K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Vị trí đoạn trích:

- Cảnh ngày xuân nằm ở phần mở đầu của tác phẩm Truyện Kiều

- Đoạn trích nói về cảnh thiên nhiên vào mùa xuân

2. Khung cảnh ngày xuân:

- Hình ảnh con én, tác giả vừa gợi tả mùa xuân đến, vừa nói là thời gian trôi qua nhanh

- Những hình ảnh có xanh, hoa trắng thì bức tranh mùa xuân hiện lên rất diễm lệ và tươi đẹp

- Không gian thoáng đạt, cảnh mùa xuân hiện ra rất xinh đẹp và thơ mộng

3. Cảnh lễ hội trong tết thanh minh:

- Không khí rất rộn ràng, náo nhiệt

- Mọi người ai cũng hưng phấn, phấn khởi

- Tâm trạng nô nức

- Nổi bật lên hình ảnh tết truyền thống, đông đúc, náo nhiệt và vui tươi

4. Cảnh chị em Kiều chơi xuân trở về:

- Cảnh vật nhạt dần, bớt ồn ào náo nhiệt và xinh đẹp

- Con người càng thưa thớt hẳn

- Linh cảm cho một sự việc xấu sẽ xảy ra với gia đình kiều

THỐNG KÊ SAU 1 NGÀY MỞ CUỘC THI HÓA HỌC LẦN 1 DO PHƯƠNG THẢO TỔ CHỨCTrải qua 1 ngày vòng 1 được mở ra BTC mới chỉ nhận được 9 bài dự thi một con số khá là buồn :(. Thời gian để các bạn tham dự vòng 1 cuộc thi Hóa lần 1 do Phương Thảo tổ chức còn 4 ngày. Mau mau tham gia để lĩnh được những phần quà đặc biệt nào.Link vòng 1 cuộc thi: Vòng 1 - Vòng sơ loại - Hoc24Cuộc thi lần này không...
Đọc tiếp

THỐNG KÊ SAU 1 NGÀY MỞ CUỘC THI HÓA HỌC LẦN 1 DO PHƯƠNG THẢO TỔ CHỨC

Trải qua 1 ngày vòng 1 được mở ra BTC mới chỉ nhận được 9 bài dự thi một con số khá là buồn :(. Thời gian để các bạn tham dự vòng 1 cuộc thi Hóa lần 1 do Phương Thảo tổ chức còn 4 ngày. Mau mau tham gia để lĩnh được những phần quà đặc biệt nào.

Link vòng 1 cuộc thi: Vòng 1 - Vòng sơ loại - Hoc24

Cuộc thi lần này không chỉ có giải nhất chung cuộc được phần thưởng lớn mà ở các vòng cũng có những phần thưởng cho các bạn nhé :3 

Trong ngày đầu chỉ có duy nhất một thí sinh may mắn nộp bài vào khung giờ vàng và được cộng 3đ vào bài thi. Điều này vẫn sẽ được tiếp tục cho vòng 2 và vòng 3 nhé :3

Chi tiết về vòng 1 cuộc thi các bạn theo dõi ở: THÔNG BÁO: CHÍNH THỨC KHAI MỞ VÒNG 1 CUỘC THI HÓA HỌC LẦN 1 DO PHƯƠNG THẢO TỔ CHỨC

Ngoài ra: Vòng 1 có 3 golden ticket cho 3 bạn may mắn nhé (Với số điểm nằm trong ngưỡng từ 45% đến 55% là các bạn đủ điều kiện có thể giật lấy chiếc vé vàng để vào vòng 2 nhé)

Kết thúc vòng 1: Những bạn có số điểm từ 90 - 100 sẽ được cộng 5đ vào vòng 2

Từ 75 đến 90 sẽ được cộng 3đ vào vòng 2

Từ 55 đến 75 sẽ được cộng 1đ vào vòng 2

Những bạn sở hữu golden ticket sẽ không được cộng điểm

Bật mí to lớn cho vòng 2: Giải thưởng qua vòng vẫn sẽ là GP nhưng ngoài ra người thể hiện xuất sắc nhất sẽ được 1 BIG PRESENT nhé!

 

 

4
21 tháng 7 2021

Cho em đi cửa sau vào v2 đc kh ạ

Fan cực cứng, tui không tham gia mọi người ạ, các em tham gia tốt nha! Cuộc thi hay lắm, anh không tham gia vì trăm công nghìn việc. Các em nhớ tham gia nha, vui lắm í!

24 tháng 6 2018

- Hai câu thơ : Tà tà bóng ngả về tây/ Chị em thơ thẩn dan tay ra về.

- Thời gian chiều tà thường xuất hiện trong văn học gợi lên nỗi buồn, những điều ảm đạm, hiu hắt.

 • Thời gian chiều tà cũng nhuốm màu tâm trạng bần thần, thẫn thờ của chị em Kiều khi phải chia tay với hội.

 • Cảnh vật và con người cùng chìm trong tâm trạng bâng khuâng khó tả, tâm hồn của con người cũng chuyển điệu cùng tâm hồn, cảnh vật.

- Cảnh vật như lắng dần, mọi chuyển động đi vào nhẹ nhàng, mang dáng dấp nhỏ bé, phảng phất nỗi buồn.

- Tác giả sử dụng nhiều từ láy: nao nao, tà tà, thanh thanh không những biểu đạt được sắc thái của cỏ cây, cảnh vật lúc hoàng hôn mà còn góp phần thể hiện được tâm trạng của nhân vật.

- Hai câu thơ cuối, gợi lên nét buồn khó hiểu, mơ hồ, mông lung khi tác giả dùng từ láy “nao nao”.

- Bút pháp tả cảnh ngụ tình càng nhấn mạnh thêm tâm trạng tiếc nuối, buồn bã khi tan hội.

⇒ Cảnh vật mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân đã nhuốm màu tâm trạng tiếc nuối, thẫn thờ của chị em Kiều khi tan hội.

24 tháng 5 2019

- Hai câu thơ : Tà tà bóng ngả về tây/ Chị em thơ thẩn dan tay ra về.

Thời gian chiều tà thường xuất hiện trong văn học gợi lên nỗi buồn, những điều ảm đạm, hiu hắt.

   + Thời gian chiều tà cũng nhuốm màu tâm trạng bần thần, thẫn thờ của chị em Kiều khi phải chia tay với hội.

   + Cảnh vật và con người cùng chìm trong tâm trạng bâng khuâng khó tả, tâm hồn của con người cũng chuyển điệu cùng tâm hồn, cảnh vật.

- Cảnh vật như lắng dần, mọi chuyển động đi vào nhẹ nhàng, mang dáng dấp nhỏ bé, phảng phất nỗi buồn.

- Tác giả sử dụng nhiều từ láy: nao nao, tà tà, thanh thanh không những biểu đạt được sắc thái của cỏ cây, cảnh vật lúc hoàng hôn mà còn góp phần thể hiện được tâm trạng của nhân vật.

- Hai câu thơ cuối, gợi lên nét buồn khó hiểu, mơ hồ, mông lung khi tác giả dùng từ láy “nao nao”.

   + Bút pháp tả cảnh ngụ tình càng nhấn mạnh thêm tâm trạng tiếc nuối, buồn bã khi tan hội.

⇒ Cảnh vật mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân đã nhuốm màu tâm trạng tiếc nuối, thẫn thờ của chị em Kiều khi tan hội.

Hệ thống ý bài "Cảnh ngày xuân" :

1. Vị trí đoạn trích:

- Cảnh ngày xuân nằm ở phần mở đầu của tác phẩm Truyện Kiều

- Đoạn trích nói về cảnh thiên nhiên vào mùa xuân

2. Khung cảnh ngày xuân:

- Hình ảnh con én, tác giả vừa gợi tả mùa xuân đến, vừa nói là thời gian trôi qua nhanh

- Những hình ảnh có xanh, hoa trắng thì bức tranh mùa xuân hiện lên rất diễm lệ và tươi đẹp

- Không gian thoáng đạt, cảnh mùa xuân hiện ra rất xinh đẹp và thơ mộng

3. Cảnh lễ hội trong tết thanh minh:

- Không khí rất rộn ràng, náo nhiệt

- Mọi người ai cũng hưng phấn, phấn khởi

- Tâm trạng nô nức

- Nổi bật lên hình ảnh tết truyền thống, đông đúc, náo nhiệt và vui tươi

4. Cảnh chị em Kiều chơi xuân trở về:

- Cảnh vật nhạt dần, bớt ồn ào náo nhiệt và xinh đẹp

- Con người càng thưa thớt hẳn

- Linh cảm cho một sự việc xấu sẽ xảy ra với gia đình kiều

THỐNG KÊ SAU NGÀY 2 KHAI MỞ VÒNG 1 CUỘC THI HÓA HỌCNgày thứ 2 của cuộc thi BTC chỉ nhận được thêm có 2 bài dự thi :( Liệu chăng đề vòng 1 lần này đã làm khó các bạn? Hay chỉ là các thí sinh đang ỉm đồ để hôm cuối bung lụa nhỉ? :3 BTC rất mong nhận được những sự ủng hộ nồng nhiệt của các bạn <3Link vòng 1 cuộc thi: Vòng 1 - Vòng sơ loại - Hoc24Cuối ngày thứ 2 BTC quyết định hé mở...
Đọc tiếp

THỐNG KÊ SAU NGÀY 2 KHAI MỞ VÒNG 1 CUỘC THI HÓA HỌC

Ngày thứ 2 của cuộc thi BTC chỉ nhận được thêm có 2 bài dự thi :( Liệu chăng đề vòng 1 lần này đã làm khó các bạn? Hay chỉ là các thí sinh đang ỉm đồ để hôm cuối bung lụa nhỉ? :3 BTC rất mong nhận được những sự ủng hộ nồng nhiệt của các bạn <3

Link vòng 1 cuộc thi: Vòng 1 - Vòng sơ loại - Hoc24

Cuối ngày thứ 2 BTC quyết định hé mở số điểm của thí sinh đầu tiên BTC cũng không bật mí gì có ai hơn số điểm đó không nhưng vì nó là một số điểm an toàn nên dùng để mở màn thì cũng không tệ nhỉ :3. Còn hứa hẹn nhiều màn lội ngược dòng BXH các bạn cứ chờ đợi nhé. 

BTC cũng sẽ nhắc lại những điều cần chú ý của vòng 1 cuộc thi <3

Ngoài ra: Vòng 1 có 3 golden ticket cho 3 bạn may mắn nhé (Với số điểm nằm trong ngưỡng từ 45% đến 55% là các bạn đủ điều kiện có thể giật lấy chiếc vé vàng để vào vòng 2 nhé)

Kết thúc vòng 1: Những bạn có số điểm từ 90 - 100 sẽ được cộng 5đ vào vòng 2

Từ 75 đến 90 sẽ được cộng 3đ vào vòng 2

Từ 55 đến 75 sẽ được cộng 1đ vào vòng 2

Những bạn sở hữu golden ticket sẽ không được cộng điểm

3
23 tháng 7 2021

may quá e an toàn rồi mọi người, e khum mua điểm đou đấy :D

23 tháng 7 2021

:))) Chúc mừng thí sinh đầu tiên :v

4 tháng 10 2018

Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa''
Mùa xuân về,bầu trời mùa xuân rộn rã tiếng chim,chim én trao liệng như mắc cửi trên nền trời.''Én đưa thoi'' còn gợi về thời gian mùa xuân trôi qua rất nhanh ,vụt qua như cánh én ngang trời.Trước mắt con người là một không gian rộng lớn ,mênh mông khoáng đạt.Ánh nắng chan hòa ,ấm áp khắp cảnh.''Thiều quang'' là hơi thở ấm áp của đất trời,là ánh sáng ấm áp của mùa xuân.Mùa xuân có 90 ngày đã qua 60 ngày.Đây là lúc mùa xuân tràn mọi nẻo,mùa xuân đậm nhất ,mùa xuân đã trải màu xanh non khắp đất trời.Cây cỏ mùa xuân được tác giả miêu tả:
''Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa''
Trước mắt người đọc là không gian bất tận của màu xanh.Bầu trời mặt đất nối liền thành một dải tươi xanh mơn mởn ,tràn căng sức sống .Trên nền trời màu xanh ấy là sự điểm xuyết,chấm phá của một vài bông hoa lê trắng.Cảnh có rộng có hẹp,mùa xuân có màu sắc,âm thanh ,hình ảnh ,mùa xuân được vẽ bằng nét vẽ hội họa độc đáo ,tạo ra bức tranh mùa xuân căng tràn sức xuân.Nó gắn với niềm vui,niềm hạnh phúc của con người

21 tháng 10 2018

Tuyệt tác “Truyện Kiều” của Nguyễn Du không chỉ mang những giá trị xã hội sâu sắc mà còn làm say lòng người đọc ở những đoạn thơ tả cảnh tuyệt bút. Một trong số đó là đoạn trích “Cảnh ngày xuân” (trích Truyện Kiều, sách Ngữ văn 9, tập một - NXB Giáo dục, 2008).

       Đoạn trích nằm ở phần đầu của tác phẩm. Vào ngày Tết Thanh minh, chị em Thúy Kiều đi tảo mộ. Thiên nhiên và con người ngày xuân hiện lên tươi tắn, xinh đẹp đông vui nhộn nhịp dưới đôi mắt “xanh non biếc rờn” của những chàng trai, cô gái tuổi đôi tám.

       Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân tươi đẹp, trong sáng:

“ Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quan chín chục đã ngoài sáu mươi.

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”…

      Không gian mùa xuân được gợi nên bởi những hình ảnh những cánh én đang bay lượn rập rờn như thoi đưa. Sự mạnh mẽ, khỏe khắn của những nhịp cánh bay cho thấy rằng mùa xuân đang độ viên mãn tròn đầy nhất. Quả có vậy: “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” có nghĩa là những ngày xuân tươi đẹp đã qua đi được sáu chục ngày rồi, như vậy bây giờ đang là thời điểm tháng ba.

       Nền cảnh của bức tranh thiên nhiên được hoạ nên bởi màu xanh non, tươi mát của thảm cỏ trải ra bao la: “Cỏ non xanh tận chân trời”, sắc cỏ tháng ba là sắc xanh non, tơ nõn mềm mượt êm ái. Huống chi cái sắc ấy trải ra “tận chân trời” khiến ta như thấy cả một biển cỏ đang trải ra rập rờn, đẹp mắt. Có lẽ chính hình ảnh gợi cảm ấy đã gợi ý cho Hàn Mặc Tử hơn một thế kỉ sau viết nên câu thơ tuyệt bút này: “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”. Trên nền xanh tươi, trong trẻo ấy điểm xuyết sắc trắng tinh khôi của vài bông hoa lê. Chỉ là “vài bông” bởi những bông hoa lê đang thì chúm chím chưa muốn nở hết. Hoa như xuân thì người thiếu nữ còn đang e ấp trong ngày xuân. Chữ điểm có tác dụng gợi vẻ sinh động, hài hoà. ở đây, tác giả sử dụng bút pháp hội hoạ phương Đông, đó là bút pháp chấm phá.

       Hai câu thơ tả thiên nhiên ngày xuân của Nguyễn Du có thể khiến ai đó liên tưởng đến hai câu thơ cổ của Trung Quốc: hương thơm của cỏ non, màu xanh mướt của cỏ tiếp nối với màu xanh ngọc của trời, cành lê có điểm một vài bông hoa. Nhưng cảnh trong hai câu thơ này đẹp mà tĩnh tại. Trong khi đó gam màu nền cho bức tranh mùa xuân trong hai câu thơ của Nguyễn Du là thảm cỏ non trải rộng tới tận chân trời. Trên cái màu xanh của cỏ non ấy điểm xuyết một vài bông lê trắng (câu thơ cổ Trung Quốc không nói tới màu sắc của hoa lê). Sắc trắng của hoa lê hoà hợp cùng màu xanh non mỡ màng của cỏ chính là nét riêng trong hai câu thơ của Nguyễn Du. Nói gợi được nhiều hơn về xuân: vừa mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống lại vừa khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng và thanh khiết.

        Thiên nhiên trong sáng, tươi tắn và đầy sức sống, con người cũng rộn ràng, nhộn nhịp để góp phần vào những chuyển biến kì diệu của đất trời.

        Sáu câu thơ tiếp của bài thơ tái hiện phong tục tảo mộ (viếng mộ, sửa sang phần mộ của người thân) và du xuân (hội đạp thanh) trong tiết Thanh minh. Không khí rộn ràng của lễ hội mùa xuân được gợi lên bởi hàng loạt các từ ghép tính từ, danh từ, động từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, sắm sửa, dập dìu, gần xa, nô nức. Chúng được đặt cạnh nhau dồn dập gợi nên không khí đông đúc, vui tươi sôi nổi. Đó không chỉ là không khí lễ hội mà còn mang đậm màu sắc tươi tắn, trẻ trung của tuổi trẻ:

“Gần xa nô nức yến anh

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân

Dập dìu tài tử giai nhân

Ngựa xe như nước áo quần như nêm”.

       Nhưng hội họp rồi hội phải tan. Sau những giây phút sôi nổi, chị em Thúy Kiều phải rời buổi du xuân trở về:

“Tà tà bóng ngả về tây,

Chị em thơ thẩn dan tay ra về.

Bước lần theo ngọn tiểu khê,

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.

Nao nao dòng nước uốn quanh,

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang” …

         Bên cạnh vẻ thanh thoát, dịu nhẹ của mùa xuân như ở những câu thơ trước, khung cảnh mùa xuân đến đây đã mang một sắc thái khác với bức tranh lễ hội rộn ràng, nhộn nhịp. Cảnh vật toát lên vẻ vương vấn khi cuộc du xuân đã hết. Các từ láy tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ vừa gợi tả sắc thái cảnh vật vừa gợi ra tâm trạng con người. Dường như có cái gì đó đang mơ hồ xâm lấn, cảnh vật đã nhuốm sắc thái vương vấn, man mác của tâm trạng con người, ở đây, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để mượn cảnh vật mà diễn tả những rung động tinh tế trong tâm hồn những người , thiếu nữ. Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ đểu là những từ láy có tính giảm nhẹ. “Tà tà” diễn tả bóng chiều đang từ từ nghiêng xuống; “thơ thẩn” lại diễn tả tâm trạng bâng khuâng dịu nhẹ không rõ nguyên nhân (nó gần với nỗi buồn “tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn” của Xuân Diệu sau này) “thanh thanh” vừa có ý nghĩa là sắc xanh nhẹ nhàng vừa có ý nghĩa là thanh thoát, thanh mảnh; từ “nao nao” trong câu thơ diễn tả thế chảy của dòng nước nhưng đồng thời diễn tả tâm trạng nao nao buồn và từ “nho nhỏ” gợi dáng nhỏ xinh xắn, vừa vặn với cảnh với tình. Khung cảnh thiên nhiên cũng theo đó mà nhỏ đi để phù hợp với tâm trạng con người: “ngọn tiểu khê” - dòng suối nhỏ, phong-cảnh thanh thoát, dịp cầu “nho nhỏ” lại nằm ở “cuối ghềnh” ở phía xa xa,... Cảnh và người như có sự tương liên để giao hòa trong bầu không khí bâng khuâng, lưu luyến, khe khẽ sầu lay. Có thể mớ hồ cảm nhận được cảnh vật đang tạo ra dự cảm về những sự việc sắp xảy ra.

       Đoạn trích Cảnh ngày xuân có bố cục cân đối, hợp lí. Mặc dù không thật rõ ràng nhưng cũng có thể nói đến kết cấu ba phần: mở đầu, diễn biến và kết thúc. Nguyễn Du đã cho thấy một nghệ thuật miêu tả thiên nhiên điêu luyện, sắc sảo. Trong đoạn trích, mặc dù chủ yếu là miêu tả cảnh ngày xuân nhưng vẫn thấy sự kết hợp với biểu cảm và tự sự (diễn biến cuộc tảo mộ, du xuân của chị em Thúy Kiều, dự báo sự việc sắp xảy ra).

       “Cảnh ngày xuân” là một trong những đoạn thơ tả cảnh hay nhất trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Đọc đoạn trích, người đọc không chỉ trầm trồ về bức tranh thiên nhiên trong sáng vô ngần mà còn cảm nhận được vẻ đẹp trong một lễ hội truyền thống đầy ý nghĩa của cha ông: tiết Thanh minh. Và qua đây, Nguyễn Du cũng thể hiện nét tài hoa trong việc dựng lên một bức tranh tả cảnh ngụ tình tinh tế,... Với những điều đó, “Cảnh ngày xuân” sẽ luôn sống lại trong lòng người yêu thơ vào mỗi dịp đầu năm khi chúa xuân về với đất trời.

21 tháng 10 2018

“Cảnh ngày xuân” là một trong những đoạn thơ tả cảnh hay nhất trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Đọc đoạn trích, người đọc không chỉ trầm trồ về bức tranh thiên nhiên trong sáng vô ngần mà còn cảm nhận được vẻ đẹp trong một lễ hội truyền thống đầy ý nghĩa của cha ông.

22 tháng 12 2021

Mỗi mùa đều có những nét đẹp khác nhau. Nhưng có lẽ, em cảm thấy yêu thích nhất là mùa xuân - mùa của tiết trời ấm áp, của sự sống đâm chồi nảy lộc.

Mùa xuân là mùa đầu tiên của một năm. Và mỗi khi xuân về, em lại cảm thấy vô cùng thích thú. Mấy ngày trước, bầu trời còn xám xịt, làn gió lạnh lùa qua bên tai. Vậy mà khi xuân đang về, đất trời dường như lột xác. Xuân đến, ánh mặt trời ấm áp hơn hơn. Bình minh của ngày mới lên tỏa ra nhưng ánh nắng lung lung chiếu rọi xua tan lớp mây đen dày đặc bao ngày qua. Bầu trời xanh trong như được gội rửa sau những ngày âm u của mùa đông. Những áng mây như được ai nhuộm trắng, chúng bồng bềnh trôi êm đềm trên bầu trời. Gió xuân cũng trở nên hiền dịu, gió thổi nhẹ nhàng như hát những khúc ca xuân. Thật dễ chịu biết bao khi được cảm nhận không khí của trời xuân.

 

Khi xuân đến, những chồi non như tỉnh dậy sau một giấc ngủ đông thật dài. Tất cả đua nhau đâm chồi nảy lộc xanh mơn mởn. Chính những tia nắng ấm áp của mùa xuân chính là vị thần gõ cửa đánh thức mùa xuân. Muôn loài hoa chỉ chờ đợi đến lễ hội xuân để cùng nhau trẩy hội, cùng nhau khoe hương, khoe sắc. Sắc xuân khiến cho lòng người thêm hân hoan, vui tươi.

Xuân về cũng là lúc con người đón chào năm mới. Đây cũng là thời điểm có dịp Tết cổ truyền của vô cùng quan trọng của dân tộc. Đã bao đời nay, Tết trở thành một lễ hội nằm trong niềm mong đợi và không thể thiếu của con người Việt Nam. Mỗi khi Tết đến, mỗi người trong gia đình đều có những công việc riêng. Tuy ai cũng bận rộn, nhưng tất cả đều cảm thấy vui vẻ. Đặc biệt nhất là khi cả nhà cùng gói bánh chưng. Những chiếc lá rong xanh, hạt đỗ vàng, thịt mỡ và gạo trắng thơm. Bố bận rộn dọn dẹp nhà cửa. Mẹ thì đi chợ mua đồ chuẩn bị cho những ngày tết. Anh trai ra chợ hoa mua cây quất, cây đào về trang trí nhà cửa. Em cũng phụ giúp mọi người hoàn thành công việc của mình. Đêm ba mươi, cả nhà em cùng quây quần bên mâm cơm, rồi ngồi xem chương trình văn nghệ. Những ngày đầu năm mới, mọi người mặc quần áo thật đẹp để đi chúc Tết họ hàng. Em cũng chúc Tết ông bà, bố mẹ và nhận được phong bao lì xì đỏ thắm. Không khí hân hoan, vui tươi khiến bao trùm lấy mỗi người.

Mùa xuân - mùa của sự sống, của niềm hạnh phúc và sum vầy. Xuân đến mang bao niềm hy vọng cho mọi người, cho quê hương và đất nước thân yêu của em. Yêu sao mùa xuân - mùa đẹp nhất trong năm.