cấu tạo của đèn led là gì
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1. Bóng đèn LED có cấu tạo gồm:
A. bóng thủy tinh, đuôi đèn.
B. vỏ bóng, bảng mạch LED, đuôi đèn.
C. hai điện cực, đuôi đèn, bảng mạch LED.
D. ống thủy tinh, hai điện cực, bảng mạch LED
Câu 2. Bóng đèn compact được cấu tạo bởi mấy hình dạng phổ biến?
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
Câu 3. Phát biểu nào dưới đây là sai về đèn sợi đốt?
A. Sử dụng đèn sợi đốt để chiếu sáng giúp tiết kiệm điện năng
B. Khi đèn làm việc, sợi đốt bị đốt nóng ở nhiệt độ cao nên nhanh hỏng
C. Nếu sờ tay vào bóng đèn sợi đốt khi đang phát sáng sẽ thấy nóng và có thể bị bỏng
D. Tuổi thọ đèn sợi đốt chỉ khoảng 1000 giờ
Câu 4. Nồi cơm điện gồm mấy bộ phận chính?
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
Câu 5.Bộ phận sinh nhiệt của nồi cơm điện có chức năng gì?
A. Cung cấp nhiệt cho nồi
B. Điều chỉnh áp suất trong nồi
C. Bao kín và giữ nhiệt
D. Bật, tắt và chọn chế độ nấu
Ống huỳnh quang gồm có hai bộ phận chính: ống thuỷ tinh và 2 điện cực. ... Ống thủy tinh có chiều dài 0,6m; 1,5m,... Lớp trong có phù bột huỳnh quang. 2 điện cực ở hai ống, mỗi điện cực có 2 đầu tiếp điện đưa ra ngoài gọi là chân đèn được nói với nguồn điện.
LED là từ viết tắt của Light Emitting Diode hay điốt phát quang là một linh kiện điện tử dựa trên chuyển tiếp p-n. LED có cấu trúc cơ bản của một điốt. Cấu trúc cơ bản của LED gồm hai lớp bán dẫn p, n ghép với nhau qua lớp tiếp xúc công nghệ. Hoạt động của LED dựa trên hoạt động của chuyển tiếp p-n.
Hiện tượng phát quang: Các điện tử ở lân cận cực tiểu vùng dẫn sau một thời gian tồn tại ở đây có thể chuyển mức xuống trạng thái trống trong vùng hóa trị, tái hợp với lỗ trống và phát ra một photon.
Đối với một chất bán dẫn, đây là quá trình tái hợp bức xạ tự phát, không phụ thuộc vào mật độ phổ năng lượng của bức xạ điện từ bên ngoài.
Xét chuyển tiếp p-n ở trạng thái không phân cực tại cả vùng nghèo và vùng trung hòa. Do hệ đã thiết lập trạng thái cân bằng,do đó số điện tử tái hợp bằng số điện tử phát xạ. Mật độ dòng photon phát ra rất nhỏ, phần lớn bị hấp thụ do đó không có hiện tượng phát quang.
Xét chuyển tiếp p-n ở trạng thái phân cực thuận. Tại vùng nghèo do hiện tượng khuếch tán và phun hạt dẫn. Nồng độ hạt dẫn dư ( điện tử và lỗ trống) tại vùng nghèo tăng đột ngột,để thiết lập lại cân bằng các điện tử và lỗ trống tái hợp theo cơ chế tái hợp tự phát và phát ra các photon. Do tác dụng của điện áp thuận đặt vào lớp chuyển tiếp,vùng nghèo luôn luôn ở trạng thái thừa hạt dẫn, do đó mật độ dòng photon phát ra từ vùng nghèo luôn được duy trì tạo thành chùm sáng thoát ra khỏi lớp chuyển tiếp.
Trong trường hợp chuyển tiếp p-n ở trạng thái phân cực ngược. Dòng ngược là dòng của hạt dẫn thiểu số rất nhỏ dẫn tới mật độ dòng photon phát ra quá nhỏ, phần lớn bị hấp thụ trở lại do đó không có ánh sáng phát ra.
Như vậy, điện áp thuận đặt vào LED sẽ tạo ra hiện tượng phun hạt dẫn qua lớp chuyển tiếp, qua đó làm tăng đột ngột nồng độ hạt dẫn dư, sự tăng nồng độ hạt dẫn dư làm xuất hiện sự tái hợp bức xạ để trở về trạng thái cân bằng. Đó chính là cơ chế hoạt động của LED