Sưu tầm tài liệu và trình bày về thời niên thiếu của Hồ Chí Minh.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời thơ ấu tên là Nguyễn Sinh Cung (1), sinh ngày 19-5-1890, tại quê ngoại là làng Hoàng Trù (còn gọi là làng Trùa), xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), trong một gia đình nhà Nho, nguồn gốc nông dân.
Cha của Người là Nguyễn Sinh Sắc (Nguyễn Sinh Huy), sinh năm 1862, mất năm 1929, quê ở làng Kim Liên (thường gọi là làng Sen) cùng thuộc xã Chung Cự, nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông Nguyễn Sinh Sắc xuất thân từ gia đình nông dân, mồ côi cha mẹ sớm, từ nhỏ đã chịu khó làm việc và ham học. Vì vậy, ông được nhà Nho Hoàng Xuân Đường ở làng Hoàng Trù xin họ Nguyễn Sinh đem về nuôi. Là người ham học và thông minh, lại được nhà Nho Hoàng Xuân Đường hết lòng chăm sóc, dạy dỗ, ông thi đỗ Phó bảng và sống bằng nghề dạy học. Đối với các con, ông Sắc giáo dục ý thức lao động và học tập để hiểu đạo lý làm người. Khi còn trẻ, như nhiều người có chí đương thời, ông dùi mài kinh sử, quyết chí đi thi. Nhưng càng học, càng hiểu đời, ông nhận thấy: “Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ”, nghĩa là “Quan trường là nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn”. Do đó, sau khi đỗ Phó bảng, được trao một chức quan nhỏ, nhưng vốn có tinh thần yêu nước, khẳng khái, ông thường chống đối lại bọn quan trên và thực dân Pháp. Vì vậy, sau một thời gian làm quan, ông bị chúng cách chức và thải hồi. Ông vào Nam Bộ làm thầy thuốc, sống cuộc đời thanh bạch cho đến lúc qua đời.
Mẹ của Người là Hoàng Thị Loan, sinh năm 1868, mất năm 1901, là một phụ nữ cần mẫn, đảm đang, đôn hậu, sống bằng nghề làm ruộng và dệt vải, hết lòng thương yêu và chăm lo cho chồng con.
Chị của Người là Nguyễn Thị Thanh, còn có tên là Nguyễn Thị Bạch Liên, sinh năm 1884, mất năm 1954. Anh của Người là Nguyễn Sinh Khiêm, còn có tên là Nguyễn Tất Đạt, sinh năm 1888, mất năm 1950. Em của Người là bé Xin, sinh năm 1900, vì ốm yếu nên sớm qua đời. Các anh chị của Người lớn lên đều chịu ảnh hưởng của ông bà, cha mẹ, chăm làm việc và rất thương người, đều là những người yêu nước, đã tham gia phong trào yêu nước và bị thực dân Pháp và triều đình phong kiến bắt bớ tù đày.
Từ lúc ra đời đến tuổi lên 5, Nguyễn Sinh Cung sống ở quê nhà trong sự chăm sóc đầy tình thương yêu của ông bà ngoại và cha mẹ, lớn lên trong truyền thống tốt đẹp của quê hương, hiếu học, cần cù trong lao động, tình nghĩa trong cuộc sống và bất khuất trước kẻ thù. Nguyễn Sinh Cung ham hiểu biết, thích nghe chuyện và hay hỏi những điều mới lạ, từ các hiện tượng thiên nhiên đến những chuyện cổ tích mà bà ngoại và mẹ thường kể.
Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung cùng với gia đình chuyển vào Huế lần thứ nhất, khi ông Nguyễn Sinh Sắc vào Kinh thi hội. Từ cuối năm 1895 đến đầu năm 1901, Nguyễn Sinh Cung sống cùng cha mẹ tại Huế, ở nhờ nhà một người quen ở trong thành nội (nay là số nhà 112, đường Mai Thúc Loan). Đó là những năm tháng gia đình ông Sắc sống trong cảnh gieo neo, thiếu thốn. Bà Hoàng Thị Loan làm nghề dệt vải, còn ông Sắc ngoài thời gian học, phải đi chép chữ thuê để kiếm sống, để học và dự thi.
Năm 1898, ông Nguyễn Sinh Sắc dự thi hội lần thứ hai nhưng vẫn không đỗ. Cuộc sống gia đình càng thêm chật vật khó khăn. Gần cuối năm 1898, theo lời mời của ông Nguyễn Sĩ Độ, ông Nguyễn Sinh Sắc về dạy học cho một số học sinh ở làng Dương Nỗ, tại ngôi nhà của ông Nguyễn Sĩ Khuyến (em trai ông Nguyễn Sĩ Độ), xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên, cách thành phố Huế 6 km. Nguyễn Sinh Cung cùng anh theo cha về đây và bắt đầu học chữ Hán tại lớp học của cha.
Cuối năm 1900, ông Nguyễn Sinh Sắc được cử đi coi thi ở trường thi hương Thanh Hoá. Ông đưa Nguyễn Sinh Khiêm đi cùng, còn Nguyễn Sinh Cung thì về sống với mẹ trong nội thành Huế. Bà Loan sinh bé Xin trong hoàn cảnh khó khăn túng thiếu nên lâm bệnh và qua đời. Chẳng bao lâu sau, bé Xin quá yếu cũng theo mẹ. Mới 11 tuổi Nguyễn Sinh Cung đã chịu nỗi đau mất mẹ và em.
Hơn 5 năm sống ở kinh thành Huế, Nguyễn Sinh Cung thấy được nhiều điều mới lạ. So với quê hương xứ Nghệ, Huế có nhiều nhà cửa to đẹp, nhiều cung điện uy nghiêm. Nguyễn Sinh Cung cũng thấy ở Huế có nhiều lớp người, những người Pháp thống trị nghênh ngang, hách dịch và tàn ác; những ông quan Nam triều bệ vệ trong những chiếc áo gấm, hài nhung, mũ cánh chuồn, nhưng khúm núm rụt rè; còn phần đông người lao động thì chịu chung số phận đau khổ và tủi nhục. Đó là những người nông dân rách rưới mà người Pháp gọi là bọn nhà quê, những phu khuân vác, những người cu ly kéo xe tay, những trẻ em nghèo khổ, lang thang trên đường phố… Những hình ảnh đó đã in sâu vào ký ức của Nguyễn Sinh Cung.
Được tin vợ qua đời, ông Nguyễn Sinh Sắc vội trở lại Huế, đưa con về quê. Sau khi thu xếp cuộc sống cho các con, được sự động viên của bà con trong họ ngoài làng, ông Nguyễn Sinh Sắc lại vào Huế dự kỳ thi hội năm Tân Sửu. Lần này đi thi ông mang tên mới là Nguyễn Sinh Huy.
Tháng 5-1901, ông Nguyễn Sinh Huy đậu Phó bảng khoa thi hội Tân Sửu. Khoảng tháng 9-1901, Nguyễn Sinh Cung cùng gia đình chuyển về sống ở quê nội. Ông Nguyễn Sinh Huy làm lễ vào làng cho hai con trai với tên mới là Nguyễn Tất Đạt (Sinh Khiêm) và Nguyễn Tất Thành (Sinh Cung).
Tại quê nhà, Nguyễn Tất Thành được gửi đến học chữ Hán với các thầy giáo Hoàng Phan Quỳnh, Vương Thúc Quý và sau là thầy Trần Thân. Các thầy đều là những người yêu nước. Nguyễn Tất Thành được nghe nhiều chuyện qua các buổi bàn luận thời cuộc giữa các thầy với các sĩ phu yêu nước. Nguyễn Tất Thành dần dần hiểu được thời cuộc và sự day dứt của các bậc cha chú trước cảnh nước mất, nhà tan. Trong những người mà ông Sắc thường gặp gỡ có ông Phan Bội Châu. Giống như nhiều nhà Nho yêu nước lúc bấy giờ, Phan Bội Châu cũng day dứt trước hiện tình đất nước và số phận của dân tộc. Con người nhiệt huyết ấy trong lúc rượu say vẫn thường ngâm hai câu thơ của Viên Mai:
“Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch,
Lập thân tối hạ thị văn chương”.
Nghĩa là:
“Mỗi bữa (ăn) không quên ghi sử sách,
Lập thân hèn nhất ấy (là) văn chương”.
Câu thơ đã tác động nhiều đến Nguyễn Tất Thành và góp phần định hướng cho người thiếu niên sớm có hoài bão lớn.
Lớn dần lên, càng đi vào cuộc sống của người dân địa phương, Nguyễn Tất Thành càng thấm thía thân phận cùng khổ của người dân mất nước. Đó là nạn thuế khoá nặng nề cùng với việc nhân dân bị bắt làm phu xây dựng đường trong tỉnh, làm đường từ Cửa Rào, đi Xiêng Khoảng (Lào) nơi rừng thiêng nước độc. Những cuộc ra đi không có ngày về, nhân dân lầm than, ai oán.
Mùa xuân năm 1903, Nguyễn Tất Thành theo cha đến xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An và tiếp tục học chữ Hán. Tại đây Nguyễn Tất Thành lại có dịp nghe chuyện thời cuộc của các sĩ phu đến đàm đạo với cha mình.
Cuối năm 1904, Nguyễn Tất Thành theo cha sang làng Du Đồng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, khi ông Sắc đến đây dạy học. Ngoài thời gian học tập, Nguyễn Tất Thành thường theo cha đến các vùng trong tỉnh như làng Đông Thái, quê hương của Phan Đình Phùng, thăm các di tích thành Lục niên, miếu thờ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, v.v..
Tháng 7-1905, Nguyễn Tất Thành theo cha đến huyện Kiến Xương, Thái Bình, trong dịp ông Nguyễn Sinh Sắc đi gặp các sĩ phu ở vùng đó.
Khoảng tháng 9- 1905, Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Tất Đạt được ông Nguyễn Sinh Huy xin cho theo học lớp dự bị (préparatoire) Trường tiểu học Pháp – bản xứ ở thành phố Vinh. Chính tại ngôi trường này, Nguyễn Tất Thành lần đầu tiên được tiếp xúc với khẩu hiệu Tự do – Bình đẳng – Bác ái.
Những chuyến đi này giúp Nguyễn Tất Thành mở rộng thêm tầm nhìn và tầm suy nghĩ. Anh nhận thấy ở đâu người dân cũng lam lũ đói khổ, nên dường như trong họ đang âm ỉ những đốm lửa muốn thiêu cháy bọn áp bức bóc lột thực dân phong kiến. Trước cảnh thống khổ của nhân dân, anh đã sớm “có chí đuổi thực dân Pháp giải phóng đồng bào”.
Sau nhiều năm lần lữa việc đi làm quan, cuối tháng 5-1906, ông Nguyễn Sinh Huy vào kinh đô nhậm chức. Nguyễn Tất Thành và anh trai cùng đi theo cha. Vào Huế, Nguyễn Tất Thành cùng với anh trai được cha cho đi học Trường tiểu học Pháp – Việt tỉnh Thừa Thiên, lớp dự bị (cours préparatoire, tháng 9-1906); lớp sơ đẳng (cours élémentaire, tháng 9-1907).
Ở Huế, lần này xảy ra một sự kiện đáng ghi nhớ trong cuộc đời của Nguyễn Tất Thành. Tháng 4-1908, anh tham gia cuộc biểu tình chống thuế của nông dân tỉnh Thừa Thiên, khởi đầu cho cuộc tranh đấu suốt đời Người vì quyền lợi của nhân dân lao động. Vì những hoạt động yêu nước, tham gia cuộc đấu tranh của nông dân, Nguyễn Tất Thành bị thực dân Pháp để ý theo dõi. Ông Nguyễn Sinh Huy cũng bị chúng khiển trách vì đã để cho con trai có những hoạt động bài Pháp.
Tuy nhiên, tháng 8-1908, Nguyễn Tất Thành, với tên gọi Nguyễn Sinh Côn, vẫn được ông Hiệu trưởng Quốc học Sukê (Chouquet) tiếp nhận vào học tại trường. Tháng 9-1908, Nguyễn Tất Thành vào lớp trung đẳng (lớp nhì) (cours moyen) tại Trường Quốc học Huế.
Trong thời gian học tại Trường Quốc học Huế, Nguyễn Tất Thành được tiếp xúc nhiều với sách báo Pháp. Các thầy giáo của Trường Quốc học Huế có người Pháp và cả người Việt Nam, cũng có những người yêu nước như thầy Hoàng Thông, thầy Lê Văn Miến. Chính nhờ ảnh hưởng của các thầy giáo yêu nước và sách báo tiến bộ mà anh được tiếp xúc, ý muốn đi sang phương Tây tìm hiểu tình hình các nước và học hỏi những thành tựu của văn minh nhân loại từng bước lớn dần trong tâm trí của Nguyễn Tất Thành. Cùng thời gian đó, Nguyễn Tất Thành còn được nghe kể về những hành động của những ông vua yêu nước như Thành Thái, Duy Tân và những bàn luận về con đường cứu nước trong các sĩ phu yêu nước.
Khoảng tháng 6-1909, Nguyễn Tất Thành rời Trường Quốc học Huế theo cha vào Bình Định, khi ông được bổ nhiệm chức Tri huyện Bình Khê. Trong thời gian ở Bình Khê, Nguyễn Tất Thành thường được cha dẫn đi thăm các sĩ phu trong vùng và thăm di tích lịch sử vùng Tây Sơn.
Cuối năm 1909, Nguyễn Tất Thành được cha gửi học tiếp chương trình lớp cao đẳng (lớp nhất – cours supérieur), tại Trường tiểu học Pháp – Việt Quy Nhơn. Ông Nguyễn Sinh Sắc hiểu khả năng và chí hướng người con trai thứ của mình nên đã tạo điều kiện cho anh được tiếp tục học lên.
Tháng 6-1910, Nguyễn Tất Thành hoàn thành chương trình tiểu học. Sau khi nghe tin cha bị cách chức Tri huyện Bình Khê, bị triệu hồi về Kinh, anh không theo cha trở về Huế mà quyết định đi tiếp xuống phía Nam. Trên đường từ Quy Nhơn vào Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành dừng chân ở Phan Thiết. Ở đây anh xin vào làm trợ giáo (moniteur), được giao dậy một số môn, đồng thời phụ trách các hoạt động ngoại khoá của Trường Dục Thanh, một trường tư thục do các ông Nguyễn Trọng Lội và Nguyễn Quý Anh (con trai cụ Nguyễn Thông, một nhân sĩ yêu nước) thành lập năm 1907. Ngoài giờ lên lớp, Nguyễn Tất Thành tìm những cuốn sách quý trong tủ sách của cụ Nguyễn Thông để đọc. Lần đầu tiên anh được tiếp cận với những tư tưởng tiến bộ của các nhà khai sáng Pháp như Rútxô (Rousseau), Vônte (Voltair), Môngtétxkiơ (Montesquieu). Sự tiếp cận với những tư tưởng mới đó càng thôi thúc anh tìm đường đi ra nước ngoài.
Tháng 2-1911, Nguyễn Tất Thành rời Phan Thiết vào Sài Gòn. Anh ở tạm tại trụ sở các chi nhánh của Liên Thành công ty đặt tại Sài Gòn, như nhà số 3, đường Tổng đốc Phương (nay là số 5, đường Châu Văn Liêm); nhà số 128, Khánh Hội. Ở Sài Gòn một thời gian ngắn, anh thường đi vào các xóm thợ nghèo, làm quen với những thanh niên cùng lứa tuổi. Ở đâu anh cũng thấy nhân dân lao động bị đọa đày, khổ nhục. Nguyễn Tất Thành cũng hay đến những cửa hàng ở gần cảng Sài Gòn, nơi chuyên nhận giặt là quần áo cho các thủy thủ trên tàu Pháp, để tìm cách xin việc làm trên tàu, thực hiện ước mơ có những chuyến đi xa.
Nguyễn Sinh Cung – Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên khi nước ta bị thực dân Pháp xâm lăng và đã trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Nhân dân bị nô lệ, đói khổ, lầm than. Quê hương có truyền thống đấu tranh anh dũng, chống giặc ngoại xâm. Thời gian 10 năm sống ở Kinh đô Huế – trung tâm văn hóa, chính trị của đất nước, tiếp xúc với nền văn hóa mới, với phong trào Duy Tân, đã cho Nguyễn Tất Thành nhiều hiểu biết mới. Nhìn lại các phong trào yêu nước như phong trào Cần Vương, mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hương Khê do cụ Phan Đình Phùng lãnh đạo; Phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu; Phong trào Đông Kinh nghĩa thục; cuộc khởi nghĩa Yên Thế do cụ Hoàng Hoa Thám lãnh đạo; cuộc vận động cải cách của cụ Phan Châu Trinh và phong trào chống thuế của nông dân Trung Kỳ, Anh rất khâm phục và coi trọng các bậc tiền bối, nhưng Nguyễn Tất Thành không đi theo con đường đó. Thực tiễn thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX đã đặt ra nhiều câu hỏi và tác động đến chí hướng của Nguyễn Tất Thành, để rồi anh có một quyết định chính xác và táo bạo là xuất dương tìm đường cứu nước.
- Giữa năm 1911: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước tại cảng Nhà Rồng. Cuộc hành trình kéo dài 6 năm qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ và châu Âu.
- Năm 1917: Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp. Tại đây, Người làm rất nhiều nghề, học tập, rèn luyện trong quần chúng và giai cấp công nhân Pháp, tham gia hội những người Việt Nam yêu nước, viết báo cáo tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam và tố cáo thực dân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga... Những hoạt động bước đầu này của người đã xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
Tham khảo
- Nguyễn Tất Thành sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước; vùng quê có truyền thống đấu tranh; trước cảnh nước mất, nhà tan, các cuộc đấu tranh đều thất bại, bế tắc.
- Cuối năm 1904, Người theo cha vào Huế lần thứ hai, vào học tại trường Tiểu học Đông Ba (1905 – 1907).
- Tháng 5 – 1908, khi đang học trường Quốc học Huế, Người tham gia cuộc đấu tranh chống thuế của nông dân ở đây nên bị đuổi học. Người đi vào các tỉnh phía Nam, có một thời gian với tên gọi Nguyễn Tất Thành, Người dạy học ở trường Dục Thanh tại Phan Thiết (1910).
- Ngày 5-6-1911, tại bến cảng Nhà Rồng, trên tàu L’Admiral Latouche Tréville Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
- Cuối năm 1912, Nguyễn Tất Thành đến Mĩ. Trong thời gian ở Mĩ, Người tham gia đều đặn các cuộc họp của UNIP ( Hội tin tưởng cải thiện người da đen của thế giới ).
Người luôn tỏ thái độ ủng hộ nhiệt tình và chân thành cuộc đấu tranh chính nghĩa của những người Mỹ da đen và luôn quan tâm đến phong trào đấu tranh của nhiều dân tộc khác, từ đó đã góp phần vào “cuộc chiến đấu cho người Mỹ, đặc biệt là người Mỹ da đen” Cũng trong thời gian này, Người có điều kiện tìm hiểu về lịch sử - xã hội Mỹ, tìm hiểu cuộc Cách mạng Mỹ thế kỷ XVIII (1775 – 1783), nghiên cứu truyền thống văn hoá Mỹ, đặc biệt là tìm hiểu Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ do Th. Jefferson khởi thảo.
Nguyễn Ái Quốc vẫn luôn có sự phân biệt rất rõ giữa cách mạng Mỹ, nhân dân tiến bộ Mỹ và chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Người luôn trân trọng những đóng góp của nhân dân Mỹ vào nền văn minh của nhân loại.
- Cuối năm 1913, Nguyễn Tất Thành đã đến nước Anh. Thời gian sống ở Anh, Người không chỉ tìm hiểu học tập mà còn tham gia các hoạt động thực tiễn trong phong trào đấu tranh của công nhân Anh. Đây là thời kì là tiên đề cho những hoạt động của Người trên đất Pháp.
- Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp. Khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công, Người tham gia những hoạt động chính trị sôi nổi ngay trên đất Pháp như: tham gia hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Năm 1919, Người tham gia Đảng Xã hội Pháp.
- Năm 1919 khi đang hoạt động ở Paris, Nguyễn Ái Quốc đã biết tới chương trình 14 điểm nổi tiếng của Tổng thống Mỹ Wilson được lấy làm cơ sở cho hội nghị hoà bình Paris (1 - 1919) sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918). Chính điểm thứ 5 của chương trình 14 điểm hứa sẽ “giải quyết rộng rãi, tự do và hoàn toàn vô tư tất cả các yêu sách về thuộc địa. Trong khi giải quyết các vấn đề chủ quyền thì phải chiếu cố đến quyền lợi của nhân dân bản xứ, nhưng cũng phải chiếu cố đến đòi hỏi hợp lý của chính phủ…”. Nội dung này thu hút sự chú ý của người thanh niên Nguyễn Ái Quốc, Người hy vọng và “chờ đợi quyền dân tộc tự quyết thiêng liêng ấy thực hiện được công nhận thật sự”. Lần đầu tiên vấn đề Việt Nam được đặt ra trước công luận thế giới, nó có ý nghĩa to lớn đối với nhân dân các nước thuộc địa nhân dân Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã “gieo hạt giống cho cách mạng khắp bốn phương trời.”
#Tham_khảo
- Nguyễn Tất Thành sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước; vùng quê có truyền thống đấu tranh; trước cảnh nước mất, nhà tan, các cuộc đấu tranh đều thất bại, bế tắc.
- Cuối năm 1904, Người theo cha vào Huế lần thứ hai, vào học tại trường Tiểu học Đông Ba (1905 – 1907).
- Tháng 5 – 1908, khi đang học trường Quốc học Huế, Người tham gia cuộc đấu tranh chống thuế của nông dân ở đây nên bị đuổi học. Người đi vào các tỉnh phía Nam, có một thời gian với tên gọi Nguyễn Tất Thành, Người dạy học ở trường Dục Thanh tại Phan Thiết (1910).
- Ngày 5-6-1911, tại bến cảng Nhà Rồng, trên tàu L’Admiral Latouche Tréville Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
- Cuối năm 1912, Nguyễn Tất Thành đến Mĩ. Trong thời gian ở Mĩ, Người tham gia đều đặn các cuộc họp của UNIP ( Hội tin tưởng cải thiện người da đen của thế giới ).
Người luôn tỏ thái độ ủng hộ nhiệt tình và chân thành cuộc đấu tranh chính nghĩa của những người Mỹ da đen và luôn quan tâm đến phong trào đấu tranh của nhiều dân tộc khác, từ đó đã góp phần vào “cuộc chiến đấu cho người Mỹ, đặc biệt là người Mỹ da đen” Cũng trong thời gian này, Người có điều kiện tìm hiểu về lịch sử - xã hội Mỹ, tìm hiểu cuộc Cách mạng Mỹ thế kỷ XVIII (1775 – 1783), nghiên cứu truyền thống văn hoá Mỹ, đặc biệt là tìm hiểu Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ do Th. Jefferson khởi thảo.
Nguyễn Ái Quốc vẫn luôn có sự phân biệt rất rõ giữa cách mạng Mỹ, nhân dân tiến bộ Mỹ và chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Người luôn trân trọng những đóng góp của nhân dân Mỹ vào nền văn minh của nhân loại.
- Cuối năm 1913, Nguyễn Tất Thành đã đến nước Anh. Thời gian sống ở Anh, Người không chỉ tìm hiểu học tập mà còn tham gia các hoạt động thực tiễn trong phong trào đấu tranh của công nhân Anh. Đây là thời kì là tiên đề cho những hoạt động của Người trên đất Pháp.
- Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp. Khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công, Người tham gia những hoạt động chính trị sôi nổi ngay trên đất Pháp như: tham gia hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Năm 1919, Người tham gia Đảng Xã hội Pháp.
- Năm 1919 khi đang hoạt động ở Paris, Nguyễn Ái Quốc đã biết tới chương trình 14 điểm nổi tiếng của Tổng thống Mỹ Wilson được lấy làm cơ sở cho hội nghị hoà bình Paris (1 - 1919) sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918). Chính điểm thứ 5 của chương trình 14 điểm hứa sẽ “giải quyết rộng rãi, tự do và hoàn toàn vô tư tất cả các yêu sách về thuộc địa. Trong khi giải quyết các vấn đề chủ quyền thì phải chiếu cố đến quyền lợi của nhân dân bản xứ, nhưng cũng phải chiếu cố đến đòi hỏi hợp lý của chính phủ…”. Nội dung này thu hút sự chú ý của người thanh niên Nguyễn Ái Quốc, Người hy vọng và “chờ đợi quyền dân tộc tự quyết thiêng liêng ấy thực hiện được công nhận thật sự”. Lần đầu tiên vấn đề Việt Nam được đặt ra trước công luận thế giới, nó có ý nghĩa to lớn đối với nhân dân các nước thuộc địa nhân dân Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã “gieo hạt giống cho cách mạng khắp bốn phương trời.”
Trước khi thiết kế ngôi nhà sàn gỗ của Bác tại Phủ Chủ tịch (tầng trên có hai phòng, một phòng Bác dùng vào việc, một phòng nghỉ. Còn tầng dưới là nơi Bác họp và tiếp khách). Bác có ý kiến:
- Khách của Bác có nhiều, có lúc Bác phải tiếp đông các cháu, vì vậy chú thiết kế cho Bác một hàng ghế xi măng bao quanh.
Vâng lời Bác, các đồng chí đã thiết kế hàng ghế đó. Mỗi lần các cháu đến, các cháu đều quây quần bên Bác và được Bác chia bánh kẹo.
Một hôm Bác nói với đồng chí giúp việc:
- Chú xem, khách “tí hon” của Bác khá nhiều, để các cháu vui thì phải có cảnh cho các cháu xem, chú gắng kiếm một chiếc bể về để nuôi cá vàng làm cảnh cho các cháu.
Vâng lời Bác, đồng chí giúp việc đi tìm mua một bể nuôi cá đặt tại hành lang của tầng dưới ngôi nhà sàn và thả ba con cá vàng rất đẹp.
Hàng ngày, sau giờ làm việc, Bác thường cho cá vàng ăn. Người để dành những mẩu bánh mì làm thức ăn cho cá. Được Bác chăm sóc, ba con cá vàng ngày một lớn và phát triển.
Mùa đông trời lạnh, Bác nói:
- Cá cũng như người, mùa đông phải giữ nhiệt độ đủ ấm. Chú nên làm một chiếc nắp đậy bể cá để bảo đảm độ ấm cho cá.
Khách đến thăm nhà Bác, nhất là “khách tí hon” rất thích thú đứng ngắm bể cá vàng. Những con cá mầu sắc thật sặc sỡ, tung tăng, lấp lánh, bơi lặn trong bể nước.
Sưu tầm:
- Dinh Độc Lập - dấu ấn lịch sử tháng Tư (nguồn: http://vtr.org.vn/dinh-doc-lap-dau-an-lich-su-thang-tu.html)
- Ngoài các trình bày thông tin như văn bản Hồ Chí Minh và " Tuyên ngôn Độc lập" và tờ lịch ngày 2/9, còn có những cách trình bày theo mối quan hệ nguyên nhân - kết quả.
Sưu tầm tài liệu qua sách, báo, tạp chí, ấn phẩm giới thiệu về các nghành, nghề.
Sưu tầm liệu qua internet, tìm hiểu ở một số trang có uy tín như Tổ chức ILo, website về lĩnh vực nghề nghiệp
Sưu tầm qua việc chia sẻ, trao đổi tài liệu từ các nhà tuyển dụng, các chuyên gia hướng nghiệp, bạn bè.
Nghề nghiệp đang phát triển và được trở thành xu hướng hiện nay bao gồm: công nghệ thông tin, bác sĩ,....
- Cơ hội:
+ Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế trong khu vực;
+ Tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực;
+ Tiếp thu những thành tựu về khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất của thế giới để phát triển kinh tế;
+ Có điều kiện để thu hút nguồn vốn đầu tư; tiếp thu, học hỏi trình độ quản lí của các nước trong khu vực;
+ Giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học - kĩ thuật, y tế, thể thao với các nước trong khu vực.
- Thách thức:
+ Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu với các nước trong khu vực.
+ Sự cạnh tranh quyết liệt giữa Việt Nam với các nước trong khu vực;
+ Hội nhập dễ bị “hòa tan”, đánh mất bản sắc và truyền thống của dân tộc.
Tham khảo:
- Luân Đôn được hình thành bên bờ sông Thêm vào khoảng thế kỉ I.
- Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XI, những người Ăng-gô-la Xắc-xông đã đến đây và xây dựng thành phố của họ với số dân từ 10.000 đến 12.000 người.
- Vào thế kỉ XI, Luân Đôn đã có cảng biến lớn nhất nước Anh
Thành phố Luân Đôn thời trung đại (tranh vẽ)
1890-Lớn lên trong nghèo khó
Sinh ra trong một gia đình nhà nho ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Lớn lên trong tình thương yêu của người cha Nguyễn Sinh Sắc, mẹ Hoàng Thị Loan, chị gái Nguyễn Thị Thanh và anh trai Nguyễn Sinh Khiêm. Sinh ra trong thời kỳ đất nước lâm nguy, Nguyễn Sinh Cung thấu hiểu phần nào nỗi đau dân tộc, những mất mát mà quê hương phải gánh chịu do chiến tranh gây ra.
1895- Theo cha mẹ vào Huế
Nguyễn Sinh Cung cùng cha mẹ và anh trai vào Huế lần đầu tiên. Sau khi mẹ mất (1901), ông về Nghệ An ở với bà ngoại một thời gian ngắn rồi theo cha về quê nội, từ đây ông bắt đầu dùng tên Nguyễn Tất Thành.
1906- Quay lại Huế lần thứ hai
Nguyễn Sinh Cung theo cha vào Huế lần thứ hai và học ở trường tiếu học Pháp-Việt Đông Ba. Tại đây, Người trải qua các niên khoá 1906-1907 lớp nhì và 1907-1908 lớp nhất trong kỳ thi primaire. Năm 1908, Nguyễn Tất Thành là một trong 10 học trò giỏi nhất của trường Pháp - Việt Đông Ba được thi vượt cấp vào hệ Thành chung trường Quốc Học.
1910- Rời Huế vào Phan Thiết
Đầu năm 1910, Nguyễn Tất Thành đến Phan Thiết. Người dạy chữ hán và chữ quốc ngữ ho học sinh lớp ba tại trường tư thục Dục Thanh. Tại đây chàng trai trẻ có cơ hội được gặp các tiền bối nhà nho yêu nước Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. Tuy khâm phục trước tài đức của hai vị tiền bối, song Nguyễn Tất Thành không tán thành trước cách làm của ai cả. Điều này thôi thúc người cần làm điều gì đó cho đất nước quê hương.
1911- Bước ngoặt lịch sử
Trước tháng 2/1911, Nguyễn Tất Thành nghỉ dạy và vào Sài Gòn. Tại đây, Người theo học trường Bá Nghệ là trường đào tạo công nhân hàng hải và công nhân chuyên nghiệp cho xưởng Ba Son, vừa đi bán báo ở khu vực thương cảng để kiếm sống và đồng thời tìm hiểu đời sống công nhân. Sau 3 tháng học tập, chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành quyết đinh tìm một công việc trên một con tàu viễn dương để được ra nước ngoài học hỏi tinh hoa của phương Tây và để trở về giúp nhân dân Việt Nam.