K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 10 2023
Nguyên nhân gây ra ô nhiễm ko khíHộ gia đình: Không khí ô nhiễm cũng đến từ một phần sinh hoạt của các hộ gia đình. Ví dụ như nấu nướng bằng than, củi… sẽ giải phóng rất nhiều khói bụi vào môi trường. Hoạt động công nghiệp: Các loại khí thải độc như CO2, SO2, CO, NOx…, khói, bụi từ các xí nghiệp, nhà máy gây ra ô nhiễm không khí diện rộng. Đặc biệt, các nhà máy ở gần thành phố đã làm giảm chất lượng không khí tại nơi đây. Ngoài ra, trong quá trình xử lý khí thải không hiệu quả sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người và thậm chí gây ra hiện tượng mưa axit. Giao thông vận tải: Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí ở Việt Nam. Lượng khí thải (Bụi, CO…) từ các phương tiện vận chuyển, đi lại như xe máy, ô tô…xả ra môi trường rất nhiều. Với lượng lớn như vậy, chúng có thể gây ra kích ứng phổi, mắt, các vấn đề liên quan đến gan, máu. Nông nghiệp: Các hoạt động như đốt rơm rạ, đốt vườn… cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Đồng thời, việc lạm dụng nhiều thuốc trừ sâu, diệt cỏ đã khiến ô nhiễm không khí ngày một tăng cao. Chất thải: Không khí ô nhiễm một cách nặng nề là do khói khí đốt từ các loại rác thải, chất thải. Các chất này sẽ không phân hủy mà tồn đọng lại và gây ra các vấn đề ô nhiễm khác.Công nghiệp quốc phòng: Đối với một số nước, các hoạt động thử nghiệm vũ khí hạt nhân hay tên lửa đã và đang làm cho thực trạng ô nhiễm không khí hiện nay đáng báo động. Hay các hoạt động sản xuất lò rèn, lò đốt rác thải, xây dựng công trình cũng ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng không khí. Hoạt động xây dựng cơ sở vật chất: Các hoạt động xây dựng chung cư cao tầng, các cao ốc đã mang đến ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Hơn nữa, khi vận chuyển nguyên vật liệu cũng sẽ vương vãi ra đường, gây nguy hiểm cho người đi đường và lâu dài sẽ sinh ra lượng khói bụi bẩn ra môi trường. Cách khắc phụcHạn chế khí thải CO2, trồng nhiều cây xanh: Sử dụng ứng dụng công nghệ xanh vào trồng trọt, nông nghiệp, lâm nghiệp. Trồng cây xanh ở các khu đông dân cư và phủ xanh đồi trọc để hấp thụ các chất độc hại và CO2. Và trong nhà nên có các loại cây thanh lọc không khí như cây tuyết tùng, cây lưỡi hổ, cây thường xuân…Giảm lượng khí thải của phương tiện tham gia giao thông: Ưu tiên sử dụng các phương tiện công cộng để giảm thiểu lượng khí thải ra môi trường mỗi ngày. Và cấm các loại xe đã cũ, không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải khi lưu thông. Xử lý rác thải đúng tiêu chuẩn: Không vứt rác bừa bãi, xử lý rác thải đúng cách và đạt yêu cầu trước khi xả ra môi trường. Hạn chế hoá chất trong lâm – nông nghiệp: Sử dụng những công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, biện pháp sinh học trong nông nghiệp, lâm nghiệp thay vì dùng các chất hóa chất độc hại. Hạn chế vật liệu đốt: Không sử dụng các nhiên liệu đốt cháy như củi, than, lò sưởi, thuốc lá… để khắc phục được tình trạng không khí ô nhiễm. Khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo: Khuyến khích người dùng tìm hiểu kỹ về vấn đề ô nhiễm môi trường, sử dụng những nhiên liệu sạch như năng lượng gió, năng lượng mặt trời. Hay dùng các thiết bị tiết kiệm điện, không thải các chất độc ra ngoài môi trường.

 

10 tháng 12 2023

- Tính chất vật lí của oxygen:

+ trạng thái khí, ko màu, ko mùi

+ ít tan trong nước

+ hóa lỏng - 183 độ C , hóa rắn - 218 độ C

+ ở trạng thái lỏng, rắn có màu xanh nhạt

+  nặng hơn không khí

Tầm quan trọng của oxygen:

+ hô hấp ( sinh vật sống )

+ đốt cháy

- Thành phần của không khí: 78% nitrogen; 21% oxygen; 1% carbon dioxide, hơi nước , các khí khác

Vai trò của không khí: 

+ hô hấp 

+ giúp bảo vệ Trái đất khỏi các thiên thạch rơi từ vũ trụ

+ giúp điều hòa khí hậu

+ giúp bề mặt Trái Đất không quá nóng hoặc quá lạnh….

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: 

+ khí thải ( nhà máy, phương tiện giao thông, sinh hoạt) 

+ tự nhiên (cháy rừng, núi lửa) 

+ rác thải

Hậu quả của ô nhiễm không khí:

+ làm giảm sức khỏe con người, đời sống thực vật, động vật

+ ảnh hưởng công trình xây dựng

+ gây biến đổi khí hậu ( hiệu ứng nhà kính, mưa acid, thủng tầng ozon)

Biện pháp:

+ nhà máy, phương tiện giao thông: xử lí khí thải trước khi thải ra môi trường

+ phương tiện giao thông công cộng, nhiên liệu sạch

+ vứt rác đúng nơi quy định, phân loại rác thải

+ trồng cây

+...

 

22 tháng 2 2022

1. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí?

Công nghiệp và nông nghiệp. Khói, bụi, khí thải từ các nhà máy công nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. ...

Giao thông vận tải. ...

Hoạt động quân sự ...

Hoạt động xây dựng cơ sở vật chất. ...

Sinh hoạt. ...

Việc thu gom rác thải, xử lý rác thải.

2. Hậu quả gây ra do ô nhiễm không khí?

Tác hại trực tiếp: Gây ra các bệnh về hô hấp: Ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, dị ứng…. Ung thư: Hít phải nhiều khí độc sẽ làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Không chỉ thế, khí độc vận chuyển trong cơ thể, gây ung thư nhiều bộ phận khác.

3. Biện pháp bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm?

Sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Phương tiện giao thông thải ra rất nhiều khí độc hại vào không khí. ...

Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng. ...

Sử dụng năng lượng sạch. ...

Sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng. ...

Hạn chế các hoạt động đốt cháy. ...

Trồng cây xanh.

22 tháng 2 2022

1.

  • Ô nhiễm từ gió bụi: Gió là một trong những nguyên nhân gây ra và lan truyền ô nhiễm không khí. Bụi bẩn, các chất khí thải ô nhiễm có thể được gió đẩy đi xa hàng trăm kilomet. Sự ô nhiễm cũng theo đó mà lây lan ra theo diện rộng.
  • Bão, lốc xoáy: Bão sinh ra một lượng lớn khí thải NOx. Vì vậy, nó cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, những trận bão cát thường mang theo bụi mịn (PM10, PM2.5) khiến cho tỷ lệ ô nhiễm bụi mịn tăng lên.
  • Cháy rừng: Đây là nguyên nhân khiến cho lượng Nito Oxit trong không khí tăng lên khá nhiều. Vì quy mô đám cháy lớn và thời gian dập tắt lâu.
  • Núi lửa phun trào: Khi có sự phun trào của núi lửa thì một lượng khí metan, clo, lưu huỳnh,… ở sâu trong các tầng nham thạch sẽ bị đẩy ra ngoài. Khiến không khí trở nên ô nhiễm hơn.
  • Thời điểm giao mùa: Đặc biệt vào thời điểm các tháng 10-11, là thời điểm giao mùa nên xuất hiện sương mù. Những lớp sương mù dày khiến lớp bụi tích tụ bên trong thành phố không thoát được. Gây nên hiện tượng cả thành phố bị bao phủ bởi lớp bụi (bụi mịn, siêu mịn,…) Đến gần trưa, lớp sương mới tan nên chất lượng mới được cải thiện. Trong trường hợp này, phải chờ khi nào có các đợt không khí lạnh, gió mùa Đông Bắc thì chất lượng mới được cải thiện.

 2. Tác hại trực tiếp: Gây ra các bệnh về hô hấp: Ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, dị ứng…. Ung thư: Hít phải nhiều khí độc sẽ làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Không chỉ thế, khí độc vận chuyển trong cơ thể, gây ung thư nhiều bộ phận khác.

3. 

  1. Sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Phương tiện giao thông thải ra rất nhiều khí độc hại vào không khí. ...
  2. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng. ...
  3. Sử dụng năng lượng sạch. ...
  4. Sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng. ...
  5. Hạn chế các hoạt động đốt cháy. ...
  6. Trồng cây xanh.
19 tháng 3 2021

- do các chất thải chưa được sử lý đúng quy định định mà đã thải ra ngoài môi trường

- do hiệu ứng nhà kính

- do con người không có ý thức (xả rác bừa bãi,...)

- những vỏ chai, túi nilon

- khi xử lí các túi nilon thì khí sinh ra rất độc hại tới môi trường, không tốt cho trẻ sơ sinh, bà mẹ bỉm sữa,...

BIỆN PHÁP:

- vứt rác đúng nơi quy định

- hạn chế sử dụng túi nilon

- trồng nhiều cây xanh

- lên tái chế những vật có thể tái chế, dùng lại được

Good luck~

19 tháng 3 2021

Ô​ nhiễ​m nguồn​ nc do:

-Ô nhiễm do nguồn gốc tự nhiên.

-Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt.

-Ô nhiễm do hoạt động các khu công nghiệp.

-Ô nhiễm do hoạt động sản xuất nông nghiệp.

-Ô nhiễm do rác thải y tế.

Biệ​n pháp:

Giữ sạch nguồn nước: không vứt rác bừa bãi, không phóng uế bậy, không thải trực tiếp nước thải vào nguồn nước, không dùng phân tươi làm phân bón; sử dụng thuốc trừ sâu đúng hướng dẫn, tốt nhất là không sử dụng những loại chất hóa học này.​

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là do:

 +Do khí thải của nhà máy.

 +Khói, khí độc của các phương tiện giao thông: ô tô, xe máy, xe chở hàng thải ra.

 +Bụi, cát trên đường tung lên khí có quá nhiều phương tiện tham gia giao thông.

 +Mùi hôi thối, vi khuẩn của rác thải thối rữa.

 +Khói nhóm bếp than của một số gia đình.

 +Đốt rừng, đốt nương làm rẫy.

 +Sử dụng nhiều chất hoá học, phân bón, thuốc trừ sâu.

 +Vứt rác bừa bãi tạo chỗ ở cho vi khuẩn, …

Biệ​n pháp: 

Sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Phương tiện giao thông thải ra rất nhiều khí độc hại vào không khí. ...Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng. ...Sử dụng năng lượng sạch. ...Sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng. ...Hạn chế các hoạt động đốt cháy. ...Trồng cây xanh.

* Nguyên nhân :

- Từ tự nhiên : Ô nhiễm không khí do phun trào núi lửa,cháy rừng, do các cơn bão,..

- Từ con người : Các hoạt động sinh hoạt hằng ngày thải ra môi trường một lượng lớn rác thải

- Từ các hoạt động sản xuất công-nông nghiệp : Khói bụi từ các ống xả của nhà máy, xí nghiệp trong những khu công nghiệp, mưa axit, lạm dụng  thuốc trừ sâu, phân bón ,..

* Hậu quả :

- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người : làm cho con người mắc các bệnh về đường hô hấp, các loại bệnh ung thư 

- Gây ra mưa axit làm chết cây cối.

- Tăng hiệu ứng nhà kính khiến Trái Đất nóng lên, làm cho khí hậu toàn cầu biến đổi, băng ở hai cực tan chảy, mực nước các đại dương dâng cao, đe dọa cuộc sống của con người ở các đảo và những vùng thấp ven biển.

- Khí thải còn làm thủng tầng ozon, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.

* Giải pháp :

- Trồng nhiều cây xanh

- Hạn chế dùng túi nylon ( vì chỉ dùng một lần rồi bỏ đi), không vứt chai nhựa ra môi trường, tiết kiệm nước, chuyển sang dùng thực phẩm dinh dưỡng không dùng động vật để giảm bớt khi thải.

- Tuyên truyền cho mọi người thấy được tác hại của việc suy thoái môi trường.

17 tháng 12 2018

NGUYÊN NHÂN  

- Sự bất cẩn do sử dụng năng lượng nguyên tử

- Do sự phát triển của công nghiệp ->khói bụi

- Khói bụi của các phương tiện giao thông

- Đốt rừng , cháy rừng , khói bụi của núi lửa

HẬU QUẢ  

- Mưa axit

 +) làm cho cây cối chết khô

+) ăn mòn các công trình xây dựng

+) bệnh đường hô hấp cho con người

- Tăng hiệu ứng nhà kính khiến Trái Đất  nóng lên ->khí hậu toàn cầu thay đổi

BIỆN PHÁP 

- Hầu hết các nước đã kí nghị định Ki - ô - tô nhằm cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm

hok tốt nha bn

17 tháng 12 2018

*Nguyên nhân:

- Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: cháy rừng, núi lửa, bão bụi,...  hay quá trình phân hủy xác động vật

-Do khói bụi từ các nhà máy, khu công nghiệp,giao thông,...

- Do chất đốt sinh hoạt

 *Hậu quả:

- Gây ra mưa axit 

- Hiệu ứng nhà kính khiến Trái Đất nóng lên

- Làm thủng tầng ôzôn 

 *Biện pháp:

- Biện pháp kĩ thuật:

 + Thay thế nhiên liệu đốt cháy từ than đá, dầu mazut bằng việc sử dụng điện

 + Thay thế những loại máy móc lạc hậu bằng những loại hiện đại

- Biện pháp quy hoạch:

 + Giảm việc xây dựng các khu công nghiệp, nhà máy , chỉ giữ lại các khu xí nghiệp phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt của người dân

 + Khuyến khích mọi người đi lại bằng các phương tiện công cộng nhằm hạn chế ùn tắc giao thông và khói bụi

 + Trồng nhiều cây xanh

  _Hok tốt_

22 tháng 4 2023

Các nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm môi trường bao gồm:

Khói bụi và khí thải từ phương tiện giao thông.

Khói bụi và khí thải từ các nhà máy, xưởng sản xuất.

Sử dụng nhiên liệu không tốt như than đá, dầu mazut.

Rác thải sinh hoạt và công nghiệp không được xử lý đúng cách.

Sự phát triển quá mức của đô thị, dân số và kinh tế.

Để bảo vệ bầu không khí trong sạch, ở gia đình và địa phương, chúng ta có thể thực hiện các biện pháp sau:

Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng hoặc xe đạp để giảm thiểu lượng khí thải từ phương tiện cá nhân.

Sử dụng nhiên liệu tốt hơn như xăng, dầu diesel thay vì than đá, dầu mazut.

Tái chế và xử lý rác thải đúng cách để giảm thiểu lượng khí thải từ rác thải.

Trồng cây xanh và bảo vệ rừng để giảm thiểu lượng khí CO2 trong không khí.

Thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng và sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện để giảm thiểu lượng khí thải từ các nguồn năng lượng.

Tham gia các hoạt động tình nguyện như tập trung thu gom rác, phân loại rác thải, tăng cường giám sát và xử lý các nguồn gây ô nhiễm môi trường.

23 tháng 4 2023

Các nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm môi trường bao gồm:

Khói bụi và khí thải từ phương tiện giao thông.

Khói bụi và khí thải từ các nhà máy, xưởng sản xuất.

Sử dụng nhiên liệu không tốt như than đá, dầu mazut.

Rác thải sinh hoạt và công nghiệp không được xử lý đúng cách.

Sự phát triển quá mức của đô thị, dân số và kinh tế.

Để bảo vệ bầu không khí trong sạch, ở gia đình và địa phương, chúng ta có thể thực hiện các biện pháp sau:

Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng hoặc xe đạp để giảm thiểu lượng khí thải từ phương tiện cá nhân.

Sử dụng nhiên liệu tốt hơn như xăng, dầu diesel thay vì than đá, dầu mazut.

Tái chế và xử lý rác thải đúng cách để giảm thiểu lượng khí thải từ rác thải.

Trồng cây xanh và bảo vệ rừng để giảm thiểu lượng khí CO2 trong không khí.

Thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng và sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện để giảm thiểu lượng khí thải từ các nguồn năng lượng.

Tham gia các hoạt động tình nguyện như tập trung thu gom rác, phân loại rác thải, tăng cường giám sát và xử lý các nguồn gây ô nhiễm môi trường.

22 tháng 12 2021

Ô nhiễm
Nguyên nhân: Do các nhà máy, phương tiện giao thông,con người
Hậu quả: băng tan, thủng tầng ozon,trái đất nóng lên
Giải pháp: Kí hiệp định

22 tháng 12 2021

1.Sự thay đổi của tầng khí quyển có thể gây ra một số ảnh hưởng, như máy bay có thể phải bay cao hơn để tránh nhiễu động.

2.

Ô nhiễm môi trường không khí đã và đang là một vấn đề nhức nhối trên toàn thế giới. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người và cả môi trường tự nhiên. Vậy, ô nhiễm không khí thực chất là gì, nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào?

Hiện nay, thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng đã và đang đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí ngày một nghiêm trọng. Hậu quả của ô nhiễm không khí ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống con người. Để giải quyết triệt để vấn đề này, chúng ta cần có những hiểu biết và hành động hiệu quả.