K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 6 2018

Vẻ đẹp tâm hồn:

- Tràng là một người có tâm hồn thuần hậu, hiền lành, chất phác: trẻ con trong xóm ai cũng thích,...

- Tâm hồn lạc quan, yêu đời: vừa lao động vừa hò hát, hay đùa với trẻ con

- Tấm lòng nhân hậu: giữa lúc đói khát, Tràng đã dang tay cứu vớt một cuộc đời, sẵn sàng cho người đàn bà xa lạ ăn, thậm chí không từ chối khi người đàn bà theo về. Tấm lòng nhân hậu ấy chủ yếu được thể hiện thông qua diễn biến tâm trạng của Tràng khi nhặt được vợ.

Đáp án cần chọn là: C

30 tháng 9 2018

"Mặc dù gặp nhiều đau khổ và bất hạnh, người nông dân trước CMT8 vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình". Đó là điểm sáng trong những sáng tác về người nông dân của các nhà văn trong những năm 1930-1945. Đọc những tác phẩm ấy, người đọc không thể nào quên hình ảnh người nông dân trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" (Tắt đèn) của Ngô Tất Tố phải sống một cuộc sống nghèo khổ cùng cực nhưng vẫn rất mực yêu thương chồng con và có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Đó chính lá chị Dậu. 

   Bối cảnh của truyện là làng Đông Xá trong không khí ngột ngạt, căng thẳng của những ngày sưu thuế gay gắt nhất. Bọn cường hào, tay sai rầm rộ đi tróc sưu. Gia đình chị Dậu thuộc hạng nghèo khó "nhất nhì trong hạng cùng đinh". Chị phải bán gánh khoai, ổ chó và đứt ruột bán đứa con gái lên 7 tuổi cho vợ chồng Nghị Quế mới đủ nộp suất sưu cho chồng. Nhưng anh Dậu vẫn bị trói ở sân đình vì còn thiếu một suất sưu nữa của người em chồng đã chết từ năm ngoái. Anh Dậu đang bị ốm nặng, bị trói suốt ngày đêm, anh ngất xỉu đi như chết. Bọn cường hào cho tay chân vác anh Dậu rũ rượi như cái xác đem đến trả cho chị Dậu. Đau khổ, tai hoạ chồng chất và đè nặng lên tâm hồn người đàn bà tội nghiệp.

 Trong cơn nguy kịch, chị Dậu đã lay gọi và tìm mọi cách cứu chữa cho chồng. Hàng xóm đã kéo đến, người an ủi, người cho vay gạo nấu cháo...Cháo chín, chị múc ra bát, lấy quạt quạt cho nguội để chồng "ăn lấy vài húp" vì chồng chị đã "nhịn xuông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì". Trong tiếng trống, tiếng tù và, chị Dậu khẩn khoản tha thiết mời chồng "Thầy em cố gắng dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột". Lời người đàn bà nhà quê mới chồng ăn cháo lúc hoạn nạn chứa đựng biết bao tình yêu thương, an ủi, vỗ về. Cái cử chỉ chị bế cài Tửu ngồi xuống cạnh chồng "cố ý chờ xem chồng ăn có ngon miệng không" đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của người vợ đối với người chồng đang đau ốm, tính mạng đang bị bọn cường hào đe doạ. Tình cảm ấy là hơi thở dịu dàng thức tỉnh sự sống cho anh Dậu. Dường như mỗi cử chỉ, hành động của anh Dậu đều có ánh mắt thấp thỏm, lo lắng của chị Dậu dõi theo. Yêu chồng, chị dám đánh lại bọn tay sai để bảo vệ chồng. Đó là biểu hiện đẹp đẽ nhất của tình yêu thương chồng trong chị. Chị quả là một người mẹ, người vợ giàu tình yêu thương.

   Khi bọn tay sai, người nhà lí trưởng "sầm sập" tiến vào với tay thước, roi song, dây thừng thét trói kẻ thiếu sưu, chị Dậu đã nhẫn nhục chịu đựng, cố van xin tha thiết bằng giọng run run cầu khẩn "Hai ông làm phúc bói với ông lí cho cháu khất". Cách xử sự và xưng hô của chị thể hiện thái độ chịu đựng. Chị có thái độ như vậy là vì chị biết thân phận bé mọn của mình, biết cái tình thế ngặt nghèo của gia đình mình. Trong hoàn cảnh này, chị chỉ mong chúng tha cho anh Dậu, không đánh trói, hành hạ anh. Nhưng tên cai lệ không những không động lòng thương mà lại còn chửi mắng chị thậm tệ. Tên cai lệ chạy sầm sập đến trói anh Dậu, tính mạng người chồng đang bị đe doạ, chị Dậu "xám mặt" vội vàng đỡ lấy tay hắn nhưng vẫn cố van xin thảm thiết "Cháu van ông! Nhà cháu mới tỉnh được một lúc, ônh tha cho". Nhưng cây muốn lặng mà gió chẳng đừng, chị Dậu càng nhẫn nhịn, tên cai lệ càng lấn tới. Hắn mỗi lúc lại lồng lên như một con chó điên "bịch luôn vào nhưng chị mấy bịch" rồi "tát vào mặt chị một cái đánh bốp" và nhảy vào trói anh Dậu... Tức là hắn hành động một cách dã man thì mọi sự nhẫn nhục đều có giới hạn. Chị Dậu đã kiên quyết cự lại. Sự cự lại của chị Dậu cũng có một quá trình gồm hai bước. Thoạt đầu, chị cự lại bằng lí lẽ "chồng tôi đâu ốm, các ông không được phép hành hạ". Lời nói đanh thép của chị như một lời cảnh cáo. Thực ra chị không chỉ viện đến pháp luật mà chỉ nói cái lí đương nhiên, cái đạo lí tối thiểu của con người. Lúc này chị đã thay đổi cách xưng hô ngang hàng, nhìn vào mặt đối thủ với thái độ quyết liệt ấy, một chị Dậu dịu dàng đã trở nên mạnh mẽ đáo để. Đến khi tên cai lệ dã thú ấy vẫn không thèm trả lời còn tát vào mặt chị một cái đánh bốp rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị đã vội đứng dậy với niềm căm giận ngùn ngụt :chị nghiến hai hàm răng "mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem". Một cách xưng hô hết sức đanh đá của người phụ nữ bình dân thể hiện một tư thế "đứng trên dối thủ, sẵn sàng đè bẹp đối phương". Rồi chị "túm cổ tên cai lệ, ấn dúi ra cửa... lẳng người nhà lí trưởng ngã nhào ra thềm". Chị vẫn chưa nguôi giận. Với chị, nhà tù thực dân cũng chẳng có thể làm cho chị run sợ nên trước sự can ngăn của chồng chị vẫn chưa nguôi giận "Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình, làm tội mãi thế, tôi không chịu được".
Con giun xéo mãi cũng quằn, chị Dậu cũng vậy, bị áp bức dã man, tính mạng bị đe doạ, chị đã vùng lên đánh trả một cách dũng cảm. Nhà văn Nguyên Tuân đã có một nhận xét rất thú vị "Trên cái tối trời, tối đất của cái xã hội ngày xưa, hiện lên một chân dung lạc quan của chị Dậu...bản chất cuả chị Dậu rất khoẻ, cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phá ra...". Ngô Tất Tố rất hả hê khi tả cảnh chị Dậu cho tên cai lệ và người nhà lí trưởng một bài học thích đáng. Ông đã chỉ ra một quy luật trong xã hội "Có áp bức, có đấu tranh"

   Như vậy, từ hình ảnh " Cái cò lặn lội bờ sông/gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non" và hình ảnh người phụ nữ trong thơ xưa đến hình ảnh chị Dậu trong "Tắt đèn", ta thấy chân dung người phụ nữ Việt Nam trong văn học đã có một bước phát triển mới về cả tâm hồn lẫn chí khí.

14 tháng 10 2021

nhanh lên đang cần lắm nè

11 tháng 8 2018

- Đúng

- Bà là một phần của tuổi thơ cháu. Bà hiền lành, tâm hồn bà đôn hậu. Sống trong tình yêu thương ấp ủ của bà, đứa cháu mới thấu hiểu được tấm lòng, tâm hồn của bà. Bà là hiện thân của đức hi sinh, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam, của những “cái cò” lặn lội trong cuộc đời

8 tháng 5 2021

 Nổi bậc nhất trong phong cách hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa lối sống giản dị và khí tiết thanh cao. Đây không phải lối sống kham khổ của những người tự tìm vui trong cảnh nghèo, giản dị mà không sơ sài, đạm bạc không gợi cảm giác cơ cực. Từ cách bài trí cho đến ăn ở, sinh hoạt hằng ngày đều thể hiện sự thanh thản, ung dung. Bản lĩnh, ý chí của một người chiến sĩ cách mạng đã hòa nhập cùng tâm hồn nhà thơ lớn. Vẻ đẹp tâm hồn Người có sự hòa quyện rất mạnh giữa lãng mạn với hiện thực. Bởi thế, tuổi trẻ ngày nay học tập từ phong cách Hồ Chí Minh là cần xây dựng một lối sống giản dị, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. Giản dị từ cách sống, cách làm việc, lời nói và trong ứng xử với người khác. Biết tiết kiềm sức lao động, tiết bạc, không xa hoa, lãng phí, không đua đòi, đố kị lẫn nhau. Xây dựng lối sống giản dị là để sống hòa hợp với thế giới xung quanh, chuyển biến của thời đại và gìn giữ phẩn cách chứ không phải làm cho có, để khoe mẽ hay chạy theo xu thế. Ngoài ra, cũng cần tích cực, chủ động trong việc tiếp thu tri thức và văn hóa nhân loại, đặc biệt là qua việc trau dồi vốn ngoại ngữ… Tiếp thu cái mới, cái hiện đại nhưng phải giữ được những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc. Sống giản dị là lối sống thanh cao, thể hiện bản lĩnh sống mạnh mẽ, tích cực và phù hợp với thời đại ngày nay. Khi thiên nhiên suy kiệt và các giá trị truyền thống đang bị tàn phá nghiêm trọng, đạo đức suy thoái khó cứu vãn, sống giản dị là một trong những cách sống đáng lựa chọn nhất đối với tuổi trẻ ngày nay.

tk

8 tháng 5 2021

(Cj tự viết mở bài nha , e ko bt diễn đạt).Trc hết ,em hc đc từ Bác tình yêu Nc , yêu nhân dân ,yêu thiên nhiên ,yêu cs . Em cx hc đc từ Bác tinh thần ham hc hỏi , hăng say lao động , tinh thần lạc quan .   Chúng em cũng  em học được từ bác  lối sống giản dị khiêm tốn không cầu kỳ xa hoa lãng phí.  Để làm được điều đó em phải bắt đầu từ những việc nhỏ nhất luôn có Ý thức học hỏi hoàn thiện bản thân sống chân thành cởi mở  với tất cả mọi người không bi quan chán nản khi gặp những khó khăn thử thách có như vậy ,em mới trở thành một người tốt góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày càng giàu đẹp 

“Tuổi trẻ không là khái niệm chỉ một giai đoạn trong đời người, mà chỉ một trạng thái tâm hồn. Tuổi trẻ không nhất thiết phải gắn liền với sức khỏe và vẻ tráng kiện bên ngoài, mà lại gắn với ý chí mạnh mẽ, trí tưởng tượng phong phú, sự mãnh liệt của tình cảm và cảm nhận phấn khởi với suối nguồn cuộc sống.(…)Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên tâm hồn. Năm tháng in hằn những...
Đọc tiếp

“Tuổi trẻ không là khái niệm chỉ một giai đoạn trong đời người, mà chỉ một trạng thái tâm 
hồn. Tuổi trẻ không nhất thiết phải gắn liền với sức khỏe và vẻ tráng kiện bên ngoài, mà lại gắn với 
ý chí mạnh mẽ, trí tưởng tượng phong phú, sự mãnh liệt của tình cảm và cảm nhận phấn khởi với 
suối nguồn cuộc sống.
(…)
Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên tâm hồn. Năm tháng in hằn những vết nhăn 
trên da thịt, còn sự thờ ơ với cuộc sống tạo những vết nhăn trong tâm hồn. Lo lắng, sợ hãi, mất lòng 
tin vào bản thân là những thói xấu hủy hoại tinh thần của chúng ta.”
(Trích Điều kì diệu của thái độ sống - Mac Andersen, NXB Tổng hợp Tp HCM, 2017)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. 
Câu 2: Theo tác giả, tuổi trẻ  gắn liền với điều gì? Trình bày ý hiểu của em về  câu văn:  “Năm tháng 
in hằn những vết nhăn trên da thịt, còn sự thờ ơ với cuộc sống tạo những vết nhăn trong tâm hồn”.

1
24 tháng 11 2021

1. PTBĐ: Nghị luận

2. Cho thấy những điều thời gian làm trên da thịt là những vết nhăn còn sự thơ ơ làm cho tâm hồn bị nhăn. Vết nhăn của thời gian có thể xóa mờ nhưng vết nhăn trên tâm hồn thì rất khó. Tác giả muốn mọi người không nên sống thờ ơ mà nên sống vui vẻ biết giúp đỡ mọi vật xung quanh.

24 tháng 11 2021

câu tuổi trẻ gắn liền vs điều gì thì ntn ạ?

3 tháng 3 2021

Anh/chị tham khảo ạ:

I . Mở bài: Kim Lân thuộc hàng những cây bút truyện ngắn tài năng của văn học Việt Nam hiện đại. Ông thường viết về nông thôn và những con người dân quê , lam lũ hồn hậu , chất phác mà giàu tình yêu thương . Vợ nhặt là một trong những sáng tác tiêu biểu của ông . Tác phẩm đã khắc hoạ thành công nhân vật Tràng , một người lao động nghèo khổ nhưng giàu tình yêu thương , luôn khao khát hạnh phúc gia đình giản dị , biết hướng tới tương lai tươi đẹp .

II . Thân bài: Kim Lân rất am hiểu nông thôn và đời sống của nhân dân nên ông có những trang viết sâu sắc, cảm động. Truyện Vợ nhặt rút từ tập Con chó xấu xí) được coi là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân. Thiên truyện có một quá trình sáng tác khá dài. Nó vốn được rút ra từ tiểu thuyết Xóm ngụ cư (cuốn tiểu thuyết viết dang dở ở thời kì trước Cách mạng). Hoà bình lập lại, Kim Lân viết lại. Vợ nhặt mang dấu ấn của cả một quá trình nghiền ngẫm lâu dài về nội dung và chiêm nghiệm kĩ lưỡng về nghệ thuật.Trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân bộc lộ một quan điểm nhân đạo sâu sắc của mình. Nhà văn phát hiện ra vẻ đẹp kì diệu của người lao động trong sự túng đói quay quắt, trong bất kì hoàn cảnh khốn khổ nào, con người vẫn vượt lên cái chết, hướng về cuộc sống gia đình, vẫn yêu thương nhau và hi vọng vào ngày mai. Tiêu biểu cho những con người đó là nhân vật Tràng .Tràng được khắc hoạ nổi bật trong bối cảnh ngày đói vô cùng thê thảm ở nông thôn Việt Nam do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra năm 1945 . Những người năm đói được miêu tả với “khuôn mặt hốc hác u tối”, “Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma”, và “bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma”. Trong không gian của thế giới ngổn ngang người sống kẻ chết ấy, tiếng quạ “gào lên từng hồi thê thiết” cùng với “mùi gây của xác người” càng tô đậm cảm giác tang tóc thê lương. Cái đói huỷ diệt cuộc sống tới mức khủng khiếp. Trong một bối cảnh như thế Kim Lân đặt vào đó một mối tình thật là táo bạo , dở khóc , dở cười giữa Tràng và Thị , một mối duyên bắt nguồn từ bốn bát bánh đúc giữa ngày đói .Kim Lân đã tạo nên một tình huống độc đáo : Tràng nhặt được vợ để từ đó làm nổi bật khao khát hạnh phúc , tình yêu thương , cưu mang đùm bọc lẫn nhau của những con người đói . Ngay cái nhan đề Vợ nhặt đã bao chứa một tình huống như thế : nhặt tức là nhặt nhạnh, nhặt vu vơ. Trong cảnh đói năm 1945, người dân lao động dường như khó ai thoát khỏi cái chết, giá trị một con người thật vô cùng rẻ rúng, người ta có thể có vợ theo, chỉ nhờ có mấy bát bánh đúc ngoài chợ .Như vậy thì cái thiêng liêng (vợ) đã trở thành rẻ rúng (nhặt). Nhưng tình huống truyện còn có một mạch khác: chủ thể của cái hành động “nhặt” kia là Tràng, một gã trai nghèo, xấu xí, dân ngụ cư, đang thời đói khát mà đột nhiên lấy được vợ, thậm chí được vợ theo thì quả là điều lạ. Lạ tới mức nó tạo nên hàng loạt những kinh ngạc cho hàng xóm, bà cụ Tứ – mẹ Tràng và chính bản thân Tràng nữa.

Tình huống truyện trên đã khơi ra mạch chảy tâm lí cực kì tinh tế ở mỗi nhân vật , đặc biệt là Tràng.

Anh cu Tràng cục mịch, khù khờ, bỗng nhiên trở thành người thực sự hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc lớn quá, đột ngột quá, khiến Tràng rất đỗi ngỡ ngàng “đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?”. Rồi cái ngỡ ngàng trước hạnh phúc kia cũng nhanh chóng đẩy thành niềm vui hữu hình cụ thể. Đó là niềm vui về hạnh phúc gia đình – một niềm vui giản dị nhưng lớn lao không gì sánh nổi.. Chàng thanh niên nghèo khó “Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng.

Mặc dù người vợ được hắn nhặt về , nhưng Tràng không hề rẻ rúng , khinh miệt thị . Trái lại , Tràng vô cùng trân trọng , coi chuyện lấy thi là một điều nghiêm túc . Khát vọng mái ấm gia đình đã khiến Tràng vượt qua lo lắng về cái đói “ đến thân còn chẳng lo nổi , lại còn đèo bòng” . Tràng chậc lưỡi “ kệ” cái đói , mua cho thị cái thúng con , vài xu dầu và dẫn thị về căn nhà lụp xụp rách nát của mẹ con mình . Tràng hồi hộp chờ câu đồng ý chấp thuận của bà cụ Tứ .

 

Buổi sáng hôm sau , Tràng thấy khoan khoái như người từ trong giấc mơ đi ra . Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Đó là một điều thật bình dị nhưng có ý nghĩa vô cùng lớn lao trong cuộc đời Tràng . Hắn thấy hắn nên người . Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng”. Một niềm vui thật cảm động, lẫn cả hiện thực lẫn giấc mơ.

Chi tiết: “Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà” là một đột biến quan trọng, một bước ngoặt đổi thay cả số phận lẫn tính cách của Tràng: từ khổ đau sang hạnh phúc, từ chán đời sang yêu đời, từ ngây dại sang ý thức. Tràng đã có một ý thức bổn phận sâu sắc: “hắn thấy hắn có bổn phận lo lắng cho vợ con sau này”. Tràng thật sự “phục sinh tâm hồn” đó là giá trị lớn lao của hạnh phúc.

Câu kết truyện “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phớichứa đựng bao sức nặng về nghệ thuật và nội dung cho thiên truyện. Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng là tín hiệu thật mới mẻ về một sự đổi thay xã hội rất lớn lao, có ý nghĩa quyết định với sự đổi thay của mỗi số phận con người. Đây là điều mà các tác phẩm văn học hiện thực giai đoạn 1930 – 1945 không nhìn thấy được. Nền văn học mới sau Cách mạng tháng tám đã đặt vấn đề và giải quyết vấn đề số phận con người theo một cách khác, lạc quan hơn, nhiều hi vọng hơn.

III . Kết bài : Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân , là tác phẩm giàu giá trị hiện thực , nhân đạo ; là bài ca về tình người ở những người nghèo khổ , ca ngợi niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng của con người . Truyện xây dựng thành công hình tượng nhân vật Tràng , một người lao động nghèo khổ mà ấm áp tình thương , niềm hi vọng , lạc quan qua cách dựng tình huống truyện và dẫn truyện độc đáo, nhất là ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, khiến tác phẩm mang chất thơ cảm động và hấp dẫn.

3 tháng 3 2021

I . Mở bàiKim Lân thuộc hàng những cây bút truyện ngắn tài năng của văn học Việt Nam hiện đại. Ông thường viết về nông thôn và những con người dân quê , lam lũ hồn hậu , chất phác mà giàu tình yêu thương . Vợ nhặt là một trong những sáng tác tiêu biểu của ông . Tác phẩm đã khắc hoạ thành công nhân vật Tràng , một người lao động nghèo khổ nhưng giàu tình yêu thương , luôn khao khát hạnh phúc gia đình giản dị , biết hướng tới tương lai tươi đẹp .

II . Thân bàiKim Lân rất am hiểu nông thôn và đời sống của nhân dân nên ông có những trang viết sâu sắc, cảm động. Truyện Vợ nhặt rút từ tập Con chó xấu xí) được coi là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân. Thiên truyện có một quá trình sáng tác khá dài. Nó vốn được rút ra từ tiểu thuyết Xóm ngụ cư (cuốn tiểu thuyết viết dang dở ở thời kì trước Cách mạng). Hoà bình lập lại, Kim Lân viết lại. Vợ nhặt mang dấu ấn của cả một quá trình nghiền ngẫm lâu dài về nội dung và chiêm nghiệm kĩ lưỡng về nghệ thuật.Trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân bộc lộ một quan điểm nhân đạo sâu sắc của mình. Nhà văn phát hiện ra vẻ đẹp kì diệu của người lao động trong sự túng đói quay quắt, trong bất kì hoàn cảnh khốn khổ nào, con người vẫn vượt lên cái chết, hướng về cuộc sống gia đình, vẫn yêu thương nhau và hi vọng vào ngày mai. Tiêu biểu cho những con người đó là nhân vật Tràng .Tràng được khắc hoạ nổi bật trong bối cảnh ngày đói vô cùng thê thảm ở nông thôn Việt Nam do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra năm 1945 . Những người năm đói được miêu tả với “khuôn mặt hốc hác u tối”, “Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma”, và “bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma”. Trong không gian của thế giới ngổn ngang người sống kẻ chết ấy, tiếng quạ “gào lên từng hồi thê thiết” cùng với “mùi gây của xác người” càng tô đậm cảm giác tang tóc thê lương. Cái đói huỷ diệt cuộc sống tới mức khủng khiếp. Trong một bối cảnh như thế Kim Lân đặt vào đó một mối tình thật là táo bạo , dở khóc , dở cười giữa Tràng và Thị , một mối duyên bắt nguồn từ bốn bát bánh đúc giữa ngày đói .Kim Lân đã tạo nên một tình huống độc đáo : Tràng nhặt được vợ để từ đó làm nổi bật khao khát hạnh phúc , tình yêu thương , cưu mang đùm bọc lẫn nhau của những con người đói . Ngay cái nhan đề Vợ nhặt đã bao chứa một tình huống như thế : nhặt tức là nhặt nhạnh, nhặt vu vơ. Trong cảnh đói năm 1945, người dân lao động dường như khó ai thoát khỏi cái chết, giá trị một con người thật vô cùng rẻ rúng, người ta có thể có vợ theo, chỉ nhờ có mấy bát bánh đúc ngoài chợ .Như vậy thì cái thiêng liêng (vợ) đã trở thành rẻ rúng (nhặt). Nhưng tình huống truyện còn có một mạch khác: chủ thể của cái hành động “nhặt” kia là Tràng, một gã trai nghèo, xấu xí, dân ngụ cư, đang thời đói khát mà đột nhiên lấy được vợ, thậm chí được vợ theo thì quả là điều lạ. Lạ tới mức nó tạo nên hàng loạt những kinh ngạc cho hàng xóm, bà cụ Tứ – mẹ Tràng và chính bản thân Tràng nữa.

Tình huống truyện trên đã khơi ra mạch chảy tâm lí cực kì tinh tế ở mỗi nhân vật , đặc biệt là Tràng.

Anh cu Tràng cục mịch, khù khờ, bỗng nhiên trở thành người thực sự hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc lớn quá, đột ngột quá, khiến Tràng rất đỗi ngỡ ngàng “đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?”. Rồi cái ngỡ ngàng trước hạnh phúc kia cũng nhanh chóng đẩy thành niềm vui hữu hình cụ thể. Đó là niềm vui về hạnh phúc gia đình – một niềm vui giản dị nhưng lớn lao không gì sánh nổi.. Chàng thanh niên nghèo khó “Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng.

Mặc dù người vợ được hắn nhặt về , nhưng Tràng không hề rẻ rúng , khinh miệt thị . Trái lại , Tràng vô cùng trân trọng , coi chuyện lấy thi là một điều nghiêm túc . Khát vọng mái ấm gia đình đã khiến Tràng vượt qua lo lắng về cái đói “ đến thân còn chẳng lo nổi , lại còn đèo bòng” . Tràng chậc lưỡi “ kệ” cái đói , mua cho thị cái thúng con , vài xu dầu và dẫn thị về căn nhà lụp xụp rách nát của mẹ con mình . Tràng hồi hộp chờ câu đồng ý chấp thuận của bà cụ Tứ .

 

Buổi sáng hôm sau , Tràng thấy khoan khoái như người từ trong giấc mơ đi ra . Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Đó là một điều thật bình dị nhưng có ý nghĩa vô cùng lớn lao trong cuộc đời Tràng . Hắn thấy hắn nên người . Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng”. Một niềm vui thật cảm động, lẫn cả hiện thực lẫn giấc mơ.

Chi tiết: “Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà” là một đột biến quan trọng, một bước ngoặt đổi thay cả số phận lẫn tính cách của Tràng: từ khổ đau sang hạnh phúc, từ chán đời sang yêu đời, từ ngây dại sang ý thức. Tràng đã có một ý thức bổn phận sâu sắc: “hắn thấy hắn có bổn phận lo lắng cho vợ con sau này”. Tràng thật sự “phục sinh tâm hồn” đó là giá trị lớn lao của hạnh phúc.

Câu kết truyện “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phớichứa đựng bao sức nặng về nghệ thuật và nội dung cho thiên truyện. Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng là tín hiệu thật mới mẻ về một sự đổi thay xã hội rất lớn lao, có ý nghĩa quyết định với sự đổi thay của mỗi số phận con người. Đây là điều mà các tác phẩm văn học hiện thực giai đoạn 1930 – 1945 không nhìn thấy được. Nền văn học mới sau Cách mạng tháng tám đã đặt vấn đề và giải quyết vấn đề số phận con người theo một cách khác, lạc quan hơn, nhiều hi vọng hơn.

III . Kết bài .Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân , là tác phẩm giàu giá trị hiện thực , nhân đạo ; là bài ca về tình người ở những người nghèo khổ , ca ngợi niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng của con người . Truyện xây dựng thành công hình tượng nhân vật Tràng , một người lao động nghèo khổ mà ấm áp tình thương , niềm hi vọng , lạc quan qua cách dựng tình huống truyện và dẫn truyện độc đáo, nhất là ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, khiến tác phẩm mang chất thơ cảm động và hấp dẫn.