 5 khổ thơ đầu): Cuộc gặp gỡ của hai chú cháu tại Huế
+ Phần 2 (7 khổ thơ tiếp) Sự hi sinh của Lượm trên đường làm nhiệm vụ
+ Phần 3 (còn lại): Hình ảnh Lượm sống mãi với đất nước.
Bài thơ kể về chuyện tác giả đã gặp lại chú bé Lượm tại Huế vào một ngày cuối năm 1946, rồi hai chú cháu từ biệt nhau. Đến tháng sáu năm sau, tác giả nghe tin Lượm đã hi sinh trong một lần chuyển thư thượng khẩn ra mặt trận. Bài thơ được kể bằng lời của tác giả (xưng là chú).
+Bố cục của bài thơ gồm ba đoạn:
- Đoạn một: Từ đầu đến... Cháu đi xa dần: Hình ảnh hồn nhiên đáng yêu của Lượm trong cuộc gặp gỡ tinh cờ giữa hai chú cháu.
- Đoạn hai: Từ Cháu đi đường cháu... đến Hồn bay giữa đồng: kể về chuyến liên lạc cuối cùng và cái chết anh dũng của Lượm giữa mặt trận.
- Đoạn cuối: Phần còn lại: Hình ảnh chú bé Lượm sống mãi trong lòng nhà thơ.
1) Câu thơ LƯỢM ơi còn ko?là một câu hỏi tu từ đc tách ra thành một khô thơ riêng ở cuối bài bộc lộ cảm xúc bâng khuâng, tiếc nhớ khôn nguôi của tác giả.
Sau câu thơ ấy, tac giả lập lại 2 khô thơ ở doan đầu với dụng y khắc sâu hình ảnh hồn nhiên, trong sáng của LƯỢM trong tâm hồn moi người.LƯỢM ki những sông mãi trong lòng nha thơ mà còn sống mãi với quê hương , dat nuoc.
2) trong bài thơ tác giả goi LƯỢM bằng nhiều từ khác nhau như: cháu , chu be,LƯỢM,chu đồng chí nho. Cách goi luôn thay đổi the hiện môi quan hệ thân thiết giữa tác giả và LƯỢM,đồng thời nói lên long yêu mến của tác giả dối với LƯỢM , 1 đồng chí nhỏ hăng hái tham gia công việc kháng chiến đánh giặc cứu nước.
Bài 1
Hai khổ thơ cuối láy lại khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba như một điệp khúc để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả. Bài thơ hết nhưng ý thơ lại mở ra vẫn còn tiếp nối mãi trong lòng người đọc hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên mà dũng cảm, đáng yêu và đáng cảm phục. Lượm vẫn còn công mãi trong lòng chúng ta như bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc.
Câu 1:
Bài thơ kể và tả về Lượm qua hồi tưởng, tưởng tượng của tác giả. Trong không khí tang thương và chết chóc của những ngày đổ máu ở Huế, người chú tình cờ gặp cháu - chú bé Lượm nhỏ tuổi, dễ thương, lạc quan trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp.
- Lượm đã vượt bao khó khăn, nguy hiểm để làm nhiệm vụ và đã hi sinh trên cánh đồng lúa quê hương.
* Bố cục của bài thơ: ba đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “Cháu đi xa dần” -> Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu.
- Đoạn 2: Tiếp đến "Hồn bay giữa đồng” -» Câu chuyện vể chuyến liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.
- Đoạn 3: Còn lại -> Hình ảnh Lượm vẫn sống mãi
Câu 2:
Hình ảnh Lượm được thể hiện từ khổ hai đến khổ năm được miêu tả sinh động và rõ nét qua các chi tiết nghệ thuật:
- Hình dáng: Cái sắc xinh xinh, Ca lô đội lệch. Trang phục của Lượm giống như trang phục của các chiến sĩ vệ quốc thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhưng Lượm còn rất bé nên cái sắc bên mình chỉ “ xinh xinh Còn chiếc mũ ca lô thì đội lệch thể hiện một dáng vẻ hiên ngang và hiếu động của tuổi trẻ.
- Dáng điệu: loắt choắt nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn và tinh nghịch (Cái chân thoăn thoắt, Cái đầu nghênh nghênh).
- Cử chỉ: rất nhanh nhẹn {Như con chim chích), hồn nhiên, yêu đời (huýt sáo, cười híp mí).
- Lời nói: tự nhiên, chân thật (Cháu đi liên lạc, Vui lổm chú à, ở đồ/ì Mang c Thích hơn ở nhà!).
* Các yêu tố nghệ thuật như từ láy (loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh... vần gieo (choắt - thoắt, nghênh - lệch, vang - vàng...), nhịp thơ nhanh cùng hình ảnh so sánh (Nhưcon chim chích...) góp phần thể hiện hình ảnh Lượm - một em bé liên hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu. Câu 3: Nhà thơ đã hình dung miêu tả chuyên đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh Lượm như thế nào? Hình ảnh Lượm gợi cho em cảm xúc gì?
Trong đoạn thơ này có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt. Em tìm những câu thơ và khổ thơ ấy, nêu tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm của tác giả.
Trá lời:
Nhà thơ đã hình dung ra sự hi sinh của Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng cũng như bao lần làm nhiệm vụ, Lượm dũng cảm và nhanh nhẹn, hăng hái quyết hoàn thành nhiệm vụ không nề nguy hiểm:
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề ‘Thượng khẩn"
Sợ chi hiểm nghèo?
Nhưng rồi:
Bỗng loè chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú bé đã hi sinh dũng cảm giữa tuổi thiếu niên hồn nhiên, đầy hứa hẹn của một cuộc đời đã được chắp cánh cùng cách mạng. Nhưng nhà thơ không dừng lâu ở nỗi đau xót, ông cảm nhận được sự hi sinh của Lượm có một vẻ thiêng liêng cao cả như một thiên thần bé nhỏ yên nghi giữa cánh đồng quê hương với hương thơm lúa non thanh khiết bao phủ quanh em và linh hồn nhỏ bé ấy đã hoá thân vào với thiên nhiên đất nước (Cháu nằm trên lúa, Tay nắm chặt bông, Lúa thơm mùi sữa, Hồn bay giữa đồng).
Những câu thơ, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt:
Ra thế Lượm ơi ...
Biểu hiện sự đau đớn, sửng sốt đến lặng người.
- Thôi rồi, Lượtn ơi!
Hình dung lại sự việc mà tác giả tưởng như phải chứng kiến cái giây phút đau đớn ấy nên không kìm lòng được, lại thốt lên lời đau đớn.
- Lượm ơi, còn không?
Câu thơ được tách ra thành một khổ thể hiện tiếng gọi vừa thân thương vừa thống thiết kết hợp với câu hỏi tu từ như muốn nhấn mạnh, hướng người đọc suy nghĩ về sự còn hay mất của Lượm.
Câu 4:
Trong bài thơ, người kể đã gọi Lượm bằng nhiểu đại từ xưng hô khác nhau:
- Chú bé: cách gọi của một người lớn tuổi với một em trai nhỏ, thể hiện sự thân mật nhưng chưa phải là gần gũi, thân thiết.
- Cháu: cách gọi biểu lộ tình cảm gần gũi, thân thiết như quan hệ ruột thịt của người lớn với một em nhỏ.
- Chú đồng chí nhỏ. cách gọi vừa thân thiết, trìu mến vừa trang trọng đối với một chiến sĩ nhỏ tuổi.
- Lượtn ơi: dùng khi tình cảm, cảm xúc của người kể lên đến cao độ, thể hiện ra trong cách gọi tên kèm theo những từ cảm thán: Thôi rồi, Lượm ơi và Lượm ơi, còn không?
Câu 5:
Sau câu thơ: Lượm ơi, còn không? nhà thơ lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên vui tươi là để trả lời cho câu hỏi tu từ này. Nhà thơ khẳng định Lượm sẽ và vẫn sống mãi cùng thời gian, trong lòng nhà thơ, trong tình thương nhớ, cảm phục của đồng bào Huế, trong chúng ta và các thế hệ mai sau.
Hình ảnh nhân vật Lượm (khổ 2 tới khổ 5):
- Về mặt hình dáng: loắt choắt, chân thoăn thoắt
- Trang phục: xắc xinh xinh, ca lô đội lệch
- Hoạt động: đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, nhảy trên đường
- Lời nói tự nhiên, chân thật, lễ phép: cháu đi liên lạc/ vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá/ thích hơn ở nhà.
- Biện pháp nghệ thuật: từ láy, so sánh, nhịp điệu nhanh, vui nhộn
→ Hình ảnh Lượm là chú bé thông minh, nhanh nhẹn, hồn nhiên. Công việc khó khăn, nguy hiểm nhưng Lượm vẫn rất dũng cảm, không hề quan tâm tới hiểm nguy.
Câu 2:
Trong học kì 1 em đã đc học rất nhiều nhân vật .Nhưng trong tất cả các nhân vật đó em thích nhất là nhân vật Lượm trong bài thơ "Lượm" của Tố Hữu.Dưới ngòi bút tác giả ,Lượm là một chú bé ngây thơ hồn nhiên tinh nghịch và yêu đời .
Chiếc ca lô đội lệch với 1 cái túi đen của chú đã điểm thêm cho thân hình nhỏ bé nhanh nhẹn .Với đôi má đỏ hồng hào và nụ cười tươi, Lượm đã biêu lộ rõ dàng sự dễ gần với mọi người và dễ thương khiến ai cũng yêu quý cậu .Lặng im nhìn cuốn thơ mang tên "Tố Hữu" lòng mang mác buồn, tự hỏi lòng tại sao?Tại sao chú bé Lượm trong thơ kia hồn nhiên là vậy,vô tư là vậy dũng cảm như thế kia lại hi sinh , lại chết khi chú còn quá trẻ?Viên đạn lạc nào nhẫn tâm cướp đi thân xác cậu để tâm hồn cậu phảng phất ôm lấy quê hương?Tại sao?Với những câu hỏi kia qunh quẩn trong đầu tôi thiếp đi. bỗng bên tai tôi vang lên bài thơ đó à không một bài đồng dao của lũ trẻ, chúng hát" chú bé loắt choắt................."
Kìa cậu kia kìa,cậu chuẩn bị lên đường rồi đó!Cái ca lô xanh lệch trên đầu trông ngộ thật,trên vai cậu một cái xắc xinh lắm đầy ắp tài liệuu, mang nó chắc cậu mệt lắm .Nhưng sao cậu vẫn cười ,cậu vẫn yêu đời đến thế. Trông cậu thật hạnh phúc.Sắp sếp xong xuôi, cậu ta hí hửng lên đường:đi liên lạc.Với cậu ,việc đi liên lạc còn thú vị ,còn quan trọng hơn bất kì công việc nào khác. Trên con đường lang quanh co uốn éo ôm lấy cánh đồng quê hương vàng óng,thoảng thơm mùi lúa chín kia cậu vừa đi vừa huýt sáo,hồn nhiên lắm ......, và rồi "đoàng"- một tiếng súng vang lên rung động cả một vùng rộng lớn mênh mông yên ắng . Một viên đạn lạc từ đâu vô tình hay cố ý bay tới trúng vào con người bé nhỏ ấy của cậu.Cậu ngã xuống ,nằm im, hương lúa ôm lấy thân xác của cậun như quê hương ôm cậu vào lòng ru cậu vào giấc ngủ ngàn thu bất tận ấy. Cậu đi rồi, trên tay vẫn nắm chặt bông lúa của mảnh đất nơi này.
Cậu đau lắm chứ, đau bởi chưa nhìn đc cảnh đất nước độc lập, dân tộc tự do, đau vì mẹ già ở nhà mong con mà mỏi mắt, nỗi đau kia bình dị biết chừng nào.....Hồn cậu ôm lấy quê hương.Cậu đi rồi nhưng vẫn ở lại_ở lại với một tinh thần thép_ở lại với một hình anh chú bé giao liên dũng cảm kiên cường.
1 . Trang phục: Cái xắc xinh xinh, Ca lô đội lệch: Lượm cũng được trang bị như các chiến sĩ Vệ quốc hồi đẩu kháng chiến. Chiếc xấc đựng tài liệu có quai đeo chéo qua vai; còn chiếc mũ ca lô thi đội lệch về một bên, thể hiện nét tinh nghịch, hiếu động của tuổi thơ.Dáng điệu loắt choắt {bé nhỏ) nhưng cử chỉ nhanh nhẹn, tự tin. Thái độ hồn nhiên, vui vẻ. Lời nói mộc mạc chân thành.
2 . Đối với lứa tuổi học sinh chúng ta thì chắc hẳn không ai không biết đến bà thơ Lượm do Tố Hữu – nhà thơ cách mạng biểu của Việt Nam sáng tác. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một cậu bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cậu bé dường như rất vui thích và rất tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến khi chỉ là một cậu bé rất nhỏ. Chẳng thế mà nhìn cậu lúc này xem cậu đi thoăn thoắt cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch và rất trẻ trung, yêu đời. Đến những câu thơ cuối, vẫn hình ảnh vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như những người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ, dù mưa bom bão đạn xung quanh, cái chết rình rập nhưng cậu bé không hề sợ hãi. Trước nhu cầu truyền thông tin “thượng khẩn”, lòng yêu tổ quốc giúp cậu vượt lên mọi nỗi lo sợ, kể cả an toàn mạng sống “Sợ chi hiểm nghèo”. Lượm đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ trong cảnh mưa bom bão đạn, cậu đã hi sinh trên đất mẹ quê hương – 1 sự hi sinh thiêng liêng cao cả, một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo.
3 . ( Mk ko bt )
Trong bài thơ có những sự việc:
- Nhà thơ từ Hà Nội về Huế và gặp Lượm, nghe Lượm kể chuyện đi liên lạc
- Lượm nhận nhiệm vụ liên lạc và bị trúng đạn của kẻ thù, Lượm hi sinh
Câu chuyện kể bằng lời của: tác giả (nhà thơ)