K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 7 2018

Sau khi vua Quang Trung mất, lợi dụng triều đại Tây Sơn suy yếu. Năm 1802, Nguyễn Ánh lật đổ triều Tây Sơn, lập nên triều Nguyễn.

16 tháng 1 2022
Sau khi vua Quang Trung mất, lợi dụng triều đại Tây Sơn suy yếu. Năm 1802, Nguyễn Ánh lật đổ triều Tây Sơn, lập nên triều Nguyễn.
1 tháng 3 2016

*Sự thành lập vương triều Nguyễn:

- Lợi dụng tình hình Tây Sơn đang dồn sức dể giải quyết các công việc  ở Bắc Hà, Nguyễn Ánh đêm quân trở lại đánh chiếm Gia Định, biến vùng này làm căn cứ, mở các cuộc tấn công lại Tây Sơn.

- Từ Gia Đinh, Nguyễn Ánh tổ chức các cuộc tập kích quân Tây Sơn, làm cho lực lượng Tây Sơn suy giảm nhanh chóng.

- Tháng 6-1801, Nguyễn Ánh tấn công Phú Xuân (Huế), Quang Toản chống cự không nổi, phải bỏ chạy ra Thăng Long.

- Ngày 21-6-1802, Nguyễn Ánh đánh chiếm Thăng Long, Quang Toản và triều đình Tây Sơn chạy đến Xương Giang (Bắc Giang) thì bị bắt. Vương triều Tây Sơn chấm dứt.

- Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Gia Long lập nên Vương triều Nguyễn (1802-1945).

*Chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn

- Đối với Trung Quốc: Nhà Nguyễn chủ trương thần phục.

+ Năm 1803, Gia Long cử xứ bộ sang Trung Quốc xin quốc hiệu và cầu phong.

+ Năm 1804, Nhà Thanh sai sứ sang phong vương cho Gia Long. Từ đó nhà Nguyễn phải định kì cống nạp.

-Đối với Cao Miên và Lào: Nhà Nguyễn sử dụng lực lượng quân sự bắt Cao Miên và Lào thần phục, thậm chí có lúc còn thiết lập chế độ bảo hộ ở Cao Miên.

- Đối với các phương Tây:

+ Trong giai đoạn đầu: Gia Long thi hành chính sách tương đối cởi mở với Pháp và đạo Thiên Chúa.

+ Sang thời Minh Mạng (1820-1840):

-Nhà Nguyễn khước từ dần những quan hệ với phương Tây

-Thi hành chính sách đàn áp Thiên Chúa giáo và “đóng cửa”. Ngăn cản ảnh hưởng của người phương Tây trên đất nước Việt Nam.

Nhà Nguyễn càng tỏ ra bảo thủ, đưa đất nước lún sâu vào tình trạng trì trệ, lạc hậu đến nỗi suy kiệt khả năng tự vệ.

19 tháng 2 2016

Sự thành lập của Vương triều nhà Nguyễn:

- Lợi dụng tình hình Tây Sơn đang dồn sức giải quyết các công việc ở Bắc Hà, Nguyễn Ánh đem quân trở về đánh chiếm Gia Định, biến vùng này thành căn cứ mở các cuộc tấn công chống lại Tây Sơn. Từ Gia Định, Nguyễn Ánh tổ  chức các cuộc tập kích quân Tây Sơn. Tháng 6 – 1801, Nguyễn Ánh tấn công Phú Xuân (Huế). Ngày 21-6-1802, Nguyễn Ánh đánh chiếm Thăng Long.

- Vương triều Tây Sơn chấm dứt. Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Gia Long, lập nên vương triều Nguyễn (1802 - 1945).

* Tổ chức Vương triều:

- Chính quyền trung ương:

+ Gia Long tập trung thiết lập một hệ thống cai trị từ trung ương đến địa phương trên một lãnh thổ rộng lớn, tương đương với lãnh thổ Việt Nam hiện nay.

+ Gia Long quyết định xây dựng một chính thể quân chủ quan liêu chuyên chế, trong đó vua là người đứng đầu trong triều đình và toàn quyền quyết định mọi công việc hệ trọng của đất nước.

+ Dưới vua có 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư. Dưới bộ có các ti chuyên trách.

+ Đến thời Minh Mạng, tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn thiện chặt chẽ hơn. Ngoài 6 bộ còn có các viện và các cơ quan chuyên trách như Đô sát viện, Nội các, Cơ mật viện…

+ Phú Xuân được chọn làm kinh đô, laftrung tâm đầu não của cả nước.

- Chính quyền địa phương:

+ Thời Gia Long, đất nước được chia thành Bắc thành và Gia Định thành do Tổng trấn thay mặt Hoàng đế quyết định mọi việc và các trực doanh do trực tiếp triều đình quản li.

+ Thời Minh Mạng, trong hai năm 1831 – 1832 lần lượt bãi bỏ Bắc thành và Gia Định thành cùng các chức Tổng trấn, chia lại cả nước thành 30 tỉnh và một phủ Thừa thiên, các đều do Tổng đốc hay Tuần phủ đứng đầu nhưng đều trực thuộc chính quyền trung ương. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng, xã, thôn.

+ Để bảo vệ quyền uy tuyệt đối của Hoàng đế, nhà Nguyễn không đặt chức Tể tướng, không lấy đỗ Trạng nguyên, không lập Hoàng hậu và không phong tước vương cho người ngoài họ.

- Luật pháp:

Nhà Nguyễn rất coi trọng luật pháp. Năm 1815, bộ Hoàng Việt luật lệ (luật Gia Long) được chính thức ban hành.

Đây là bộ luật được soạn thảo với tinh thần đề cao quyền uy của Hoàng đế, triều đình; sử phạt rất hà khắc, nhất là những tội gây phương hại đến chính quyền.

- Quân đội:

+ Chủ trương xây dựng một đội quân thường trực mạnh, được chia làm binh chủng (bộ binh, thủy binh, pháo binh, tượng binh). Binh lính phục vụ trong quân đội được hưởng các chế độ ưu đãi.

+ Quân đội nhà Nguyễn từng bước được chính quy hóa từ tổ chức đến trang bị vũ khí và là một đội quân khá mạnh ở khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ.

* Ý nghĩa của cuộc cải cách của vua Minh Mạng  

- Thống nhất hệ thống đơn vị hánh chính trong cả nước, làm cơ sở cho sự phân chia tỉnh, huyện ngày nay.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí nhà nước từ trung ương đến địa phương.

5 tháng 10 2017

Sau khi Quang Trung mất, Nguyễn Ánh lật đổ Tây Sơn lập nên nhà Nguyễn năm 1802 lấy hiệu là Gia Long đóng đô ở Phú Xuân (Huế).

Những sự kiện chứng tỏ vua nhà Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành cho ai là:

+ Không đặt ngôi hoàng hậu

+ Bỏ chức tể tướng

+ Tự mình trực tiếp điều hành mọi việc hệ trong từ trung ương đến địa phương.

19 tháng 2 2021

năm 1802

23 tháng 12 2020

- Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu. Chính quyền không còn chăm lo đến đời sống nhân dân như trước, hầu hết quan lại lao vào ăn chơi xa đọa.

- Lụt lội, hạn hán, mất mùa liên tiếp xảy ra. Đời sống nhân dân khổ cực, nhiều nơi nhân dân đã nổi dậy đấu tranh.

=> Các thế lực phong kiến nổi lên ở nhiều nơi. Nhà Lý phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn nên đã tạo điều kiện và thời cơ cho họ Trần buộc Lý Chiêu Hoàng (vị vua cuối cùng của nhà Lý) phải nhường ngôi cho Trần Cảnh vào tháng 12-1226.

=> Nhà Trần thành lập.

 

23 tháng 12 2020

-vào cuối thế kỉ XII ,nhà Lý suy yếu 

- Nhà Lý buộc phải dựa vào thế lực của nhà Trần để chống lại các thế lực nổi loạn

-Đầu năm 1226,Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh-nhà Trần thành lập

18 tháng 10 2018

- Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân phiệt Nhật, ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến giữa Đảng Quốc dân và Đảng Cộng sản. Cuộc nội chiến kéo dài hơn 3 năm ( 1946 - 1949 ).
+ Ngày 20 - 7 - 1946, Tưởng Giới Thạch đã huy động toàn bộ lực lượng quân đội chính quy ( 113 lữ đoàn, khoảng 160 vạn quân ) tấn công toàn diện vào các vùng giải phóng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Chính thức phát động cuộc nội chiến chống Đảng Cộng sản.
+ Do tương quan lực lượng nên từ tháng 7 - 1946 đến tháng 6 - 1947, quân giải phóng Trung Quốc thực hiện chiến lược phòng ngự tích cực, không giữa đất đai mà chủ yếu nhằm tiêu diệt sinh lực địch và xây dựng lực lượng mình.
+ Từ tháng 6 - 1947, quân giải phóng chuyển sang phản công, tiến quân vào giải phóng các vùng do Đảng Quốc dân kiểm soát.
+ Bằng ba chiến dịch lớn ( Liêu - Thẩm, Hoài - Hải, Bình - Tân ) từ 9 -1948 đến 1 - 1949, quân giải phóng đã loại khỏi vòng chiến đấu 1.540.000 tên địch ( gần 144 sư đoàn quân chính quy, 29 sư đoàn quân địa phương ) làm cho lực lượng chủ lực của địch bị tổn thất nghiêm trọng.
- Tháng 4 - 1949, quân giải phóng vượt sông Trường Giang; ngày 23 - 4 - 1949, Nam Kinh được giải phóng. Cuộc nội chiến kết thúc, toàn bộ lục địa Trung Quốc được giải phóng. Tập đoàn Tưởng Giới Thạch thất bại, phải tháo chạy sang Đài Loan.
Ngày 1 - 10 - 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chính thức thành lập, đứng đầu là Chủ tịch Mao Trạch Đông.
- Ý nghĩa:
+ Thắng lợi này đã chấm dứt hơn 100 năm nô dịch của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, đưa nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
+ Sự kiện này đã tạo điều kiện nối liền chủ nghĩa xã hội từ Âu sang Á và ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc thế giới.

29 tháng 2 2016

* Sự thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa:

  -    Sau Chiến tranh chống Nhật kết thúc, ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng cộng sản (1946-1949).

   -    Cuối năm 1949, cuộc nội chiến kết thúc, toàn bộ lục địa Trung Hoa được giải phóng. Tập đoàn Tưởng Giới Thạch bỏ chạy ra đảo Đài Loan.

    -   Ngày 1-10-1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tuyên bố thành lập do Mao Trạch Đông làm Chủ tịch.

-* Ý nghĩa :

- Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xoá bỏ tàn dư phong kiến, đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do tiến lên chủ nghĩa xã hội.

  - Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc đã ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc thế giới.

12 tháng 4 2016

Nước Chăm-pa độc lập ra đời:

-Thế kỉ II, nhà Hán suy yếu.

-142,143 nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của khu Liên-nổi dậy giành độc lập.

-Khu Liên tự xưng là vua, đặt tên nước là Lâm Ấp. 

-Các vua Lâm Ấp tấn công các nước láng giềng→mở rộng lãnh thổ.

-Đổi tên là Sin-ha-pu-ra(Trà Kiệu-Quảng Nam)

Kinh tế và văn hóa nước Chăm-pa:

Kinh tế:

-Người Chăm biết sử dụng công cụ sắt, dùng trâu, bò kéo cày, trồng lúa nước, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp.

-Khai thác lâm thổ sản, đồ gốm, đánh cá.

-Buôn bán trong nước và ngoài nước.

Văn hóa;

-Từ thế kỉ IV, người Cham đã có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn(Ấn Độ).

-Theo đạo Bà La Môn, đạo Phật.

-Tục hỏa táng người chết, ở nhà sàn, ăn trầu, xăm mình.

-Kiến trúc độc đáo:

+Khu Thánh Địa Mỹ Sơn(Quảng Nam)

+Tháp Cham(Phan Rang)

-Quan hệ người Việt gần gũi lâu đời.

9 tháng 5 2016

Quá trình hình thành nước Cham-pa được diễn ra bằng sức mạnh quân sự.Lúc đầu các vua Lâm Ấp tấn công và đánh bại bọn đô hộ nhà Hán, sau đó đánh bại các nước láng giềng, mở mang bờ cõi về phía Bắc đến Hoành Sơn, từ phia Nam đến Phan Rang,đóng đô ở Sin-ha-pu-ra.

 

30 tháng 11 2021

Tham khảo

- Sự thành lập nhà Tần: Năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng thống nhất được Trung Quốc, lập nên nhà Tần.

- Sự thành lập nhà Hán: nhà Tần tồn tại được 15 năm thì sụp đổ bởi cuộc khởi nghĩa của nông dân do Trần thắng, Ngô Quảng lãnh đạo. Lưu Bang là 1 địa chủ phong kiến lên ngôi, lập ra nhà Hán (206 TCN – 220).

- Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần - Hán:

- Phân tích chức bộ máy nhà nước thời Tần - Hán: Bộ máy nhà nước thời Tần – Hán đều giống nhau về mô hình:

+ Đứng đầu là hoàng đế, nắm quyền tối cao, quyết định mọi vấn đề của đất nước.

+ Dưới vua là hệ thống quan văn (đứng đầu là Thừa tướng), quan võ (đứng đầu là Thái úy), ngoài ra còn có các quan coi giữ tài chính, lương thực,….

+ Đất nước được chia thành các quận, huyện. Đứng đầu quận là Thái thú, đứng đầu huyện là Huyện lệnh.

=> Bộ máy nhà nước mang tính tập quyền, hoàng đế là người nắm quyền lực tuyệt đối và tối cao.

15 tháng 12 2021

giải hộ mình câu này