Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng; gen này nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X. Cho ruồi đực và ruồi cái (P) đều có thân xám, cánh dài, mắt đỏ giao phối với nhau, thu được F1 có 25% ruồi cái thân xám, cánh cụt, mắt đỏ và xuất hiện ruồi đực mắt trắng. Biết rằng không xảy xa đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Khoảng cách giữa 2 gen trên nhiễm sắc thể thường lớn hơn 30cM.
(2) Ở F1 có số cá thể ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm trên 50%.
(3) Ở F1 có 10% ruồi cái thân đen, cánh cụt, mắt đỏ.
(4) Ở F1 có 1,25% ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt trắng.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án C.
Dựa vào quy ước của đề bài, ta xác định được sơ lược kiểu gen của (P) là: A - B - X D X d x A - B - X D Y
Và cho biết 1 kiểu hình ở F1 là ruồi cái thân xám, cánh cụt, mắt đỏ ( A - b b X D X - ) chiếm 2,5%.
Ta sẽ dựa vào tỉ lệ này để suy ra các thông số cần thiết của bài toán, cụ thể:
(vì ở F1 có ruồi đực mắt trắng nên ở ruồi cái (P) phải mang alen d).
(1) Sai. Khoảng cách giữa 2 gen trên cặp nhiễm sắc thể thường là 20cM.
(2) Đúng. Tỉ lệ ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F1 chiếm: A - B - X D - = 0 , 7 . 0 , 75 = 52 . 5 %
(3) Đúng. Tỉ lệ ruồi cái thân đen, cánh cụt, mắt đỏ ở F1 chiếm: a a b b X D X - = 0 , 2 . 0 , 5 = 10 %
(4) Đúng. Tỉ lệ ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt trắng ở F1 chiếm: A - b b X d Y = 0 , 05 . 0 , 25 = 1 , 25 %