K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 11 2020

thì là cái gì

4 tháng 11 2020

Có thể cho mình biết bạn đang học bài hát nào không?

28 tháng 12 2022

TK:

https://hanghieugiatot.com/thoi-gian-mua-cua-ban-cau-bac-va-ban-cau-nam

8 tháng 12 2016

Có lẽ mùa xuân là đề tài gợi nhắc nhiều xúc cảm đối với văn nghệ sĩ. Vũ Bằng là một trong số cây bút viết hay, viết sâu sắc về mùa xuân bằng giọng thơ tinh tế và đầy chất thơ. Với sở trường tùy bút và bút kí ông đã vẽ nên bức tranh mùa xuân đất bắc tuyệt vời qua “Mùa xuân của tôi”.

“Mùa xuân của tôi” là dòng tản mạn ghi chép lại những xúc cảm sâu lắng và ngọt ngào nhất của Vũ Bằng về mùa xuân, về những giao thoa của đất trời khi bước sang một năm mới, một mùa mới ấm áp. Với giọng văn nhẹ nhàng, dìu dặt, tác giả đã kéo người đọc về với những mùa xuân bình yên, tươi đẹp, căng tràn sức sống. Bởi rằng mùa xuân là mùa đẹp nhất, thi vị và duyên dáng nhất trong một năm.

Trải dọc bài thơ chính là tấm chân tình của tác giả dành cho mùa xuân đất bắc. Sự hòa quyện với thiên nhiên, với đất trời, với con người.

Từ những câu văn đầu tiên, tác giả đã vẽ nên đặc trưng của thời tiết và khí xuân miền Bắc với “mưa rêu rêu gió lành lạnh” không nơi nào có được. Chính đặc trưng này làm nền tảng để tác giả có thể vẽ thêm nhiều vẻ đẹp khác nhau nữa. Những thanh âm như tiếng nhạn kêu, câu hát huê tình quyện với sự ấm áp của nhang trầm, của không khí đoàn tụ gia đình khiến tác giả thổn thức nhớ thương. Có lẽ chính những điều ấm áp và bình dị đó khiến tác giả không nguôi khi nhớ về.

 

Mùa xuân đẹp ở cảnh sắc thiên nhiên nhưng chính từ lòng người cũng toát lên vẻ đẹp quyến rũ, nồng nàn đó. Tác giả đã viết “Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu”. Mùa xuân khiến cho trái tim con người muốn cựa quậy, muốn thổn thức và muốn bùng cháy. Xuân đến “tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn những ngày đông giá”. Cái rét của mùa xuân là cái rét ngọt ngào từ không “căm căm” như mùa đông xứ Bắc nữa.

Vũ Bằng ới những cảm nhận tinh tế, ngôn ngữ giàu chất thơ và nhiều hình ảnh so sánh mới lạ đã khiến người đọc hồi tưởng về những mùa xuân đã qua, mùa xuân của quê hương, của lòng người mênh mang.

Và xuân đến, tháng giêng chính là biểu tượng tươi đẹp nhất, cũng là nơi hội tụ của những vẻ đẹp ngọt ngào. Như Xuân Diệu từng nói “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Trong văn Vũ bằng không ngọt ngào, hối hả như Xuân Diệu nhưng lại đằm thắm và da diết nhất khiến cho người đọc lâng lâng, mê đắm. Khi tháng giêng về cũng là lúc đất trời bắt đầu có sự chuyển giao kì diệu và đầy tinh tế. Nét đẹp tháng giêng đất bắc là nét đẹp dịu dàng mà đằm thắm, có sự hòa quyện giữa con người với thiên nhiên đất trời. Và có lẽ lòng người cũng đồng điệu theo những nhịp điệu của mùa xuân.

Thật vậy “mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng là những dòng cảm xúc nhẹ nhàng, tinh khôi và đầy tươi mới nhất khi viết về mùa xuân,. Nó gợi nhắc cho người đọc về những thanh âm trong trẻo và ngọt lành của mùa xuân tươi đẹp

 

6 tháng 12 2016

Thầm lặng hy sinh cuộc sống riêng tư, danh dự, thậm chí cả mạng sống vì sự nghiệp giải phóng dân tộc là con đường chung của các nhà tình báo cách mạng, trong đó có Vũ Bằng. Và phải chăng, cho tới tận bây giờ còn có bao điều bí ẩn về ông mà ta không thể nào biết được. Trong các nhà văn hiện đại Việt Nam, liệu còn ai có cuộc đời giống Vũ Bằng không?

21_bia171.jpg

Bìa tập tùy bút "Thương nhớ mười hai" của nhà văn Vũ Bằng.

Vũ Bằng (1913-1984) là một nhà văn có cuộc đời đặc biệt. Sinh trưởng ở Hà Nội, kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông lên chiến khu, ít lâu sau lại về sống ở Hà Nội, vùng địch tạm chiếm, chịu tiếng là "dinh tê". Năm 1954, để lại người vợ xinh đẹp nết na, ông di cư vào Nam, sống ở Sài Gòn cho đến lúc mất (1984). Vào thời ấy, ông làm sao tránh được dị nghị nặng nề. Mãi sau khi mất, ông mới được chiêu tuyết: Các nhân chứng xác nhận ông là một cơ sở trong tổ chức tình báo cách mạng. Thầm lặng hy sinh cuộc sống riêng tư, danh dự, thậm chí cả mạng sống vì sự nghiệp giải phóng dân tộc là con đường chung của các nhà tình báo cách mạng, trong đó có Vũ Bằng. Và phải chăng, cho tới tận bây giờ còn có bao điều bí ẩn về ông mà ta không thể nào biết được. Trong các nhà văn hiện đại Việt Nam, liệu còn ai có cuộc đời giống Vũ Bằng không?

Văn của Vũ Bằng cũng thật độc đáo, thật ám ảnh. Hình ảnh thiên nhiên và cuộc sống con người Hà Nội, miền Bắc trong 12 tháng của một năm, được tái hiện vô cùng sống động với nỗi nhớ thương da diết và tấm lòng trìu mến vô hạn của tác giả qua tập tùy bút "Thương nhớ mười hai". "Mùa xuân của tôi" (sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7, tập 1) là đoạn mở đầu chương một: "Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt" của thiên tùy bút đó. Chứa chan cảm xúc trữ tình xen yếu tố chính luận và chất suy tưởng, kết cấu tương đối hoàn chỉnh, đây có thể coi là một bài văn mẫu mực cho thể loại tùy bút.

Ba câu văn mở đầu, người đọc đã bị "thôi miên" bởi giọng văn chính luận - trữ tình của tác giả: "Tự nhiên là thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân".

"Chuộng", "trìu mến", "mê luyến", trình tự xuất hiện của ba từ theo cấp độ tăng dần đã nói lên cung bậc tình cảm của con người đối với mùa xuân. Đó là thứ tình cảm "tự nhiên như thế", "không có gì lạ hết". Sau hai câu văn khẳng định là câu văn giả định để khẳng định với những cụm từ hô ứng mà vế đầu được điệp lại tới bốn lần: "Ai bảo được, ai cấm được", "thì mới hết được"... Cùng sự chắc nịch của lý trí tỉnh táo là độ mê say của tình cảm qua những hình ảnh đời sống trong mối tương quan gắn bó: non thương nước, bướm thương hoa, trăng thương gió, trai thương gái, mẹ yêu con, cô gái còn son nhớ chồng. Hơi văn liền mạch, lời văn dồn dập... Tất cả những yếu tố ngôn từ đó đã khẳng định tình cảm của con người đối với mùa xuân là một quy luật tự nhiên, tất yếu.

 

21_1net171-450.jpg

Một nét xuân xứ Bắc (ảnh chụp tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội). Ảnh: Minh Thăng.

 

Phần tiếp theo là cảnh sắc, không khí mùa xuân đất trời và lòng người được tái hiện qua những hình ảnh và cảm xúc thương yêu vô hạn của tác giả. Đây là "mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội" trong ký ức của một người xa xứ - thân ở phương Nammà tâm hồn vẫn tìm về xứ Bắc, nên nó thiêng liêng như chính tác giả gọi tên: "Mùa xuân thần thánh". Chỉ với hai câu văn tả ít, gợi nhiều, nhà văn đã thu hết cả hồn vía của cảnh vật mùa xuân: "Sông xanh, núi tím; mưa riêu riêu, gió lành lạnh, tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo vọng lại, câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng..." và đặc biệt là hình ảnh "trời đất mang mang" được gợi ra từ cảm nhận tinh tế. Có hình ảnh ngày nay đã không còn nữa, nhưng đa phần thuộc về cảnh của mùa xuân muôn thuở, trong kí ức mà cũng là hiện tại, tương lai... Gần gũi thân thuộc mà sao bây giờ ta mới cảm nhận hết chất thơ mộng, huyền ảo của nó qua lời văn dịu ngọt của ông.

Gợi cảnh đã khó, gợi tình còn khó hơn; bởi cảm xúc thường vụt đến, rồi đi và dễ bị những từ ngữ chung chung làm sáo mòn, đơn điệu. Vũ Bằng đã vượt qua cửa ải của sự tầm thường bằng việc cụ thể hóa cảm xúc của con người trước mùa xuân qua những phép so sánh: "Ngồi yên không chịu được", "đi ra ngoài vào những lúc đất trời mang mang", "tự nhiên thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung và không cần uống rưọu mạnh cũng như lòng mình say sưa một cái gì đó - có lẽ là sự sống", "nhựa sống trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh". Và đây là một so sánh rất bạo - so sánh tình người với hành vi của động vật: "Y như những con vật nằm thu mình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra nhảy nhót kiếm ăn, anh cũng "sống" lại và thèm khát yêu thương thực sự. Ra ngoài trời ai cũng muốn yêu thương..."

Mùa xuân thường đến vào dịp Tết. Cái Tết của xứ Bắc có nét khác mọi miền, nó được chuẩn bị kỹ càng hơn, được "bầy biện" cầu kì hơn. Cái tài của nhà văn là ông không hề nhắc đến một chữ "Tết" nào mà ta vẫn hình dung ra cảnh đón Tết trong mỗi gia đình. Không phải mâm cao cỗ đầy, mà là cái không khí bao trùm. Đó là ánh sáng của đèn nến, hương thơm của nhang trầm, bầu không khí đoàn tụ êm đềm trên kính dưới nhường, là tình cảm tín ngưỡng, tâm linh... Tất cả khiến cho lòng người cảm thấy "ấm lạ lùng", "như có không biết bao nhiêu là hoa nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan".

Phần cuối của bài văn, tác giả tập trung miêu tả nét riêng của thiên nhiên và không khí mùa xuân từ sau ngày rằm tháng giêng âm lịch. Ngòi bút đặc biệt tinh tế đã phát hiện và miêu tả sự thay đổi, chuyển biến của màu sắc và không khí đất trời, cây cỏ: "Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác...", "trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn thiên lí, vài con ong siêng năng bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời có những làn sóng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột". Màu sắc, hương thơm và ánh sáng của mùa xuân ở trong khoảng thời gian ngắn ngủi ngay sau rằm tháng giêng - giống như thời gian bản lề giữa đầu xuân và cuối xuân - đã cho ta cái cảm giác mùa xuân đang chín. Đoạn văn miêu tả chứa đựng những hình ảnh chọn lọc của không gian trong những thời điểm thời gian cụ thể và thấm đượm tâm tình tác giả. Có lúc, không kìm nổi lòng mình, ông đã thốt lên tiếng gọi mùa xuân như tiếng xuýt xoa khen tặng người thân: "Đẹp quá đi, mùa xuân ơi!".

Những dòng cuối cùng của đoạn văn giống như cánh màn khép lại sau khi tác giả đã cho ta chu du trong tâm hồn cùng cảnh sắc mùa xuân. Cuộc sống êm đềm thường nhật sau khi Tết đã hết, xuân đã tàn qua ngòi bút của ông không phải là không thi vị khiến cho người đọc không cảm thấy hẫng hụt:

"Ấy là lúc thịt mỡ dưa hành đã hết, người ta bắt đầu trở về bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn mát như quạt vào lòng. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm hóa vàng và các trò vui ngày Tết cũng tạm thời kết thúc để nhường chỗ cho cuộc sống êm đềm thường nhật".

Cảnh sống đơn sơ mà thanh cao, êm đềm mà hạnh phúc của người Hà Nội, của xứ Bắc vừa "niêm phong" lại mùa xuân tươi đẹp, vừa mở ra một trạng thái mới của đời sống, như một sự tiếp nối trong vòng tuần hoàn của thời gian.

Văn Vũ Bằng thật sinh động, cuốn hút. Cảnh và tình hòa quyện, khơi gợi. Những câu văn dài, có nhịp điệu và chứa đầy hình ảnh so sánh mới lạ để làm nổi bật lên không khí, cảnh vật và nỗi lòng quen thuộc. Là cảm nhận của riêng ông, nhưng lay động tiềm thức, tư duy, tình cảm của tất cả chúng ta. Không có tình cảm tha thiết nồng nàn với quê hương đất nước, với cuộc sống dân tộc, không có cảm nhận tinh tế, sâu sắc và tài năng ngôn ngữ, không thể nào có được những trang văn về mùa xuân đẹp và xúc động lòng người đến thế! Chao ôi! Người như thế, văn như thế, không đáng để ta ngưỡng mộ lắm sao?

15 tháng 10 2021

tham khảo nhé

* Đặc điểm gió mùa:

- Mùa hạ: gió mùa mùa hạ tính chất nóng ẩm, mưa nhiều.

- Mùa đông: gió mùa mùa đông xuất phát từ áp cao Xi-bia thổi về áp thấp Xích đạo theo hướng Đông Bắc, tính chất lạnh và khô.

15 tháng 10 2021

Tham khảo:

Gió mùa mùa đông có gió từ nội địa thổi ra,không khí khô và lạnh, mưa không đáng kể.

 

 -Gió mùa mùa hạ: có gió từ đại dương thổi vào lục địa,thời tiết nóng ẩm và có mưa nhiều. 

Dấu gạch ngang trong những phần sau dùng để làm gì? a) Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhận kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng… (Vũ Bằng) b) Chỉ có anh lính dõng An Nam bồng súng chào ở cửa ngục là cứ bảo rằng, nhìn...
Đọc tiếp

Dấu gạch ngang trong những phần sau dùng để làm gì?

a) Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhận kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…

(Vũ Bằng)

b) Chỉ có anh lính dõng An Nam bồng súng chào ở cửa ngục là cứ bảo rằng, nhìn qua chấn song, có thấy một sự thay đổi nhẹ trên nét mặt người tù lừng tiếng. Anh quả quyết – cái anh chàng ranh mãnh đó - rằng có thấy đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi.

(Nguyễn Ái Quốc) 

A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép. 

B. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu. 

C. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê. 

D. Nối các từ nằm trong một liên danh.

2
20 tháng 4 2018

Đáp án: B

8 tháng 7 2021

A nhé

18 tháng 2 2022

B

18 tháng 2 2022

A

12 tháng 12 2021

tick mình ik,pls

30 tháng 9 2023

Cụm từ “thoắt cái” lặp lại nhiều lần trong đoạn miêu tả cảnh thiên nhiên ở Sa Pa muốn nhấn mạnh: Một ngày ở Sa Pa như trải qua nhiều mùa, tạo cảm giác bất ngờ, thú vị. 

Chọn C.