K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 1. Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:                                                    “Mẹ là tia nắng ban mai                                                    Sưởi con ấm lại đêm dài giá băng                                                    Lòng con vui sướng nào bằng                                                    Mẹ luôn bên cạnh nhọc nhằn trôi...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

                                                    “Mẹ là tia nắng ban mai

                                                    Sưởi con ấm lại đêm dài giá băng

                                                    Lòng con vui sướng nào bằng

                                                    Mẹ luôn bên cạnh nhọc nhằn trôi đi.”

                                                                                    (Mẹ là tất cả - Lăng Kim Thanh)

Câu 1:  Hãy nêu ý nghĩa của đoạn thơ trên.

Câu 2: Tìm từ láy có trong đoạn thơ và đặt một câu với từ láy đó.

Câu 3:  Từ bài thơ trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 – 7 câu nêu cảm nhận của em về nụ cười của mẹ.

1
1 tháng 11 2021

Câu 1 :
Ý nghĩa của đoạn thơ trên là tình cảm của người mẹ dành cho con.Trong mắt người con,mẹ giống như tia nắng ban mai,sưởi ấm người con trong đêm dài giá băng.Nhọc nhằn cũng trôi đi khi có mẹ.
Câu 2 
Từ láy trong đoạn thơ là : Nhọc nhằn
Đặt câu : (ví dụ) Công việc này rất nhọc nhằn 
Câu 3 : (Tham khảo ạ)
Nụ cười của mẹ đối với em giống như một tia nắng ban mai,giúp em có động lực khi làm sai bài tập.Nụ cười của mẹ vui khi thấy em được điểm cao,nhưng khi em được điểm khá,mẹ cũng nở một nụ cười cảm thông,an ủi.Nụ cười của mẹ luôn là nguồn động lực của em để em luôn cố gắng,luôn cố vươn lên trong học tập.Em yêu lắm,nụ cười của mẹ !

Phần 1: Đọc hiểu:Đọc đoạn thơ sau và thực hiện theo các yêu cầu bên dưới:                  Mẹ là cơn gió mùa thu             Cho con mát mẻ lời ru năm nào                  Mẹ là đêm sáng trăng sao             Soi đường chỉ lối con vào bến mơ                  Mẹ luôn mong mỏi đợi chờ             Cho con thành tựu được nhờ tấm thân                  Mẹ thường âu yếm ân cần             Bảo ban chỉ...
Đọc tiếp

Phần 1: Đọc hiểu:

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện theo các yêu cầu bên dưới:

                  Mẹ là cơn gió mùa thu
             Cho con mát mẻ lời ru năm nào
                  Mẹ là đêm sáng trăng sao
             Soi đường chỉ lối con vào bến mơ

                  Mẹ luôn mong mỏi đợi chờ
             Cho con thành tựu được nhờ tấm thân
                  Mẹ thường âu yếm ân cần
             Bảo ban chỉ dạy những lần con sai

Câu 1: Đoạn thơ trên sử dụng PTBĐ chính nào?

Câu 2: Xác định thể thơ.

Câu 3: Chỉ ra một biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ nhất

Câu 4: Nêu nội dung của đoạn thơ.

Phần 2: Làm văn: (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm)     

Viết đoạn văn cảm nhận hai câu ca dao sau:

            Công cha như núi ngất trời 

   Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông

Câu 2: (5 điểm)

Viết bài văn về Loài cây em yêu.

1
17 tháng 8 2022

 

 

I. ĐỌC – HIỂU: (3.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.                                              “Khi thầy viết bảng                                               Bụi phấn rơi rơi.                                              Có hạt bụi nào                                              Rơi trên bục giảng                                              Có hạt bụi nào                                             Vương trên...
Đọc tiếp

I. ĐỌC – HIỂU: (3.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.

 

                                             “Khi thầy viết bảng
                                               Bụi phấn rơi rơi.
                                              Có hạt bụi nào
                                              Rơi trên bục giảng
                                              Có hạt bụi nào
                                             Vương trên tóc thầy ...

                                           Em yêu phút giây này
                                          Thầy em, tóc như bạc thêm
                                           Bạc thêm vì bụi phấn
                                           Cho em bài học hay.

                                          Mai sau lớn, nên người
                                           Làm sao, có thể nào quên ?
                                           Ngày xưa thầy dạy dỗ
                                           Khi em tuổi còn thơ ...”

Câu 1:  Cho biết thể loại đoạn thơ trên?

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là gì?

Câu 3: Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?

Câu 4: Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?

Câu 5: Hãy đánh dấu X vào cột thích hợp để phân loại các từ cho sẵn

STT

Từ

Từ ghép

Từ láy

1

Dạy dỗ

 

 

2

Rơi rơi

 

 

3

Bụi phấn

 

 

4

Bục giảng

 

 

 

                                         GIÚP MÌNH VỚI Ạ

4
6 tháng 1 2022

thi đúng ko??

6 tháng 1 2022

thi thì tự làm nha bạn

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7Bài 1.  Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu:“Mẹ là cơn gió mùa thuCho con mát mẻ lời ru năm nàoMẹ là đêm sáng trăng saoSoi đường chỉ lối con vào bến mơMẹ luôn mong mỏi đợi chờCho con thành tựu được nhờ tấm thânMẹ thường âu yếm ân cầnBảo ban chỉ dạy những lần con saiMẹ là tia nắng ban maiSưởi con ấm lại đêm dài giá băngLòng con...
Đọc tiếp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7

Bài 1.  Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

“Mẹ là cơn gió mùa thu
Cho con mát mẻ lời ru năm nào
Mẹ là đêm sáng trăng sao
Soi đường chỉ lối con vào bến mơ

Mẹ luôn mong mỏi đợi chờ
Cho con thành tựu được nhờ tấm thân
Mẹ thường âu yếm ân cần
Bảo ban chỉ dạy những lần con sai

Mẹ là tia nắng ban mai
Sưởi con ấm lại đêm dài giá băng
Lòng con vui sướng nào bằng
Mẹ luôn bên cạnh nhọc nhằn trôi đi

Mẹ ơi con chẳng ước gì
Chỉ mong có mẹ chuyện gì cũng qua
Vui nào bằng có mẹ cha
Tình thâm máu mủ ruột rà yêu thương”

a. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?

b. Nêu nội dung của văn bản trên.

c. Văn bản trên đã gợi cho em những suy nghĩ gì về tình mẹ?

d. Chỉ ra phép điệp ngữ trong văn bản trên? Nêu tác dụng của phép điệp ngữ đó?

 

Bài 2: Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

“Con cò bay lả bay la
Theo câu quan họ bay ra chiến trường
Nghe ai hát giữa núi non
Mà hương đồng cứ rập rờn trong mây


Nghìn năm trên dải đất này
Cũ sao được cánh cò bay la đà
Cũ sao được sắc mây xa
Cũ sao được khúc dân ca quê mình!​”

a.Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

b.Theo tác giả, hình ảnh nào gợi nhớ đến câu ca quan họ quê hương?  Nêu nội dung của đoạn thơ?       

c.Tìm biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong 4 câu cuối đoạn trích và nêu tác dụng.

d.Đoạn thơ trên khơi gợi trong em tình cảm, cảm xúc gì?

 

 

Bài 3. Em hãy viết bài văn bày tỏ cảm nghĩ của mình về một người thân trong gia đình.

0
BÀI TẬP: Đọc đoạn ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu bên dưới        (1)Ngày chưa tắt hẳn, mặt trăng đã lên rồi. (2)Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. (3)Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc một mảnh dần, rồi đứt hẳn. (4)Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng dâng hương thơm ngát. (5)Sau tiếng chuông của ngôi chùa độ một giờ,...
Đọc tiếp

BÀI TẬP: Đọc đoạn ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu bên dưới

        (1)Ngày chưa tắt hẳn, mặt trăng đã lên rồi. (2)Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. (3)Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc một mảnh dần, rồi đứt hẳn. (4)Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng dâng hương thơm ngát. (5)Sau tiếng chuông của ngôi chùa độ một giờ, thì thật là sáng trăng hẳn: trời bấy giờ trong thăm thẳm và cao; mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc, du như sáo diều; ánh trăng trong chảy khắp cả trên ngành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xóa.

(Theo Đêm sáng trăng - Thạch Lam)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn ngữ liệu trên

Câu 2: Xác định các trạng ngữ và nêu tác dụng của trang ngữ vừa tìm được

Câu 3:

a. Từ “chảy” trong câu “ánh trăng trong chảy khắp cả trên ngành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xóa” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.

b. So với từ “chảy” trong các trường hợp dưới đây là hiện tượng đồng âm hay nhiều nghĩa

- Nước đang chảy rất mạnh.

- Trời nắng nóng, nhựa trên đường đang chảy.

- Bị bố mắng nên cái mặt của nó cứ chảy ra.

Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm xúc em về bức tranh thiên nhiên được gợi lên từ đoạn trích trên. 

 

1
19 tháng 3 2022

1. PTBĐ: miêu tả

2. TN: Trên quãng đồng rộng => TN chỉ thời gian

3. nghĩa chuyển

3. các từ chảy là từ nhiều nghĩa

4. Hs viết đoạn văn nêu cảm xúc

4   II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm) Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Nhím con kết bạn Trong một khu rừng nọ có một chú Nhím chỉ sống một mình, rất nhút nhát nên chú không quen biết bất kì một con vật nào khác sống trong rừng. Vào một buổi sáng đẹp trời, nhím con đi kiếm quả để ăn. Bỗng một chú Sóc nhảy tới và nói: - Chào bạn! Tôi rất vui sướng được gặp...
Đọc tiếp
4  

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Nhím con kết bạn

Trong một khu rừng nọ có một chú Nhím chỉ sống một mình, rất nhút nhát nên chú không quen biết bất kì một con vật nào khác sống trong rừng. Vào một buổi sáng đẹp trời, nhím con đi kiếm quả để ăn. Bỗng một chú Sóc nhảy tới và nói: - Chào bạn! Tôi rất vui sướng được gặp bạn.

Nhím con bối rối nhìn Sóc, rồi quay đầu chạy trốn vào một bụi cây. Nó cuộn tròn người lại mà vẫn run vì sợ. Ngày tháng trôi qua, những chiếc lá trên cây bắt đầu chuyển màu và rụng xuống. Nhím con quyết định phải mau chóng tìm một nơi an toàn và ấm áp để trú đông. Trời ngày càng lạnh hơn. Một hôm nhím con đang đi tìm nơi trú đông thì trời đổ mưa. Nhím sợ hãi cắm đầu chạy. Bỗng nó lao vào một đống lá. Nó chợt nhận ra sau đống lá là một cái hang “Chào bạn!”. Một giọng ngái ngủ của một chú nhím khác cất lên. Nhím con vô cùng ngạc nhiên. Sau khi trấn tĩnh lại. Nhím con bẽn lẽn hỏi: - Tên bạn là gì? - Tôi là Nhím Nhí. Nhím con run run nói: “Tôi xin lỗi bạn, tôi không biết đây là nhà của bạn”. Nhím Nhí nói: “Không có hề gì. Thế bạn đã có nhà trú đông chưa? Tôi muốn mời bạn ở lại với tôi qua mùa đông. Tôi ở đây một mình buồn lắm. Nhím con rụt rè nhận lời và cảm ơn lòng tốt của bạn. Cả hai thu dọn và trang trí chỗ ở gọn đẹp. Chúng rất vui vì không phải sống một mình trong mùa đông gió lạnh. (Trần Thị Ngọc Trâm)

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn. - Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Câu chuyện cho em bài học gì? (1,0 điểm)

 
3

câu chuyện rút ra là em ko được rụt rè , nhút nhát . Có nhiều bạn bè để nững lúc gặp khó khăn gì còn nhờ sự giúp đỡ .

t i c k giúp mik vào ô đúng nha , thanks ( thanks là vì    t i c k nha ) :3

22 tháng 3 2022

Bài tập 3:  Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:       “Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.Câu chuyện có lẽ chỉ là câu chuyện hoang đường, song...
Đọc tiếp

Bài tập 3:  Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

       “Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.

Câu chuyện có lẽ chỉ là câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.”     (Ngữ văn 7 - Tập 2, trang 60)

Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Văn bản thuộc kiểu nghị luận nào?

Câu 2: Nêu những phương thức biểu đạt của đoạn văn ?

Câu 3: Trong câu văn: “Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.”,  tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu rõ tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 4: Từ “quả tim và  thi ca” trong đoạn văn được hiểu như thế nào?

Câu 5: Nêu nội dung chính của đoạn văn.

Câu 6: Hãy viết một đoạn văn chứng minh rằng: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có.

 

2
20 tháng 3 2021

Là một nhà phê bình văn học xuất sắc, chắc hẳn hơn ai hết, Hoài Thanh phải nhận thức sâu săc về ý nghĩa và sức mạnh của văn chương. Chính vì vậy, trong tác phẩm Ý nghĩa văn chương của mình, ông đã khẳng định chắc chắn: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm sẵn có .

Phải nuôi con mới biết lòng cha mẹ là một câu nói vô cùng ý nghĩa và mang đầy tính triết lí nhân sinh. Chỉ khi nào chúng ta là bậc làm cha, làm mẹ, lúc đó, ta mới cảm nhận được đầy đủ và sâu sắc nhất tình yêu thương của cha mẹ. Thế nhưng, văn chương đã giúp ta biết quý trọng và thấu hiểu phần nào tấm lòng bao la của người mẹ ngay cả khi còn là một đứa trẻ. Với cổng trường mở ra của Lí Lan, chúng ta đã biết rằng mẹ làm gì trước đêm khai trường đầu tiên của cuộc đời con. Lúc con say sưa trong giấc ngủ lại chính là lúc mẹ không ngủ được mà lên giường và trăn trọc. Mẹ đã có bao đêm không ngủ được như thế với những cái đầu tiên của con? Những bước đi chập chững đầu tiên của con làm mẹ vui mừng không ngủ được. Mẹ sung sướng đến không ngủ được ngày con cất tiếng nói đầu tiên gọi Mẹ!… Và đêm nay mẹ không ngủ được vì Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Hôm nay mẹ thức không phải vì lo lắng cho con, bởi mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Trong lòng mẹ có sự xáo trộn lạ kỳ. Phải chăng chính vì cảm giác con mình đã lớn, chuẩn bị bước vào vùng trời rộng lớn của tri thức, chuẩn bị đón nhận tương lai, làm chủ thế giới khiến mẹ vừa vui sướng, vừa háo hức hồi hộp? Và lúc này đây, mẹ trở về với đứa trẻ buổi đáu đi học, nhớ đến bà ngoại giống như mẹ hiện giờ. Cũng có khi mẹ thức vì lo lắng, lo lắng tột bậc. Mẹ đã phải thức suốt đêm cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quần quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!… (Mẹ tôi, Ét-môn-đô đơ A-mi-xi). Mẹ đã thức để cho con có những giấc ngủ yên bình. Biết được những tình cảm và việc làm cao cả ấy, chúng ta càng yêu và biết ơn công lao to lớn trời bể của mẹ, càng quý trọng từng giờ từng phút được sống bên mẹ yêu thương.

Đất nước thanh bình đang trên đà phát triển, chẳng còn họa ngoại xâm, chẳng còn những ngày chiến tranh ác liệt. Nhưng qua bài thơ Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh đã giúp người đọc cảm nhân được những tình cảm, cảm xúc của người chiến sĩ trên đường hành quân. Ai mà chẳng có tuổi thơ và kỉ niệm tuổi thơ lại ùa về tràn ngập cả lòng ta. Đó là hình ảnh người bà yêu quý hiện ra như một bà tiên hết lòng vì con vì cháu. Bà đã chăm lo từng con gà, nâng niu từng quả trứng để cho cháu có quần áo mới: Cứ hàng năm hàng năm – Khi gió mùa đông tới – Bà lo đàn gà toi – Mong trời đừng sương muối – Để cuối năm bán gà – Cháu được quần áo mới. Người chiến sĩ trên đường hành quân mang theo hành trang là lòng căm thù giặc, tình yêu quê hương đất nước, tinh thần quyết chiến quyết thắng (đất nước đang trong những ngày tháng sôi đọng và ác liệt của cuộc kháng chiến) và tình cảm với bà. Bài thơ mộc mạc giản dị mà thấm đẫm tình bà cháu, tình yêu quê hương đất nước của một người con đang chiến đấu bảo vệ đất nước, bảo vệ xóm làng và những kỉ niệm trong sáng hồn nhiên của tuổi thơ.

 

Chắc hẳn, chúng ta đã từng nghe nói đến một thời chữ Quốc ngữ không đuợc giảng dạy trong các trường học Viêt Nam, thay vào đó là tiếng Pháp bởi mục đích đô hộ của kẻ thù. Chúng muốn đào tạo ra những con người chỉ biết vâng lệnh và phục tùng người Pháp. Nhưng khi đọc Buổi học cuối cùng của An-phông-xô Đô-dê la mới hiểu được phần nào cảm giác nuối tiếc, xót xa khi không còn được dạy và được học tiếng mẹ đẻ của thầy Ha-men và cậu học trò Phrăng. Phải thực sự ở vào hoàn cảnh trớ trêu đau lòng ấy, ta mới thấy thiêng liêng và đáng trân trọng biết bao khi hàng ngày được sử dụng thứ tiếng nói của dân tộc. Tiếng mẹ đẻ được nâng lên như một thứ vũ khi giải phóng dân tộc: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù… Câu truyện giống như một bức thông điệp nhiều ý nghĩa: chúng ta phải biết giữ gìn và yêu quý tiếng mẹ đẻ, đó là một phương diện quan trọng của lòng yêu nước. Yêu nước, tự hào dân tộc cũng chính là phát huy sự giàu đẹp và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Khả năng của văn chương thật kì diệu, nó có thể tác động tới nơi sâu kín trong tâm hồn con người – tình cảm. Và một khi đã thấm vào tâm hồn, tình cảm con người thì hiệu quà nó mang lại rất to lớn và lâu bền. Những tác phẩm văn chương đích thực thật sự là những người thầy gây và luyện cho ta thứ tình cảm cao quý.

 
20 tháng 3 2021

Câu 1: 

Trích: ''Ý nghĩa văn chương''.

Tác giả: Hoài Thanh

Thuộc kiểu nghị luận văn chương

Câu 2:

PTBĐ: nghị luận, tự sự, biểu cảm

Câu 3:

BPNT: liệt kê

⇒ nêu nguồn gốc của thi ca

Câu 4: 

Quả tim là nơi cảm nhận cảm xúc, là nơi chất chứa những tâm tư, tình cảm mà con người cảm nhận được. Từ những cảm xúc ấy ta mới đúc kết ra được những dòng văn dòng thơ tuyệt dịu để truyền lại cho đời và Thi Ca hình thành.

Câu 5:

Nội duch chính: "Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài".

Câu 6: 

Tham khảo:

Văn chương là sợi dây truyền cho ta niềm vui, nỗi buồn, cho ta cảm xúc và rung động. Có thể bạn chưa từng đến kỳ quan Đệ nhất động Phong Nha, bạn cũng không hề biết đến dân tộc Anh-điêng vùng châu Mĩ. Thế nhưng bạn đã từng đọc Động Phong Nha và Bức thư của thủ lĩnh da đỏ trong chương trình ngữ văn 6. Bạn có cảm nhận được vẻ đẹp huyền bí khi đi vào từng hang động, biết được sự thiêng liêng của Đất Mẹ với người dân bản địa. Những cảm xúc khi ấy bạn còn nhớ chứ. Chúng ta-thế hệ học sinh được sinh ra trong hòa bình làm sao thấu hiểu lầm than khổ cực, mất mát của chiến tranh. Chính văn chương, chính những dòng chữ đầy tâm tưởng của người đi trước mà thế hệ học sinh ngày nay mới cảm nhận sâu sắc được gian khó, thêm lòng yêu quý, cảm phục với lịch sử dân tộc. Tất cả tái hiện sinh động trong từng trang sách, tâm hồn chúng ta đã rung lên trước văn chương rồi.

ĐỀ 4: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:      Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:Với vai trò là Phó bí thư Đoàn Thanh niên xã của một huyện biên giới tỉnh Đồng Tháp, mỗi ngày, tôi đều ghi lại trên trang cá nhân với chuyên mục “Mỗi ngày một câu chuyện”, những cảm xúc thật về các chàng trai, cô gái hay những mạnh thường quân đã chung tay cùng chính quyền địa phương chống dịch. Nhiều mô...
Đọc tiếp

ĐỀ 4: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

      Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Với vai trò là Phó bí thư Đoàn Thanh niên xã của một huyện biên giới tỉnh Đồng Tháp, mỗi ngày, tôi đều ghi lại trên trang cá nhân với chuyên mục “Mỗi ngày một câu chuyện”, những cảm xúc thật về các chàng trai, cô gái hay những mạnh thường quân đã chung tay cùng chính quyền địa phương chống dịch. Nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo được Đoàn Thanh niên xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự xây dựng, thực hiện như: Mô hình tiếp nhận, hỗ trợ, xử lý thông tin về Covid-19; mô hình Shipper áo xanh chuyên nhận hỗ trợ đặt hàng, mua hàng hóa và giao tận nơi cho người dân.....

Mỗi ngày bắt đầu từ 5 giờ sáng,dù trời nắng gắt hay mưa dầm, "những chiến binh áo xanh" vẫn không ngần ngại. Với mong muốn “không để ai bị bỏ lại phía sau”, trong suốt mấy tháng qua, Đoàn Thanh niên và Hội Liên hiệp Thanh niên xã đã vận động hơn 10 tấn gạo, 600 thùng mì, hơn 40 triệu đồng tiền mặt, hơn 2.500 suất quà là thức ăn, rau củ hỗ trợ người dân. Để có được những món quà đó lại là những câu chuyện đẹp từ sự chung sức, chung lòng của người dân…

 HUỲNH CHÍ TRUNG ( Chuyên mục  Covid19_ Nhật ký đối mặt - Báo QĐND -23/8/2021

Câu 1:  Anh/ chị hãy xác định nội dung của văn bản trên.     

Câu 2: Anh/ chị hãy chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ được sử dụng  trong đoạn 1.

Câu 3: Anh chị suy nghĩ gì về câu nói “không để ai bị bỏ lại phía sau” ?

0
Bài 2 Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.Núi cao biển rộng mênh mông,Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!                                                  (Ca dao) Câu 1. Bài ca dao trên được viết theo thể thơ nào? Nêu ngắn gọn đặc điểm của thể thơ đóCâu 2. Ghi lại 2 từ ghép, 2 từ láy có trong bài ca dao trên?Câu 3.  Câu thơ “Công cha như núi ngất trời./...
Đọc tiếp

Bài 2 Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

                                                  (Ca dao)

 

Câu 1. Bài ca dao trên được viết theo thể thơ nào? Nêu ngắn gọn đặc điểm của thể thơ đó

Câu 2. Ghi lại 2 từ ghép, 2 từ láy có trong bài ca dao trên?

Câu 3.  Câu thơ “Công cha như núi ngất trời./ Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông” sử dụng phép tu từ nào?

Câu 4.  Em hiểu câu thơ “ Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!” như thế nào? (Trả lời khoảng 2 - 4 dòng).

Câu 5. Ý kiến của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người? (Trả lời khoảng 3 -4 dòng).

1
6 tháng 12 2021

Câu 1 : Bài ca dao trên được viết theo thể thơ lục bát . Đặc điểm của thể thơ lục bát là dòng sáu chữ,dòng tám chữ

Câu 2 : 2 từ ghép : Công cha,nghĩa mẹ

2 từ láy : mênh mông,chín chữ

Câu 3 : So sánh

Câu 4 : “Cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, , chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. (Tham Khảo)

Câu 5 (Tham Khảo) Gia đình là một mái ấm chân chứa biết bao tình yêu thương .  chỗ dựa tinh thần vững chắc mỗi khi ta gặp khó khăn trong cuộc sống. Mái ấm ấy là nơi nuôi dưỡng , che chở tâm hồn ta . Chính vì thế , chúng ta phải có những hành động để bảo vệ mái ấm ấy . Từ những việc làm nhỏ mà ý nghĩa . Trong mái ấm ấy có biết bao những người thân yêu như bố mẹ , anh chị em , ông bà , .. . Hãy đối xử tốt , luôn yêu thương họ vì nhờ họ mà chúng  ta mới có những tháng ngày tươi đẹp như hôm nay . Đừng làm tổn thương gia đình mà hãy vun đắp  cho gia đình thêm hạnh phúc . Vì gia đình chính là tất cả , là một  tài sản vô giá . 

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: “Ở các nước Âu – Mỹ, lấy ví dụ ở Pháp hiện nay, trung bình một người dân Pháp đọc tới 20 cuốn sách/năm, đối với người dân sống ở thành phố, tầng lớp tri thức, con số đó lên tới 30-50 cuốn/ năm (Nguyễn Hương, bài “Người Việt ít đọc sách: Cần những chính sách để thay đổi toàn diện”). Ở Nhật, như đã nói ở trên, ngay từ thời Cải cách...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

 

“Ở các nước Âu – Mỹ, lấy ví dụ ở Pháp hiện nay, trung bình một người dân Pháp đọc tới 20 cuốn sách/năm, đối với người dân sống ở thành phố, tầng lớp tri thức, con số đó lên tới 30-50 cuốn/ năm (Nguyễn Hương, bài “Người Việt ít đọc sách: Cần những chính sách để thay đổi toàn diện”). Ở Nhật, như đã nói ở trên, ngay từ thời Cải cách Minh Trị, chỉ với 30 triệu dân mà tiêu thụ tới hàng trăm ngàn cuốn sách dạng tinh hoa, “khó nhằn”. Ở một quốc gia gần hơn trong cộng đồng ASEAN, đó là Malaysia, số lượng sách được đọc trên đầu người là 10-20 cuốn/người/năm (2012, số liệu từ ông Trần Trọng Thành, công ty sách điện tử Aleeza). Và ở Việt Nam, theo con số do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công bố ngày 12/04/2013 ngay trước thềm sự kiện “Ngày hội Sách và Văn hóa Đọc”, số lượng sách một người Việt đọc trong một năm là… 0,8 cuốn, nghĩa là người Việt Nam đọc chưa đầy một cuốn sách trong một năm.

 

Có sự tương quan rõ ràng giữa văn hóa đọc và sự phát triển của một quốc gia. Với những con số ở trên, dễ hiểu vì sao nước Pháp lại có một nền kinh tế, văn hóa và nghệ thuật rạng rỡ như vậy. Và nước Nhật có thể đứng dậy thần kỳ sau Thế chiến 2 cũng như vươn lên quật khởi sau bao thiên tai liên miên, hiện đang là nền kinh tế đứng thứ hai thế giới với nền khoa học-công nghệ tiên tiến bậc nhất. Malaysia đang là ngôi sao mới ở khu vực ASEAN với những chính sách đổi mới và mở cửa đột phá gần đây. Và người Do Thái với câu chuyện ở đầu bài, “Một dân tộc 13 triệu dân nhưng sinh ra gần 40% chủ nhân của các giải Nobel; 1/3 trên tống số các nhà triệu phú đang sống và làm việc tại Mỹ là người Do Thái; 20% giáo sư tại các trường đại học hàng đầu hiện nay; 3 nhân vật sau Công nguyên cho đến hiện tại có tác động lớn nhất đến lịch sử nhân loại là Chúa Jesus, Karl Marx và Alber Einstein…là người Do Thái.

 

Mỗi người Việt chưa đọc nổi một cuốn sách/năm, ai có thể khẳng định không liên quan đến tình trạng suy thoái toàn diện từ kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội cũng như nhân cách con người hiện nay ở Việt Nam?

 

( Ngẫm về “ tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái theo Báo mới)

 

a, Văn bản trên thuộc phong cách chức năng ngôn ngữ nào?

 

b, Nêu các ý chính của văn bản? Nhận xét về cách lập luận của tác giả?

 

c, Những số liệu mà tác giả đưa ra trong văn bản cho anh/chị hiểu thêm điều gì về hiện trạng mà văn bản đề cập tới?

 

d, Văn bản trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa văn hóa đọc với lối sống và nhận thức của giới trẻ hiện nay?

1
11 tháng 3 2022

a,

Phong cách chức năng ngôn ngữ báo chí.

b, 

Các ý chính của văn bản: 

- Tỉ lệ đọc sách trên một năm của người dân các nước Âu - Mỹ và một số nước khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

- Mối tương quan giữa văn hóa đọc và sự phát triển của một quốc gia.

- Suy ngẫm về thực trạng đọc sách của người Việt Nam trong tương quan với sự phát triển về mọi mặt của đất nước.

c, 

Nhận xét về cách lập luận của tác giả:

- Hệ thống lập luận chặt chẽ, xác đáng, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng chân thực, cụ thể. 

- Tác giả sử dụng thao tác lập luận so sánh để người đọc thấy rõ sự khác biệt về văn hóa đọc giữa các nước trên thế giới: Trong khi các nước đều có thể sử dụng những thành tựu công nghệ cao để tích lũy kiến thức thì ở các nước phát triển, người dân vẫn giữ gìn văn hóa đọc, đọc thường xuyên và hiệu quả; ngược lại người Việt Nam ta rất lười đọc sách.

d, 

Việc sử dụng số liệu giúp:

- Có cái nhìn chính xác, chân thực về thực trạng văn hóa đọc giữa các quốc gia. Việc "người Việt chưa đọc nổi một cuốn sách/ năm" cho thấy văn hóa đọc của nước ta ở mức rất thấp. Đó là một điều đáng buồn, đáng suy ngẫm bởi văn hóa đọc có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển đất nước. Điều đó đi ngược với xu thế phát triển của đất nước.

- Từ đó, tác giả muốn thức tỉnh mỗi con người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước về việc hình thành thói quen đọc sách. 

e, em tham khảo những ý này nha:

Những suy nghĩ được gợi lên từ mối quan hệ giữa văn hóa đọc và lối sống nhận thức, thái độ của giới trẻ là:

- Văn hóa đọc được hiểu là đọc sách một cách có văn hóa. Nghĩa là phải biết chọn lựa sách để đọc, đọc đúng cách để có hiệu quả, từ đó vận dụng vào cuộc sống. Để việc đọc sách trở thành một nét đẹp văn hóa cần hình thành thói quen đọc sách, sở thích và kĩ năng đọc sách ở mỗi cá nhân và trong cả cộng đồng. 

- Hiện nay, văn hóa nghe - nhìn ngày càng thu hút giới trẻ, trong khi đó văn hóa đọc ở họ lại ngày càng trở nên yếu kém. Giới trẻ thường ít đọc sách, phần lớn đọc do đòi hỏi bắt buộc của công việc, học tập chứ không tự nguyện, ham thích.

- Sách và việc đọc sách có vai trò to lớn trong việc mở mang kiến thức, kĩ năng và bồi dưỡng tâm hồn, hoàn thiện nhân cách con người. Tuy nhiên, đa số bạn trẻ hiện nay không nhận thức được điều đó hoặc có nhưng cố tình phớt lờ, trong khi họ - những chủ nhân tương lai của đất nước rất cần học hỏi, trau dồi cả đức và tài. Hậu quả là họ rỗng nhiều kiến thức, kĩ  năng thiếu và yếu, nhận thức sai lệch, không làm được việc,... Đó là một thực trạng đáng buồn, đáng báo động.

-  Tuy nhiên, vẫn có không ít bạn trẻ yêu thích đọc sách và đang nỗ lực tuyên truyền, cho văn hóa đọc. Đặc biệt, từ năm 2013, ngày 21/4 hằng năm đã trở thành ngày hội Sách và văn hóa đọc. Đó là một nỗ lực to lớn để xây dựng văn hóa đọc trong cộng đồng.

- Bài học:

+ Cần nâng niu, trân trọng sách, hình thành thói quen đọc sách, sở thích đọc sách, tránh sa vào các hình thức giải trí vô bổ, độc hại khác.+ Thông minh khi lựa chọn sách, lựa chọn cách đọc và vấn dụng vào thực tế cuộc sống.