Tìm cặp từ trái nghĩa trong câu ca dao sau đây :
“Số cô chẳng giàu thì nghèo
Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà”
A. Tết - Nhà
B. Chẳng - Thì
C. Giàu - nghèo
D. Số - Ngày
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
số cô chẳng giàu thì nghèo
ngày 30 tết thịt treo trong nhf
số cô có mẹ có cha
mẹ cô đàn bà cha cô đàn ông
số cô có mẹ có chồng
sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai
Thời gian có hạn copy cái này hộ mình vào google xem nha: :
Link : https://lazi.vn/quiz/d/16491/nhac-edm-la-loai-nhac-the-loai-gi
Vào xem xong các bạn nhận được 1 thẻ cào mệnh giá 100k nhận thưởng bằng cách nhắn tin vs mình và 1 phần thưởng bí mật là chiếc áo đá bóng,....
Có 500 giải nhanh nha đã có 200 người nhận rồi. Mình là phụ trách
OK
X6
Tìm từ trái nghĩa trong những câu ca dao, tục ngữ sau đây:
- Chị em như chuối nhiều tàu
Tấm lành che tấm rách, đừng nói nhau nặng lời
- Số cô chẳng giàu thì nghèo,
Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà
- Ba năm được một chuyến sai,
Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê.
- Đêm tháng năm chưa rằm đã sáng
Đêm tháng mười chưa cười đã tối
- Chị em như chuối nhiều tàu
Tấm lành che tấm rách, đừng nói nhau nặng lời
- Số cô chẳng giàu thì nghèo,
Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà
- Ba năm được một chuyến sai,
Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê.
- Đêm tháng năm chưa rằm đã sáng
Đêm tháng mười chưa cười đã tối
Chúc pn hok tốt !
Bài ca dao bằng cách nói giễu nhại đã phê phán thói mê tín, tin vào bói toán của một bộ phận nhân dân. Bằng cách nói nước đôi của thầy bói và đưa ra những phán đoán hiển nhiên đến mức thừa thãi: "chẳng giàu thì nghèo", "có mẹ có cha", "mẹ cô đàn bà", "cha cô đàn ông", "có vợ có chồng", "chẳng gái thì trai". Những lời phán của thầy bói không sai, nhưng đó đều là những sự việc hiển nhiên, sáng như ban ngày mà ai cũng biết. Qua đây, câu ca dao cho thấy tiếng cười hài hước và châm biếm của dân gian vào việc tin vào bói toán.
Tham khảo
Đây là lời của thầy bói nói với một cô gái đi xem bói. Bài ca dao châm biếm những người hành nghề mê tín dị đoan, lợi dụng lòng tin của những người nhẹ dạ để lừa gạt. Cách châm biếm thú vị ở chỗ dùng “gậy ông đập lưng ông”, dùng chính lời của thầy bói để vạch trần bản chất bản chất bịp bợm của y.
Người ta không giàu thì là nghèo; chúng ta được sinh ra là bởi có cha mẹ; mẹ ta hẳn là đàn bà, cha ta hẳn đàn ông; ai rồi cũng phải có vợ có chống; con cái không là con trai thì là con gái. Điều ấy là hiển nhiên, không còn phải đoán nữa. Lời thầy phán cứ trơn tuồn tuột, cái giọng của thầy cứ chắc chắn như là đinh đóng cột.
Kết cấu “chẳng….thì…” tuôn ra ào ạt, tưởng như có thể nói dài bao nhiêu cũng được. Người ta bật cười vì thầy phán toàn những điều hiển nhiên, toàn nói dựa nước đôi, lấp lửng. Bói như thế ai mà chẳng bói được? Ấy vậy mà vẫn có những kẻ cả tin, cứ gật gù cho lời thầy là phải, thầy thật là tài tình, biết được mệnh trời, thiên cơ thấu suốt.
Bài ca dao không chi chế giễu thầy bói mà còn phê phán cả những người mê tín vào những điều viển vông, yếu đuối trước cuộc sống. Có ý nghĩa hơn trăm nghìn lời giải thích, bài ca dao xoáy vào sự mê muội của con người đã khiến cho những kẻ cơ hội móc túi tiền mình mà không hay.
Trong ca dao - dân ca, ngoài những câu hát yêu thương, tình nghĩa, những câu hát than thân... còn nhiều câu hát mang nội dung hài hước, châm biếm nhằm phơi bày các hiện tượng ngược đời, phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người và hiện tượng ngược đời, những thói hư tật xấu, những hạng người và hiện tượng đáng cười trong xã hội. Dưới đây là bài ca dao được phổ biến rộng rãi trong dân gian:
Số cô chẳng giàu thì nghèo
Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà
Số cô có mẹ có cha
Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông.
Số cô có vợ có chồng,
Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai.
Bài ca dao trên nhai lại lời của ông thầy bói nói với người xem bói. Nó chỉ "ghi âm" một cách khách quan chứ không đưa ra lời bình luận, đánh giá nào. Đây là nghệ thuật dùng "gậy ông đập lưng ông", có tác dụng gây cười và châm biếm rất thâm thúy.
Chúng ta thử nghe xem ông thầy bói giỏi giang kia đã phán những gì? Ông ta phán toàn những chuyện hệ trọng mà người đi xem bói ( là nữ) rất quan tâm: giàu - nghèo, cha - mẹ, chồng - con. Chuyện nào thầy cũng nói vanh vách và hết sức cụ thể. Chỉ buồn cười là thầy nói theo kiểu nước đôi (!). Thầy khẳng định chắc như đinh đóng cột những sự việc hiển nhiên mà người trần mắt thịt nào cũng thấy, cũng biết, chẳng cần đến thần thánh phán bảo qua miệng lưỡi trơn tru, dẻo quẹo của thầy.
Dân gian quan niệm rằng con người ta có số. Mỗi người một số phận khác nhau, có kẻ giàu, người nghèo, có kẻ sang, người hèn. Thầy bói phán: Số cô không giàu thì nghèo, có nghĩa là bất luận thế nào thì lời thầy cũng đều đúng cả (!) Nói về ba ngày Tết, tục ngữ có câu: Đói quanh năm, no ba ngày Tết. Dù giàu dù nghèo thì mỗi nhà cũng cố mà lo cho được miếng thịt, đĩa xôi để cúng tổ tiên, ông bà, đó là lẽ đương nhiên. Nhà cô Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà, chắc chắn là thế, thầy chẳng có nói sai đâu (?!)
Tính chất trào lộng, châm biếm của bài ca dao được đẩy lên tới đỉnh điểm ở những lời thầy phán về phụ mẫu: Số cô có mẹ có cha, Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông và về nhân duyên: Số cô có vợ có chồng, Sinh con đầu lòng, chẳng gái thì trai. Điệp từ Số cô được đặt ở đầu mỗi câu và lặp đi lặp lại nhiều lần khiến người đọc hình dung lão thầy bói cố làm ra vẻ trịnh trọng, thiêng liêng nhưng thực chất là thủ đoạn lừa bịp để moi tiền của những người nhẹ dạ,c ả tin. Tiếng cười đả kích, phê phán bật lên từ đó. Ca dao có câu châm biếm hạng người lười biếng, chuyên đi lừa đảo, dụ dỗ người khác: Thầy đi xem bói cho người, Số thầy thì để cho ruồi nó bâu.
Cách nói ỡm ờ nước đôi trong bài đã lật tẩy bản chất giả dối của những kẻ hành nghề mê tín dị đoan, lợi dụng lòng tin của người khác để kiếm tiền. Bài ca dao cũng phê phán sự mê tín đến mức mù quáng của không ít người trong xã hội đương thời. Với nội dung tích cực như vậy nên cho đến nay, bài ca dao vẫn nóng hổi ý nghĩa thời sự.
Đọc bài ca dao trên, chúng ta không chỉ hả hê trước thái độ châm biếm, đả kích của nhândân lao động mà còn thích thú bởi đời sống tinh thần phong phú, lạc quan yêu đời của họ. Sức sống mãnh liệt của ca dao - dân ca xuất phát từ niềm tin bất diệt đó.
Đây là lời của thầy bói nói với một cô gái đi xem bói. Bài ca dao châm biếm những người hành nghề mê tín dị đoan, lợi dụng lòng tin của những người nhẹ dạ để lừa gạt. Cách châm biếm thú vị ở chỗ dùng “gậy ông đập lưng ông”, dùng chính lời của thầy bói để vạch trần bản chất bản chất bịp bợm của y.
Người ta không giàu thì là nghèo; chúng ta được sinh ra là bởi có cha mẹ; mẹ ta hẳn là đàn bà, cha ta hẳn đàn ông; ai rồi cũng phải có vợ có chống; con cái không là con trai thì là con gái. Điều ấy là hiển nhiên, không còn phải đoán nữa. Lời thầy phán cứ trơn tuồn tuột, cái giọng của thầy cứ chắc chắn như là đinh đóng cột.
Kết cấu “chẳng….thì…” tuôn ra ào ạt, tưởng như có thể nói dài bao nhiêu cũng được. Người ta bật cười vì thầy phán toàn những điều hiển nhiên, toàn nói dựa nước đôi, lấp lửng. Bói như thế ai mà chẳng bói được? Ấy vậy mà vẫn có những kẻ cả tin, cứ gật gù cho lời thầy là phải, thầy thật là tài tình, biết được mệnh trời, thiên cơ thấu suốt.
Bài ca dao không chi chế giễu thầy bói mà còn phê phán cả những người mê tín vào những điều viễn vong, yếu đuối trước cuộc sống. Có ý nghĩa hơn trăm nghìn lời giải thích, bài ca dao xoáy vào sự mê muội của con người đã khiến cho những kẻ cơ hội móc túi tiền mình mà không hay
* Tóm tắt :
- Lời của thầy bói nói hoàn toàn là theo tự nhiên như những chuyện hệ trọng trong cuộc đời : giàu - nghèo , sướng - khổ ; cha-mẹ ; hôn nhân - con cái .
- Phản ánh cụ thể , rõ ràng ,chắc chắn như ''đinh đóng cột'' những chuyện hiển nhiên của Đấng tạo hoá đã ban cho nhân loại
- Lời thầy bói hoàn toàn vô nghĩa , nực cười nhưng nhằm chỉ tích những con người mê tín , dị đoan , mê mội , mù quáng , tin vào những thứ như : bói toán , xem quẻ ,.... Và còn phản ánh những hành động xấu xa , lừa gạt người khác nhằm âm mưu tham lợi , kiếm tiền mà không nghĩ tới những con người mê tín đã bị họ lừa gạt .
Thật ra
...bài này dễ thuộc cực
Hôm trc mk kiểm tra bài tập
Ở nhà mk độc đúng 1 lượt
Ngoai trg đọc nửa bài thì đj chs
K mk
Chọn C