K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 7 2019

Đáp án: B

→ Có nhiều dạng điệp ngữ: điệp cách quãng, điệp nối tiếp, điệp chuyển tiếp

13 tháng 3 2020

a,1. Điệp ngữ cách quãng  “ thương thay” nhấn mạnh, tô đâm sự thương cảm, xót xa cho cuộc đời cay đắng của người lao động.

b,–  Tác giả dân gian đã sử dụng thành công phép điệp ngữ và ẩn dụ. Việc lặp đi lặp lại cấu trúc than thân “thương thay” đi liền với những hình ảnh và hoạt động hàng ngày cùa các hình tượng (tằm, kiến, hạc, quốc), và phép tu từ ẩn dụ: dùng hình ảnh những con vật nhỏ bé, yếu ớt nhưng chăm chỉ, siêng năng để nói về những người dân lao động thấp cổ, bé họng, đã giúp người bình dân xưa nhấn mạnh vào nỗi bất hạnh, phải chịu nhiều áp bức, bất công, bị bóc lột một cách tàn nhẫn của người lao động nghèo trong xã hội cũ.

học tốt

Trả lời

- Tác giả sử dụng điệp ngữ " thương thay " nhằm thể hiện sự đồng cảm đối với thân phận của những con vật nhỏ bé và óm yếu cũng như với những con người thấp yếu trong xã hội ngày xưa!!!

           ~Học tốt~

"Điệp ngữ" là "một biện pháp tu từ" trong văn học chỉ việc lặp lại một hoặc nhiều lần một từ, một cụm từ hoặc cả câu trong một khổ thơ, một đoạn văn; rộng hơn là lặp lại trong một bài thơ hay một bài văn.

Có 3 lọa điệp ngữ:Diệp ngữ cách quảng,điệp ngữ nối tiếp,điệp ngữ chuyển tiếp(điệp ngũ vòng)

VD:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!”

\(\text{Hok tốt!}\)

\(\text{@Kaito Kid}\)

Cảm ơn bạn nha.

7 tháng 1 2022

điệp ngữ " nghe" 

có điệp từ nghe

11 tháng 7 2016

a) -điệp ngữ: trông  là dạng điệp ngữ cách quãng

    -điệp từ: nhện là dạng điệp ngữ cách quãng

b)điệp ngữ một bếp lửa là dạng điệp ngữ cách quãng

c)điệp ngữ không chịu là dạng điệp ngữ cách quãng

11 tháng 7 2016
Đã là người Vn thì hẳn chẳng ai xa lạ gì với những câu ca dao tuy giản dị, mộc mạc mà chan chứa tình người.Đó có thể là những lời dân ca tình tứ,lắng đọng; có thể là những câu hát ru sâu nặng nghĩa tình; hoặc cũng rất có thể là những lời đối đáp trao duyên. Ca dao tựa như một viên kim cương đa diện, mà ở mõi góc cạnh của nó ta lại thấy ánh lện một mặt của tâm trạng con người, lung linh và sáng mãi.Vui có. buồn có, đợi chờ có, nhớ mong có...mọi cung bậc sắc thái tình cảm của con người đềui được diễn tả 1 cách hết sức tinh tế, chân thực, sinh động qua những lời ca dao.tooi nhớ có một bài ca dao thế này:
Đêm qua ra đứng bờ ao,
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ.
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi, nhện hỡi nhện chờ mối ai?
Buồn trông chênh chếch sao Mai
Sao ơi, sao hỡi nhớ ai sao mờ?
Một bài ca dao thật hay, thật đẹp với ngôn từ mộc mác, chân chất mà đã lột tả hết tâm trạng của nhân vật trữ tình.Nhân vật trưx tình ở đây là một cô gái-một nàng thiếu nữ với trái tim " bồi hồi trong ngực trẻ" đang tha thiết mong nhớ ng yêu.Trong đêm đen tĩnh mịch-thời điểm của những cuộc hẹn hò đôi lứa-cũng là lúc cô gái cảm thấy lòng mình cô đơn trống trải.Vì sao ư? Vì trong khoảng thời gian của tình yêu, của hò hẹn mà lại trống vắng 1 mình, thử hỏi sao không buiồn cho được! Quá mong ng yêu, cô gái đã giãi bày tấm lòng mình với cảnh vật xung quanh.Thế nhưng " trông cá cá lặn trông sao sao mờ". Dường như cảnh vật đã vô cùng lãnh đạm với tâm trạng người thiếu nữ.Cô chẳng biết chia sẻ cùng ai và ta cảm tưởng như cũng chẳng có ai muốn chia sẻ với nàng.Tìm cá bầu bạn thì mặt nước lặng thinh, gửi tình cảm lên vì sao thì chỉ thấy một màu đen êm dịu, rộng lớn mênh mông.Nó làm cho nỗi buồn bị cô lập và càng " gặm nhấm" cói lòng hiu hắt của cô gái trẻ.Cô càng thêm cô đơn quạnh vắng với nỗi mong nhớ xot xa đang dâng trào.Và lúc này đây ta lại bắt gặp một thứ thật quen thuộc, rất " ca dao" và cũng rất " Việt Nam":
Buồn trông con nhện giăng tơ
...
Sao ơi, sao hỡi nhớ ai sao mờ?
Đó chính là " buồn trông"- 1 điệp từ rất đỗi gần gũi trong ca dao.Nó là mở đầu cho những lời than thân trong ca dao xưa.Điệp từ " buồn trông " xuất hiện ở đây nhằm nhấn mạnh nỗi buồn cô đơn giữa cảnh vật của người con gái.Đó là bút pháp tả cảnh ngụ tình.Ngoại cảnh mà như tâm cảnh.Càng buồn thì càng trông vào cảnh vật, mong tìm chút vui nơi khung cảnh thơ mộng mà nào có được! Càng trông thì chỉ thấy lòng càng thêm trĩu nặng.Bởi:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?
Và liên tiếp sau đó là hai hình ảnh ẩn dụ cho tâm trạng của cô thiếu nữ: nhện giăng tơ và sao Mai. Từ những sự vật trong thiên nhiên, cô đã gửi tiếng lòng của mình-1 tiếng lòng thổn thức ngóng trông."Nhện giăng tơ" là 1 hình ảnh thật đẹp và giàu sức biểu cảm cao.Tơ nhện hay chính là sợi tơ hồng duyên phận, sợi tơ tình yêu đã se duyên cho đôi trẻ để giờ đây " trăm mối tơ vò".Chiếc màng nhện mỏng mang phải chăng như chính người con gái: yếu đuối, mong manh.Tơ nhện có độ kết dính cao, dù có đứt cũng vẫn bền chặt-liệu có là ám chỉ tình yêu?Nhện chăng tơ xong mà vẫn 1 mình, cô đơn, chờ đợi một mối tơ lòng.Tiếp đó cô gái nhìn " chênh chếch" lên ngôi sao Mai.Một ánh nhìn hơi chéo chứ không phài nhìn thẳng.Phải chăng cô gái không dám đối diện thẳng với lòng mình-rằng cô đang quá trống trải, đơn côi.Ngôi sao Mai mờ dần trong ánh bình minh như chính tâm trạng ngày một hiu quạnh, héo hon của cô gái.Cô lẻ loi quá!Tựa như ánh sao giữa bầu trời rộng lớn. Đó là sự trống trải một mình, một sự nhớ thương đén hiu hắt, 1 nỗi buồn trải ra theo cả không gian và thời gian.Từ " bờ ao" tới " bầu trời" là 1 không gian rộng lớn, nó làm cho niềm nhớ thương càng thêm mênh mang, dâng trào.Từ "đêm qua" tới " sao Mai" là sự trải dần theo thời gian, nỗi buồn ngày một lớn lên và chỉ chực trào ra trong tâm trạng thổn thức, trằn trọc suốt cả đêm dài của cô gái.
Như vậy, với những ca từ sâu lắng, mênh mang, tâm trạng của cô gái đã được bộc lộ theo nhiều cấp bậc, nhiều góc cạnh khác nhau.Đó là vẻ đẹp bín của ca dao-một vẻ đẹp tiềm tàng mà không dễ gì có được.
   
28 tháng 6 2018

Điệp ngữ là sự lặp lại từ ngữ làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ

- Điệp ngữ nhiều dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp

7 tháng 1 2022

A

13 tháng 12 2019

Gợi ý:
– Bài ca dao có hình ảnh sau: con tằm, con kiến, chim hạc, con quốc. Những hình ảnh này được khắc họa qua hành động hàng ngày của chúng (tằm – nhả tơ; kiến – tha mồi, chim hạc – bay, quốc kêu…). Những hình ảnh con vật này đều có chung những đặc điểm là nhỏ bé, yếu ớt nhưng siêng năng, chăm chỉ và cần mẫn.
– Tác giả dân gian đã sử dụng thành công phép điệp ngữ và ẩn dụ. Việc lặp đi lặp lại cấu trúc than thân “thương thay” đi liền với những hình ảnh và hoạt động hàng ngày cùa các hình tượng (tằm, kiến, hạc, quốc), và phép tu từ ẩn dụ: dùng hình ảnh những con vật nhỏ bé, yếu ớt nhưng chăm chỉ, siêng năng để nói về những người dân lao động thấp cổ, bé họng, đã giúp người bình dân xưa nhấn mạnh vào nỗi bất hạnh, phải chịu nhiều áp bức, bất công, bị bóc lột một cách tàn nhẫn của người lao động nghèo trong xã hội cũ.
– Chủ đề của bài ca dao: Nỗi thống khổ, thân phận của người nông dân trong xã hội cũ.
– Nhan đề: có thể đặt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải ngắn gọn và thể hiện chủ đề văn bản. Gợi ý :ca dao than thân, khúc hát than thân…

13 tháng 12 2019

1. Điệp ngữ “ thương thay” nhấn mạnh, tô đâm sự thương cảm, xót xa cho cuộc đời cay đắng của người lao động.

2. Khổ thơ đầu: Với điệp từ “nghe” , ẩn dụ chuyển đổi cảm giác cho ta thấy tiếng gà trưa là biểu hiện của làng quê đã gắn bó bao kỉ niệm tuổi thơ, chân thành và tươi vui trong tâm trí nhà thơ

Khổ thơ cuối: Với điệp ngữ “vì” nhằm nối liền mạch cảm xúc, nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người cháu.

3. Với nghệ thuật điệp từ, so sánh làm nổi bật tấm lòng yêu thiên nhiên, đất nước của Bác. Qua đây ta thấy tác giả là người có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có phong thái ung dung, lạc quan. Bác vừa mang cốt cách của một thi sĩ và mang đậm cốt cách của người chiến sĩ.

Mình chỉ biết vậy thôi!

Không biết có đúng không.

Chúc bạn học tốt nhé!

14 tháng 3 2020

a. Điệp ngữ "thương thay" thuộc dạng điệp ngữ cách quãng.

b. Điệp ngữ thể hiện tâm trạng thương cảm cho những thân phận nhỏ bé trong xã hội.