Cô thầy giúp em xác định yếu tố tự sự và miêu tả trong bài. Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm với ạ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bạn tham khảo nhé
Là học sinh, chắc hẳn ai ai cũng đã một lần lầm lỗi, phạm sai lầm khiến cho thầy cô phải buồn phiền. Ngay cả tôi cũng vậy, chỉ vì một lần không học bài môn Lý, tôi đã bị điểm kém khiến cho cô giáo phải buồn lòng rất nhiều về tôi. Mặc dù cô đã tha thứ cho tôi nhưng tôi cũng không thể nào quên được việc mình đã làm ngày hôm ấy.
Tối hôm đó, tôi đã xem kĩ thời khóa biểu để chuẩn bị bài cho ngày hôm sau. Tôi nhìn vào thời khóa biểu và không thấy môn nào phải học bài cả, ngoại trừ môn Lý. Tôi định học bài nhưng vì làm biếng và chủ quan cho rằng, lần trước tôi đã trả bài và được điểm cao rồi nên không cần phải học bài làm gì nữa mất công. Thế là, sửa soạn cặp xong, tôi liền chạy đi xem ti vi cho thỏa thích. Sáng hôm sau. vào lớp học, các bạn thì ríu rít ôn bài trong khi đó, tôi thì chỉ lo ngồi tán gẫu chuyện trên trời, dưới đất với lũ bạn. Ít phút sau, cô giáo từ ngoài cửa bước vào lớp. Chúng tôi đứng dậy chào cô một cách nghiêm trang. Cô gật đầu chào chúng tôi rồi ra hiệu cho phép ngồi xuống. Cô cất giọng nói: “Cả lớp lấy giấy ra làm kiểm tra mười lăm phút”. Nghe xong câu nói ấy, tôi bất giác giật mình và bắt đầu lo lắng. Tôi luống cuống lấy tập ra định xem được phần nào hay phần đó nhưng không kịp nữa rồi. Cô bắt đầu đọc đề, tôi viết đề vào giấy kiểm tra mà trong lòng lo âu, thấp thỏm. Cô đọc đề xong, các bạn ai nấy đều tập trung làm bài, riêng tôi thì nhìn vào đề bài, nó biết tôi nhưng tôi nhìn nó sao mà lạ lẫm. Tay tôi như không cầm nổi cây viết, vừa viết vừa tẩy xóa trong khi đó các bạn xung quanh thì hết sức điền tĩnh mà làm bài. Thời gian trôi qua nhanh thật! Sắp hết thời gian mất rồi! Chỉ còn vài phút là phải nộp bài trong khi đó tờ giấy kiểm tra của tôi trắng tinh thật đẹp bởi chưa có chữ viết làm bài nào trong đó cả. Lúc ấy, tôi hốt hoảng thật sự, loay hoay hỏi bài các bạn xung quanh. Nhưng ngoài những cái lắc đầu và ánh mắt thương hại, tôi chẳng nhận được điều gì khác bởi ai ai cũng đều đang chạy gấp rút với thời gian cho bài làm của mình. Ngay lúc đó, tôi chỉ muốn gục đầu xuống bàn và khóc thôi. Cuối cùng thì thời gian làm bài cũng qua đi, các bạn ai cũng nộp bài với bài làm đầy chữ và gương mặt tự tin còn riêng tôi thì chỉ có tờ giấy trắng. Tôi bỗng nhiên thấy mũi mình hơi cay cay, khóe mắt từ từ trào ra những dòng lệ muộn màng nhưng tôi cũng cố gắng kìm nén lại vì không muốn cô và các bạn thấy điều tệ hại đó. Tối hôm đó, về nhà, trong lòng tôi rối như tơ vò với biết bao lo âu không yên, không dám đối diện với ba mẹ của mình. Tôi lẳng lặng đi ngủ.
Sáng hôm sau, tôi vào lớp với gương mặt vẫn vui vẻ như ngày nào. Nhưng đến khi cô phát bài ra tôi mới sực nhớ chuyện hôm qua và bắt đầu lo lắng cho số điểm của mình. Tôi cầm bài làm trên tay, nhìn vào số điểm. Con số 0 thật là to tướng, cô bắt đầu ghi điểm, cô đọc tên các bạn rồi đến lượt tôi. Lúc đó, tim tôi giật thót lên. Tôi đứng dậy và mạnh dạn nói: “Dạ thưa cô, tám ạ!”.Cô không nghi ngờ gì mà cứ ghi vào sổ. Tôi thở phào nhẹ nhõm ngồi xuống. Nhưng rồi tôi lại cảm thấy bồn chồn, khó chịu trong lòng. Cảm giác ấy làm tôi bứt rứt đến khó chịu.
Vài ngày sau, tôi gặp cô, nói với cô sự thật sau bao ngày tôi suy nghĩ, đắn đo. Cô không nói gì, chỉ sửa điểm lại cho tôi đúng với con số thật của mình. Lúc ấy, trông nét mặt cô khá nghiêm trang pha lẫn trong đó là một chút buồn rầu, thất vọng. Tôi xin lỗi cô lần nữa và quay về chỗ ngồi. Trong suốt buổi học đó, tôi có cảm giác như lúc nào cô cũng nhìn tôi. Nhưng tôi cảm thấy nhẹ nhõm vì mình đã dám dũng cảm nhận lỗi và sửa chữa sai lầm.
Qua bài học đó, tôi thấy mình thật có lỗi với cô. Tôi mong rằng mọi người đừng bao giờ giống như tôi, điều đó không tốt và sẽ khiến cho những người xung quanh mất niềm tin với chúng ta. Riêng tôi, tôi sẽ cố gắng học tập chăm chỉ, siêng năng hơn để không phải làm cho thầy cô, cha mẹ buồn lòng nữa.
Câu 1)
- Miêu tả là dùng ngôn ngữ (hay một phương tiện nghệ thuật khác) làm cho người nghe (người đọc, người xem) có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người như đang hiện ra trước mắt.
- Biểu cảm là bộc lộ những tình cảm, cảm xúc của bản thân trước sự vật, sự việc, hiện tượng con người trong đời sống.
Câu 2)
Yếu tố miêu tả trong văn miêu tả và trong văn tự sự tuy đều có tác dụng làm cho sự vật, sự việc, con người... trở nên rõ ràng sinh động. Thế nhưng miêu tả cho rõ, cho hay là mục đích của văn miêu tả. Trong khi đó, miêu tả chỉ là phương tiện để việc kể chuyện trong văn tự sự thêm cụ thể, sinh động và lí thú hơn. Cũng như vậy, nếu yếu tố biểu cảm làm cho bài văn biểu cảm dồi dào cảm xúc thì nó cũng chỉ là một phương tiện để biểu hiện và dẫn dắt câu chuyện trong văn tự sự .
- Câu chuyện được kể trong bài thơ là vào một đêm mùa Đông ở chiến trường xa xôi, anh chiến sĩ mấy lần tỉnh dậy đều thấy Bác Hồ đang ngồi trầm ngâm, anh rất lo lắng cho sức khỏe của Bác. Sau khi nghe được những lời tâm sự của Bác anh càng thấm thía, biết ơn nỗi lòng của người Cha già vĩ đại.
- Yếu tố tự sự ở trong văn bản là câu chuyện mà anh bộ độ kể lại, trên những gì mình đã chứng kiến.
- Yếu tố miêu tả trong văn bản là những từ ngữ được sử dụng để miêu tả ngoại hình, dáng vẻ của Bác
=> Tác dụng: Các yếu tố tự sự, miêu tả đã giúp hình ảnh Bác Hồ được hiện lên thật chân thực, rõ ràng. Qua đó người đọc cũng hiểu hơn về phẩm cách và đức hi sinh muôn đời của Bác dành cho nhân dân.
- Nét đặc sắc về hình thức, nghệ thuật: Tác giả đã sử dụng thể thơ 5 chữ, nhịp điệu sâu lắng trữ tình gợi lên tình cảm yêu thương, trân trọng Bác của anh bộ đội. Đồng thời làm nổi bật tình cảm sự hi sinh thiêng liêng của Bác dành cho nhân dân.
- Sau khi đọc bài thơ em rất thấm thía và biết ơn những người bộ đội, chiến sĩ và đặc biệt là Bác Hồ. Những người đã dành cả cuộc đời để bảo vệ độc lập dân tộc. Để chúng em được sống cuộc sống hòa bình, tự do, hạnh phúc như ngày hôm nay.
THam khảo:
- Yếu tố tự sự: câu chuyện Nàng tiên ốc mà người chị kể cho em nghe: có bà già làm nghề mò cua bắt ốc, một hôm bà nhặt được con ốc đẹp không nỡ bán bèn đem thả vào chum, rồi có người nấu cơm dọn dẹp sẵn cho bà mà bà không biết là ai. Bà quyết định rình xem là ai, khi biết là cô gái trong vỏ ốc liền đập vỏ và hai mẹ con sống cùng nhau
- Yếu tố miêu tả: ốc xinh xinh, biêng biếc xanh, nhà sao sạch quá, cơm nước tinh tươm, vườn rau tươi sạch cỏ, mắt tròn xoe không chớp.
tham khảo:
- Yếu tố tự sự: câu chuyện Nàng tiên ốc mà người chị kể cho em nghe: có bà già làm nghề mò cua bắt ốc, một hôm bà nhặt được con ốc đẹp không nỡ bán bèn đem thả vào chum, rồi có người nấu cơm dọn dẹp sẵn cho bà mà bà không biết là ai. Bà quyết định rình xem là ai, khi biết là cô gái trong vỏ ốc liền đập vỏ và hai mẹ con sống cùng nhau
- Yếu tố miêu tả: ốc xinh xinh, biêng biếc xanh, nhà sao sạch quá, cơm nước tinh tươm, vườn rau tươi sạch cỏ, mắt tròn xoe không chớp.
Khi nhìn lại quá khứ, có một kỷ niệm đẹp mà tôi không thể quên được. Đó là khoảng thời gian tuyệt vời mà tôi đã trải qua cùng với bạn thân của mình. Trong kỷ niệm đó, chúng tôi đã trải qua nhiều trải nghiệm thú vị và tạo dựng mối quan hệ đáng trân trọng.
Một trong những yếu tố quan trọng trong kỷ niệm đó là miêu tả. Chúng tôi thường xuyên đi dạo quanh khu phố nơi chúng tôi sống. Tôi nhớ rõ những chiều hè nóng bức, khi chúng tôi cùng nhau đi qua những con đường nhỏ, ngắm nhìn những ngôi nhà cổ xưa và ngắm nhìn những bông hoa đầy màu sắc. Mỗi chi tiết nhỏ trong cảnh vật đều được miêu tả kỹ lưỡng, từ màu sắc của bầu trời đến hương thơm của hoa. Những miêu tả này giúp chúng tôi tạo ra một không gian thực tế và sống động trong kỷ niệm của chúng tôi.
Ngoài ra, miêu tả nội tâm cũng đóng vai trò quan trọng trong kỷ niệm đó. Chúng tôi thường xuyên chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc và ước mơ của mình với nhau. Tôi nhớ rõ những buổi tối dài, khi chúng tôi ngồi bên nhau và trò chuyện về cuộc sống, tương lai và những điều quan trọng trong trái tim chúng tôi. Những miêu tả nội tâm này giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về nhau và tạo dựng một mối quan hệ thân thiết và chân thành.
Kỷ niệm đó không chỉ là những miêu tả và miêu tả nội tâm, mà còn là những trải nghiệm thú vị mà chúng tôi đã trải qua cùng nhau. Chúng tôi đã cùng nhau khám phá những địa điểm mới, thử những món ăn lạ và tham gia vào những hoạt động thể thao. Mỗi trải nghiệm đều là một cảm xúc đáng nhớ và tạo dựng thêm những kỷ niệm đẹp trong tâm trí chúng tôi.
Kỷ niệm đó đã giúp tôi hiểu rõ hơn về tình bạn và giá trị của một người bạn thân. Nó đã cho tôi những trải nghiệm đáng nhớ và những bài học quý giá về tình yêu thương, sự chia sẻ và sự đồng hành. Tôi biết rằng những kỷ niệm đó sẽ mãi mãi ở trong trái tim tôi và tôi sẽ luôn trân trọng mối quan hệ đặc biệt này.
Trong cuộc sống, chúng ta luôn gặp gỡ và chia tay với nhiều người. Nhưng những kỷ niệm đẹp với bạn thân sẽ mãi mãi ở trong trái tim chúng ta. Hãy trân trọng những kỷ niệm đó và tạo dựng những mối quan hệ thân thiết trong cuộc sống của bạn.