K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Thông tin cá nhânSinhMấtGiới tínhQuốc tịchNghề nghiệpKhen thưởngSự nghiệp âm nhạcBút danhThể loạiThành viên củaTác phẩmGiải thưởng

Hoang Viet.jpg
Lê Chí Trực
28 tháng 2, 1928
Chợ Lớn, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương
31 tháng 12, 1967 (39 tuổi)
Cái Bè, Tiền Giang, Việt Nam
nam
Việt Nam
Nhạc sĩ
Vietnam Hero ribbon.png Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
Lê Trực, Hoàng Việt Hận, Hoàng Việt
Nhạc đỏ, giao hưởng
Đoàn Văn công Trung Nam Bộ, Đoàn Văn công phân liên khu miền Đông Nam Bộ, Đoàn Văn công Quân giải phóng miền Nam
"Tình ca", "Nhạc rừng", "Lên ngàn", "Lá xanh", "Quê hương"

Giải thưởng Hồ Chí Minh 1996
Văn học nghệ thuật

4 tháng 1 2022

TK:

"Nhạc rừng" là một nhạc phẩm nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng Việt sáng tác năm 1953 ở Nam Bộ, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài hát viết ở nhịp 3/4, viết ở giọng Sol trưởng, âm nhạc vui tươi, trong sáng, nhịp nhàng thể hiện vẻ đẹp của rừng miền Đông Nam Bộ.

14 tháng 4 2018

Âm thanh được phát ra từ dòng nước ⇒ Chọn A

1 tháng 10 2021

Bài hát như một bức tranh sinh động, tràn đầy âm thanh của thiên nhiên, với những tiếng chim, tiếng suối, tiếng lá rừng…hòa quyện vào nhau tạo nên một bản “nhạc rừng”, trong đó nổi lên hình ảnh anh bộ đội trẻ tuổi lạc quan yêu đời, say mê ca hát và cũng rất anh dũng chiến đấu chống quân thù.

6 tháng 12 2021

Tham khảo:

Bài hát "Bóng cây kơ nia" là một tác phẩm có sức sống lâu bền trong đời sống âm nhạc của dân tộc ta. Nó là một ca khúc sâu lắng, trữ tình, lúc thì tha thiết nhớ nhung, lúc thì thôi thúc dồn dập, lúc thì lại vang vọng nhắn nhủ. Bài hát thác là một người vợ ở Tây Nguyên nhớ chồng tập kết ra miền Bắc sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954. Qua đó diễn đạt cung tình cảm của những người ở lại miền Nam vọng lại miền Bắc.

D
datcoder
CTVVIP
26 tháng 10 2023

Cảm nhận của em sau khi nghe bài hát "Hãy đến với con người Việt Nam tôi": tự hào, hào hùng, hứng khởi.

1 tháng 11 2018

Nhạc rừng được cố nhạc sĩ Hoàng Việt sáng tác năm 1951 khi ông đang là một chiến sĩ trẻ trong chiến trường miền Đông Nam bộ. Thời kỳ này cuộc kháng chiến chống Pháp của ta đang bước vào giai đoạn vô cùng gay go, ác liệt. Đời sống của người chiến sĩ cũng chịu nhiều vô vàn gian nan, thử thách. Chiến đấu ở rừng, thiếu thốn tiện nghi, lương thực, thuốc men, nguy hiểm luôn rình rập, cái chết cận kề. Song tất cả những điều đó không làm nhụt ý chí cũng như không ảnh hưởng đến tinh thần của người lính. Ta có thể hiểu vì sao qua đoạn mở đầu bài hát:

“Cúc cu! Cúc cu! Chim rừng ca trong nắng . Im nghe! Im nghe! Ve rừng kêu liên miên. Rừng hát lá lay muôn cành biếc . Lao xao, rì rào. Dòng suối uốn quanh , làn nước trôi trong xanh. Róc rách! Róc rách! Nước luồn qua khóm trúc, lá rơi, lá rơi xoay tròn nước cuốn trôi”

Bài hát viết ở nhịp ¾, âm nhạc vui tươi, trong sáng, nhịp nhàng thể hiện vẻ đẹp của rừng miền Đông Nam Bộ. Bài hát như một bức tranh sinh động, tràn đầy âm thanh của thiên nhiên. Những tiếng chim, tiếng suối, tiếng lá rừng… cùng hòa quyện vào nhau tạo nên một bản “nhạc rừng” bất tận, trong đó nổi lên hình ảnh các anh bộ đội trẻ tuổi lạc quan yêu đời, say mê ca hát và cũng rất anh dũng chiến đấu chống quân thù.

Trên đường hành quân, trước mắt người chiến sĩ bỗng hiện lên một khung cảnh thật tuyệt vời: khu rừng tràn đầy nắng sớm, cành biếc xôn xao vẫy gọi, lá lượn vòng, gió mơn man, dòng suối uốn quanh, khóm trúc điệu đàng. Cùng với những âm thanh trong trẻo, rộn rã của tiếng chim hót, tiếng ve ngân, tiếng suối chảy, tiếng gió thổi, tiếng lá rơi . . tất cả hòa trộn, ngân nga trong lòng người lính. Dường như chiến tranh đang ở một nơi nào xa lắm. Cảnh vật thật bình yên, thật đẹp, thật mộng. Nhưng hình ảnh người lính, tâm hồn người lính còn đẹp hơn:

“Có anh chiến sĩ đi qua khu rừng vắng, lắng nghe nhạc rừng, tâm hồn vui phơi phới,

Anh cười một mình rồi cất tiếng hát vang, cây rừng dội tiếng theo lời ca mênh mang”


Ta bỗng nhớ đến câu hát “Trường Sơn ơi, trên đường ta qua không một dấu chân người, có chú nai vàng nghiêng đôi tai ngơ ngác. Dừng ở lưng đèo mà nghe suối hát, ngắt một đóa hoa rừng cài lên mũ ta đi”, trong bài hát "Bài ca Trường Sơn '' của nhạc sĩ Trần Chung viết về người lính trong kháng chiến chống Mỹ.

Cúc cu! Cúc cu! Chim rừng ca trong nắng
Im nghe! Im nghe! Ve rừng kêu liên miên
Rừng hát gió lay trên cành biếc
Lao xao! Rì rào! Dòng suối uốn quanh làn nước trôi trong xanh
Róc rách! Róc rách nước luồn qua khóm trúc
Lá rơi! Lá rơi! Xoay tròn nước cuốn trôi
Có anh chiến sĩ đi qua khu rừng vắng
Lắng nghe nhạc rừng tâm hồn vui phơi hới
Anh cười một mình rồi cất tiếng hát vang
Cây rừng dội tiếng theo lời ca mênh mang
Tính tang! Tính tình! Miền đông gian lao mà anh dũng
Tính tang! Tính tình hăng hái chiến đấu với quân thù
Đường xa chân đi vui bước
Lòng xuân thêm bao thắm tươi
Nhạc rừng vẳng đùa cùng nhịp bước
Hương rừng thoảng đưa hồn say sưa

(Lập lại từ đầu)

...hồn say sưa
Rừng bát ngát ôi rừng mến yêu! [/item] [/accordion]
Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ cho ta cảm được tâm hồn trong sáng, yêu đời, yêu thiên nhiên, tinh thần hăng say, vui tươi của người lính. Thiên nhiên tươi đẹp đã khơi gợi trong anh bao cảm xúc rộn ràng, làm quên đi bao khó khăn , gian khổ. Hay chính tâm hồn đẹp đẽ , sáng trong của anh đã làm rạng rỡ thiên nhiên?. Anh đang hòa cùng vào thiên nhiên, anh lắng nghe, anh ngắm nhìn, anh cười và anh hát.Người lính ấy thật hồn nhiên, trong sáng và đáng yêu qúa! Chiến tranh gian khổ, mất mát, hy sinh. Không hề chi! Bởi anh hiểu và tin vào ý nghĩa của cuộc kháng chiến. Bởi anh đang khao khát diệt thù để đất nước quê hương được giải phóng.

“Tính tang tính tình. Miền Đông gian lao mà anh dũng. Tính tang tính tình, hăng hái chiến đấu chống quân thù. Đường xa chân đi vui bước, lòng quân thêm bao thắm tươi”

Tiếng nhạc rừng hay tiếng lòng anh náo nức; hương rừng ngát thơm hay tâm hồn anh ngất ngây:

“Nhạc rừng thoáng đưa cùng nhịp bước, hương rừng thoáng đưa hồn say sưa”

Thật đẹp và thật lãng mạn khi người lính hành quân trong tiếng nhạc rừng, trong hương rừng đắm say. Câu hát cuối ngân dài: “Rừng bát ngát ôi rừng mến yêu!” Cho ta thấy tình yêu thương, nâng niu, trân trọng của người lính với từng cánh rừng, từng tấc đất thân yêu của quê hương. Ta thêm hiểu vì sao người lính có thể vượt qua những hiểm nguy, những gian khổ để làm nên chiến thắng.

“Cúc cu ! Cúc cu!...Róc rách! Róc rách!..Tính tang tính tình. Nhạc rừng thoáng đưa cùng nhịp bước, hương rừng thoáng đưa hồn say sưa”. Nhạc rừng hay sự đồng điệu của tiếng lòng, tâm hồn người lính? Một bài hát chỉ đọc lên thôi mà tưởng như đã hát lên rồi. Phải chăng vì thế mà đã gần 60 năm qua, nhưng bài hát với âm điệu vui tươi, trong sáng, như chính tâm hồn người lính vẫn đi cùng năm tháng, vẫn được cất lên trong những hội diễn, những buổi giao lưu và vẫn được giới trẻ đón nhận nhiệt thành.Và để mỗi lần hát lên ca khúc Nhạc rừng là thêm một lần ta nhớ về một thời kháng chiến, thêm một lần ta hiểu hơn và yêu hơn vẻ đẹp tâm hồn của người lính.

1 tháng 11 2018

rút ngắn được không?