K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2019

Chọn đáp án: D

Lòng yêu nước là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước là tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng và tinh thần, trách nhiệm bảo vệ, dựng xây đất nước của con người trên đất nước đó. Đối với dân tộc Viêt Nam, lòng yêu nước tồn tại trong tất cả người dân như một lẽ dĩ nhiên bởi truyền thống yêu thương, giàu lòng nhân ái, đoàn kết và biết ơn. Lòng yêu nước của con...
Đọc tiếp

Lòng yêu nước là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước là tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng và tinh thần, trách nhiệm bảo vệ, dựng xây đất nước của con người trên đất nước đó. Đối với dân tộc Viêt Nam, lòng yêu nước tồn tại trong tất cả người dân như một lẽ dĩ nhiên bởi truyền thống yêu thương, giàu lòng nhân ái, đoàn kết và biết ơn. Lòng yêu nước của con người Việt Nam được thể hiện rõ qua những tấm gương của biết bao vị anh hùng, chiến sĩ, thậm chí là nông dân dũng cảm, can trường xả thân vì độc lập tự do của đất nước. Không chỉ vậy, lòng yêu nước còn được thể hiện ở những cố gắng cống hiến tri thức, tiền bạc để dựng xây và phát triển đất nước ngày một giàu đẹp. Ý nghĩa của lòng yêu nước đối với công cuộc bảo vệ và dựng xây xã hội chủ nghĩa được minh chứng bằng những thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta trước giặc ngoại xâm, bằng những thành tựu khoa học công nghệ, giáo dục,… mà chúng ta đạt được từ xưa đến nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức được giá trị của dân tộc và lòng yêu nước, bằng chứng là một bộ phận người dân vẫn tồn tại suy nghĩ phản động, ích kỉ, vô trách nhiệm, thậm chí còn tuyên truyền phản động, châm ngòi biểu tình nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa và Đảng Cộng sản Việt Nam. Trước những hành vi đó, chúng ta cần có thái độ quyết liệt ngăn chặn, và có biện pháp khắc chế kịp thời để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.

2
10 tháng 10 2021

???

 

10 tháng 10 2021

what

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

Nêu hiểu biết của bản thân về những tác phẩm nào trong văn học Việt Nam gắn với các sự kiện trọng đại, thể hiện sâu sắc tình cảm yêu nước, tự hào dân tộc.

Lời giải chi tiết:

     Một số tác phẩm trong văn học Việt Nam gắn với các sự kiện trọng đại, thể hiện sâu sắc tình cảm yêu nước, tự hào dân tộc: Thiên đô chiếu (Lý Thái Tổ), Dụ chư tì tướng hịch văn (Trần Quốc Tuấn), Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt), ...

7 tháng 5 2023

Một số tác phẩm trong văn học Việt Nam gắn với các sự kiện trọng đại, thể hiện sâu sắc tình cảm yêu nước, tự hào dân tộc: Thiên đô chiếu (Lý Thái Tổ), Dụ chư tì tướng hịch văn (Trần Quốc Tuấn), Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt), ...

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 11 2023

- Một số tác phẩm văn học gắn với các sự kiện trọng đại:

+ Hịch Tướng Sĩ- Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn

+ Nam Quốc Sơn Hà – Lý Thường Kiệt

+ Bình Ngô Đại Cáo – Nguyễn Trãi

19 tháng 12 2023

Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là......................, học lớp......., trường .............

Tình yêu quê hương đất nước là một trong những tình cảm đẹp, thiêng liêng, cao quý của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy đã từng được gửi gắm trong rất nhiều những áng văn, áng thơ. Và “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ là một trong những bài thơ như thế. 

Bài thơ được viết bằng thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ tác giả ca ngợi chuyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau. 

Tình thương người bao la mênh mông và triết lí về niềm tin “ở hiền gặp lành” là ý nghĩa sâu xa, là sự tuyệt vời của “Chuyện cổ nước mình” khiến cho nhà thơ phải “yêu” và quý trọng:

    Tôi yêu chuyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

   Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

   Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật tiên độ trì.

“Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” là triết lí, là niềm tin của nhân dân ta gửi gắm trong chuyện cổ. Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gợi nhớ trong lòng ta bao chuyện cổ, bao hình ảnh, bao nhân vật. Anh trai cày hiền lành được bụt trao cho câu thần chú: “Khắc nhập! Khắc xuất” mà lấy được vợ đẹp con nhà giàu (Truyện Cây tre trăm đốt). Người em cần cù, trung hậu được con chim phượng hoàng đền đáp “ăn một quả trà cục vàng” mà trở nên giàu có hạnh phúc; trái lại người anh tham lam mà chết chìm xuống đáy biển (Truyện Cây khế). Thạch Sanh được tiên “độ trì” mà trở nên võ nghệ cao cường, có lắm phép thần thông biến hóa, đã giết chết trăn tinh, bắn chết đại bàng cứu người, có đàn thần để lui giặc, được làm phò mã, rồi được làm vua; trái lại Lí Thông gian tham, độc ác, quỷ quyệt bị sét đánh rồi hóa thành bọ hung...

Đúng như Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết:

    Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật tiên độ trì.

“Chuyện cổ nước mình” đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa” trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ:

      Mang theo chuyện cổ tôi đi

Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa.

   Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.

Đọc “Chuyện cổ nước mình” như được “nhận mặt”, như được gặp ông cha, khám phá được bao phẩm chất tốt đẹp của tổ tiên mình:

    Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

    Rất công bằng, rất thông minh

Vừa độ lượng, lại đa tình, đa mang.

“Chuyện cổ nước mình” hàm chứa bao bài học quý báu, đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thật , phải chăm làm siêng năng, phải có trí tuệ đừng a dua. Tác giả gợi lên thật khéo truyện “Tấm Cám”, truyện “Đẽo cày giữa đường”, ...để nói về những bài học do ông cha gửi lại “đời sau” qua chuyện cổ:

   Thị thơm thị giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

   Đẽo cày theo ý người ta

Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì.

“Chuyện cổ nước mình” là một bài thơ hay, giản dị mà đậm đà. Bài thơ đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm chuyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình. Đọc bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích chuyện cổ nước mình.

Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Tôi rất vinh hạnh nếu được nghe chia sẻ, suy nghĩ của thầy cô và các bạn về tình cảm gắn bó của con người với quê hương. 

29 tháng 1 2018

- Vài nét về văn học thời Trần:

    + Văn học thời Trần rất phong phú, mang đạm bản sắc văn hóa dân tộc, chứa đựng lòng yêu nước sâu sắc, tự hào dân tộc, đã làm rạng rỡ cho văn học Đại Việt.

    + Có nhiều tác giả nổi tiếng với những tác phẩm đặc sắc mà tiêu biểu là Trần Quốc Tuần với "Hịch tướng sĩ", Trần Quang Khải với "Phò giá về kinh", Trương Hán Siêu với "Phú sông Bạch Đằng".

- Văn học thời Trần phát triển mạnh và mang đậm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc bởi vì:

    + Văn học thời Trần phát triển mạnh, có những bước tiến mới, với những tác phẩm ra đời trong khói lửa chiến tranh như "Hịch tướng sĩ" để động viên tinh thần binh lính, đề cao niềm tự hào dân tộc, ca ngợi chiến công hiển hách như "Phú sông Bạch Đằng", "Phò giá về kinh" thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc.

    + Các tác phẩm văn học mang đậm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, phản ánh tinh thần đoàn kết một lòng từ vua tôi , quần thần đều quyết tâm đánh giặc. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thắng lợi, kết thúc bằng chiến thắng Bạch Đằng, giữ gìn nền độc lập chủ quyền dân tộc, đánh bại kẻ thù hung bạo nhất thế giới, đó là nguyên nhân dẫn tới sự phát triển mạnh của văn học thời Trần.

15 tháng 5 2021

TK

* Vài nét về tình hình văn học thời Trần:

- Nền văn học chữ Hán chứa đựng sâu sắc lòng yêu nước, tự hào dân tộc được phát triển mạnh mẽ.

- Nền văn học chữ Nôm bước đầu phát triển, xuất hiện một số nhà thơ Nôm nổi tiếng như Nguyễn Thiêm, Nguyễn Sĩ Cố, Hồ Quý Ly,…

- Có nhiều tác gia nổi tiếng với các tác phẩm đặc sắc tiêu biểu như: Trần Quốc Tuấn với Hịch tướng sĩ, Trần Quang Khải với Tụng giá hoàn kinh sư, Trương Hán Siêu với Phú sông Bạch Đằng,…

* Văn học thời Trần phát triển mạnh và mang đậm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, vì:

- Những tác phẩm hầu hết đều ra đời trong các chiến tranh như "Hịch tướng sĩ" để động viên tinh thần binh lính, đề cao niềm tự hào dân tộc, ca ngợi chiến công hiển hách như "Phú sông Bạch Đằng", "Tụng giá hoàn kinh sư" thể hiện niềm vui chiến thắng, khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc.

- Các tác phẩm văn học mang đậm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc đã phản ánh tinh thần đoàn kết một lòng từ vua tôi, quần thần đến quần chúng nhân dân đều quyết tâm đánh giặc.

Tìm câu rút gọn trong đoạn văn sau: Văn chương có một tác dụng vô cùng to lớn đối với đời sống con người. Trong văn bản “ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đã góp phần tích cực trong việc xây đắp và bồi dưỡng tình cảm cho con người. Từ thuở lọt lòng, ta đã...
Đọc tiếp

Tìm câu rút gọn trong đoạn văn sau:

 Văn chương có một tác dụng vô cùng to lớn đối với đời sống con người. Trong văn bản “ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đã góp phần tích cực trong việc xây đắp và bồi dưỡng tình cảm cho con người. Từ thuở lọt lòng, ta đã được nghe những lời ru ngọt ngào,, tha thiết. Đó chính là những làn điệu ca dao, dân ca ngợi ca tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình yêu quê hương đất nước… Kho tàng văn học dân gian phong phú đa dạng đã xây đắp cho ta tình yêu đối với những người thương yêu ruột thịt, với xóm làng và đất nước thân yêu. Chẳng những vậy, những tác phẩm văn học ta được đọc sau này “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh), “Ý nghĩa văn chương” (Hoài Thanh),… lại tiếp tục bồi dưỡng, củng cố tình yêu đối với những gì máu thịt, gắn bó nhất với ta trong suốt cuộc đời.

0
tìm câu rút gọn trong đoạn văn sau Văn chương có một tác dụng vô cùng to lớn đối với đời sống con người. Trong văn bản “ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đã góp phần tích cực trong việc xây đắp và bồi dưỡng tình cảm cho con người. Từ thuở lọt lòng, ta đã...
Đọc tiếp

tìm câu rút gọn trong đoạn văn sau

 

Văn chương có một tác dụng vô cùng to lớn đối với đời sống con người. Trong văn bản “ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đã góp phần tích cực trong việc xây đắp và bồi dưỡng tình cảm cho con người. Từ thuở lọt lòng, ta đã được nghe những lời ru ngọt ngào,, tha thiết. Đó chính là những làn điệu ca dao, dân ca ngợi ca tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình yêu quê hương đất nước… Kho tàng văn học dân gian phong phú đa dạng đã xây đắp cho ta tình yêu đối với những người thương yêu ruột thịt, với xóm làng và đất nước thân yêu. Chẳng những vậy, những tác phẩm văn học ta được đọc sau này “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh), “Ý nghĩa văn chương” (Hoài Thanh),… lại tiếp tục bồi dưỡng, củng cố tình yêu đối với những gì máu thịt, gắn bó nhất với ta trong suốt cuộc đời.

0
Tìm câu rút gọn trong đoạn văn dưới đây: Văn chương có một tác dụng vô cùng to lớn đối với đời sống con người. Trong văn bản “ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đã góp phần tích cực trong việc xây đắp và bồi dưỡng tình cảm cho con người. Từ thuở lọt lòng,...
Đọc tiếp

Tìm câu rút gọn trong đoạn văn dưới đây:

 Văn chương có một tác dụng vô cùng to lớn đối với đời sống con người. Trong văn bản “ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đã góp phần tích cực trong việc xây đắp và bồi dưỡng tình cảm cho con người. Từ thuở lọt lòng, ta đã được nghe những lời ru ngọt ngào,, tha thiết. Đó chính là những làn điệu ca dao, dân ca ngợi ca tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình yêu quê hương đất nước… Kho tàng văn học dân gian phong phú đa dạng đã xây đắp cho ta tình yêu đối với những người thương yêu ruột thịt, với xóm làng và đất nước thân yêu. Chẳng những vậy, những tác phẩm văn học ta được đọc sau này “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh), “Ý nghĩa văn chương” (Hoài Thanh),… lại tiếp tục bồi dưỡng, củng cố tình yêu đối với những gì máu thịt, gắn bó nhất với ta trong suốt cuộc đời.

0