Chứng minh rằng địa hình nước ta được vận động Tân kiên tạo nâng lên làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động tân kiến tạo làm trẻ lại, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao,.
thấp dần từ tây bắc xuống đông nam và phân hóa đa dạng (sgk Địa lí 12 trang 29)
=> Chọn đáp án C
– Lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc trong giai đoạn Cổ kiến tạo
– Trải qua hàng chục triệu năm không được nâng lên , các vùng núi bị bào mòn phá huỷ bởi ngoại lực , tạo nên những bề mặt san bằng cổ thấp và thoải – Đến giai đoạn Tân kiến tạo , vận động tạo núi đã làm cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau : núi , đồi , đồng bằng , thềm lục địa . Địa hình thấp dần từ nội địa ra tới biển theo hướng Tây Bắc – Đông nam .
- Địa hình già trẻ lại:
+ Địa hình già và trẻ thường được phân biệt nhau bởi hình thái. Địa hình già có đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng mở rộng. Địa hình trẻ, ngược lại, có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp.
thiếu thì bạn thông cảm nha
Chọn đáp án D
Địa hình nước ta được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ ràng.
Chọn đáp án D
Địa hình nước ta được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ ràng.
HƯỚNG DẪN
- Địa hình già trẻ lại
+ Địa hình già và trẻ thường được phân biệt nhau bởi hình thái. Địa hình già có đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng mở rộng. Địa hình trẻ, ngược lại, có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp.
+ Nêu biểu hiện: Địa hình miền núi phổ biến có các núi đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp; xen giữa có các mặt bằng, dấu vết của địa hình cổ (ví dụ mặt bằng Sa Pa ở dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn). Đồng bằng có nhiều dạng địa hình vẫn đang được tiếp tục hoàn thành (bãi bồi, doi đất, vùng trũng thấp...); giữa đồng bằng còn có các thềm sông, thềm biển...
+ Sau giai đoạn Cổ kiến tạo, địa hình nước ta như một bán bình nguyên, có thể gọi là địa hình già. Vận động tạo núi Anpơ - Himalaya trong Tân kiến tạo đã nâng lên, hạ xuống, làm đứt gãy, phun trào mắcma... làm cho địa hình nước ta được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: núi đồi, đồng bằng, thềm lục địa...; trong từng bậc địa hình lớn như đồi núi, đồng bằng, bờ biển còn có các bậc địa hình nhỏ như các bề mặt san bằng, các cao nguyên xếp tầng, các bậc thềm sông, thềm biển...; nhiều địa hình có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp...
- Địa hình phân bậc
+ Nêu biểu hiện: Căn cứ vào thang màu độ cao ở trang 6-7 (Hình thể), tìm kiếm trên bản đồ để có dẫn chứng về sự phân bậc của địa hình nước ta. Ở mỗi bậc, cần nêu dẫn chứng cụ thể; ví dụ: bậc trên 2500m có Phanxipăng 3143m, Ngọc Linh 2598m...; bậc từ 2000 - 2500m có Tây Côn Lĩnh 2419m, Chư Yang Sin 2405 m...
+ Vận động Anpơ - Himalaya trong Tân kiến tạo diễn ra với nhiều chu kì nâng lên khác nhau; xen kẽ giữa các chu kì nâng lên là hoạt động bào mòn của ngoại lực. Mỗi chu kì nâng lên có cường độ khác nhau, nên cùng với hoạt động bào mòn của ngoại lực đã tạo nên các bậc địa hình có độ cao khác nhau.
A
Phương pháp: địa hình phân bậc (sgk địa lí 12 trang 25)
Cách giải:
Yếu tố quyết định tạo nên tính phân bậc của địa hình nước ta là do vận động Tân kiến tạo, nhất là do chịu tác động của vận động tạo núi Anpơ- Himalaya, trên lãnh thổ nước ta xảy ra các hoạt động nâng hạ địa hình => địa hình phân bậc
Phương pháp: địa hình phân bậc (sgk địa lí 12 trang 25)
Cách giải:
Yếu tố quyết định tạo nên tính phân bậc của địa hình nước ta là do vận động Tân kiến tạo, nhất là do chịu tác động của vận động tạo núi Anpơ- Himalaya, trên lãnh thổ nước ta xảy ra các hoạt động nâng hạ địa hình => địa hình phân bậc
=> Đáp án A
- Địa hình nước ta được vận động Tân kiến tạo nâng lên làm trẻ lại:
+ Sự nâng cao của Tân kiến tạo với biên độ lớn tạo nên cát dãy núi trẻ có độ cao lớn, điển hình là Hoàng Liên Sơn.
+ Sự cắt xẻ sâu của dòng nước tạo ra các thung lũng sâu, hẹp, vách dựng đứng, điển hình là thung lũng sông Đà.
+ Địa hình cao nguyên badan núi lửa trẻ với các đứt gãy sâu tại Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
+ Sự sụt lún sâu tại một số khu vực để hình thành các đồng bằng trẻ của sông Hồng, sông Cửu Long và khu vực vịnh Hạ Long.
- Tính phân bậc của địa hình:
+ Vận động tạo núi Hi-ma-lay-a đã làm cho địa hình nước ta phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: núi đồi, đồng bằng, thềm lục địa,...
+ Trong từng bậc địa hình lớn như: đồi núi, đồng bằng, bờ biển, còn có các bậc địa hình nhỏ như: các bề mặt san bằng, các cao nguyên xếp tầng, các bậc thềm sông, thềm biển,...