việt nam chịu ảnh hưởng của cuộc duy tân minh trị ở nhật bản ntn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Về chính trị: Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự do.
- Về kinh tế: xóa bỏ độc quyền ruộng đất của phong kiến, thực hiện cải cách theo hướng tư bản chủ nghĩa.
- Về quân sự: tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây, chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược.
- Giáo dục: chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật. Cử học sinh giỏi đi du học phương Tây.
Những yếu tố tác động đến sự thành bại của một cuộc cải cách, duy tân:
- Phe cải cách phải nắm được quyền lực tuyệt đối.
- Nội dung cải cách phải đúng đắn, tiến bộ.
- Phải coi trọng truyền thống đoàn kết dân tộc và tinh thần tự cường quốc gia.
* Liên hệ với Việt Nam:
- Cuối TK XIX - đầu TK XX, Việt Nam cũng xuất hiện những trào lưu cải cách duy tân. Có thể nhắc đến như những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch,... hay xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh.
- Tuy nhiên, những chủ trương cải cách này đều thất bại. So sánh với những yếu tố cần thiết ở trên, ta thấy:
+ Phe cải cách phải nắm được quyền lực tuyệt đối: Điều này ở Việt Nam không có. Những người đưa ra đề nghị cải cách chỉ là các văn thân sĩ phu yêu nước tiến bộ. Còn người nắm thực quyền là triều đình Huế lại không hề muốn tiến hành cải cách.
+ Nội dung cải cách phải đúng đắn, tiến bộ: Nội dung của các đề nghị cải cách và của cả Phan Châu Trinh đều đúng đắn, tiến bộ. Nhưng các đề nghị chỉ mang tính lẻ tẻ rời rạc, thiếu chặt chẽ. Song, không nhận được sự chấp thuận và tiến hành của triều đình
+ Phải coi trọng truyền thống đoàn kết dân tộc và tinh thần tự cường quốc gia: Đây là nhân tố quan trọng nhất. Nhưng nhà Nguyễn vì lợi ích riêng, lại hèn nhát, không biết đoàn kết sức mạnh toàn dân. Vì vậy, 6/6/1884, với tư cách là một quốc gia độc lập của Việt Nam đã bị thay bằng chế độ thuộc địa nửa phong kiến
⇒ Đảng Cộng sản Việt Nam ta rút ra kinh nghiệm sương máu này, đoàn kết sức mạnh toàn dân, vì mục tiêu chung xây dựng và thúc đẩy đất nước phát triển, phát huy tinh thần tự lực tự cường của dân tộc.
Các đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX được đưa ra nhằm cải thiện và phát triển đất nước, tạo điều kiện cho sự tiến bộ của xã hội. Các đề nghị này bao gồm việc cải cách giáo dục, pháp luật, chính quyền và kinh tế. Tuy nhiên, các đề nghị này đã gặp phải nhiều khó khăn do sự đối lập của triều đình bảo thủ.
Liên hệ với cuộc duy tân Minh trị ở Nhật Bản vào năm 1868, ta thấy được một số điểm giống và khác nhau giữa hai trào lưu cải cách này.
Giống nhau:
Cả Việt Nam và Nhật Bản đều đang trong giai đoạn chuyển đổi từ chế độ phong kiến sang chế độ hiện đại.Cả hai nước đều đang cố gắng cải cách giáo dục, pháp luật, chính quyền và kinh tế để phát triển đất nước.Cả hai nước đều có sự tác động của các nước phương Tây trong quá trình cải cách.Khác nhau:
Trong khi Nhật Bản đã có sự lãnh đạo của một nhóm các quan chức cải cách, Việt Nam vẫn đang trong tình trạng triều đình bảo thủ, không muốn chấp nhận các đề nghị cải cách.Nhật Bản đã có sự hỗ trợ từ các nước phương Tây trong quá trình cải cách, trong khi Việt Nam vẫn đang bị áp đặt các chính sách khai thác thuộc địa của các nước phương Tây.Tóm lại, các đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX và cuộc duy tân Minh trị ở Nhật Bản vào năm 1868 đều là những nỗ lực để phát triển đất nước và tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, có những điểm giống và khác nhau giữa hai trào lưu cải cách này, phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử và văn hóa của từng quốc gia.
Tham khảo:
Một số bài học kinh nghiệm từ cuộc Duy tân Minh Trị:
+ Muốn tồn tại và phát triển phải luôn có sự thay đổi để thích ứng với những chuyển biến mới của tình hình.
+ Cải cách muốn thành công phải xây dựng được một nền tảng kinh tế, chính trị, xã hội vững chắc.
+ Tiến hành cải cách toàn diện trong đó chú trọng đến vấn đề: đầu tư phát triển giáo dục con người để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
+ Chú trọng việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.
+ Tiếp thu có chọn lọc và cải biến những giá trị văn hóa, văn minh tiến bộ của thế giới cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
Tk:
giống nhau:
-đều là những cải cách tiến bộ nhằm cứu vãn tình thế nguy nan của đất nước
-đều diễn ra cuối thế kỉ XIX trong bối cảnh đất nước có nguy cơ bị biến thành thuộc địa của các nước tư bản phương tây
khác nhau:
-về lực lượng tiến hành cải cách
+nhật bản:thiên hoàng mây-ghi
+việt nam do các sĩ phu, quan lại đề xướng
-kết quả
+nhật: thành công đưa nhật tiến lên CNTB là nc duy nhất ở châu á ko trở thành thuộc địa của tư bản phương Tây
+VN ko thực hiện đc và trở thành nc thuộc địa nửa phong kiến
So sánh:
Giống nhau:
- Đều ở tình thế cứu vãn và đưa đất nước phát triển, đi lên.
- Để tránh sự nhòm ngó của phương Tây.
Khác nhau:
- Nhật do Thiên Hoàng Minh Trị đề xướng, Việt Nam do các quan lại, sĩ phu có tư tưởng tiến bộ đề xướng.
- Nhật thành công, đưa Nhật thành một nước Tư bản và có vị thế "Cường quốc"
- Việt Nam: thất bại
Cần có những điều kiện:
- Do những giai cấp lãnh đạo trong xã hội đề xướng
- Được nhân dân ửng hộ
- Phải xuất phát từ những vấn đề cơ bản của thời đại
- ...
Ưu điểm:
- Đáp ứng được phần nào yêu cầu của nhân dân
- Phản ánh trình độ của những người từ Pháp và các nước trở về
- ...
Nhược điểm:
- Lẻ tẻ, rời rạc
- Một số cải cách chưa phù hợp
- Nhà Nguyễn bảo thủ, không chấp nhận.
- ...
Tham khảo
* Ảnh hưởng của cuộc Duy tân Minh Trị và Cách mạng Tân Hợi đến Việt Nam:
- Cổ vũ phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam.
- Góp phần làm chuyển biến nhận thức của nhiều sĩ phu yêu nước, tiến bộ (thức thời) ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, như: Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ; Đặng Tử Kính, Đặng Thái Luân,…
- Thành công của cuộc Duy tân Minh Trị và Cách mạng Tân Hợi là hai trong những nhân tố khách quan góp phần đưa tới sự xuất hiện của con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Ví dụ:
+ Phong trào Đông du (do Phan Bội Châu khởi xướng) diễn ra dưới ảnh hưởng của cuộc Duy tân Minh Trị,…
+ Dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tân Hợi (1911), năm 1912, Phan Bội Châu và những người cùng chí hướng với ông đã thành lập tổ chức Việt Nam Quang phục hội, với tôn chỉ “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa dân quốc Việt Nam”.
TK
Trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở Việt Nam, khi phong trào yêu nước chống thực dân Pháp nổ ra mạnh mẽ nhưng lại bế tắc vì không tìm được con đường đúng đắn thì sự thành công của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản và cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc như một làn gió mới thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng trong mỗi con người Việt Nam yêu nước. Đồng thời, hai sự kiện lớn này cũng mở ra con đường mới, lối thoát mới cho phong trào cách mạng Việt Nam; cổ vũ, khích lệ cách mạng Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến và thực dân Pháp. Sự thành công của cuộc Duy tân Minh trị và cách mạng Tân Hợi đã thu hút nhiều thanh niên Việt Nam sang Trung Quốc và Nhật Bản học tập, hoạt động cách mạng, điển hình là Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,...
1.Sau thắng lợi của CMTS Pháp 1789, giai cấp tư sản lên nắm quyền thành lập chế độ quân chủ lập hiến và thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền ( 8/1789).
+ý nghĩa: -Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
+Ưu điểm: Đề cao quyền tự do, quyền bình đẳng của con người
+Hạn chế: Phục vụ quyền lợi của gai cấp tư sản, nhân dân hầu như không được hưởng
+Ảnh hưởng: Thắng lợi của CMTS Pháp cùng với Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền Pháp có ảnh hưởng lớn thúc đẩy cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ trên thế giới.
2.
Câu 1
* Mặt tiến bộ: Tuyên ngôn đề cao vấn đề quyền tự do, bình đẳng của con người.
* Mặt hạn chế: Tuyên ngôn chỉ phục vụ cho quyền lợi của giai cấp tư sản, quân chúng nhân dân không được hưởng quyền lợi gì.
- Các sĩ phu yêu nước việt nam tiêu biểu là cụ Phan Bội Châu muốn noi theo con đường của Nhật Bản để canh tân đất nước, đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật học.
- Cuộc duy tân thành công giúp Nhật Bản sánh vai được với những các quốc gia tiên tiến, song Nhật Bản đã đi theo con đường chủ nghĩa đế quốc và đem quân đi xâm chiếm lại những nước yếu hơn mình trong đó có Việt Nam.