K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bạn tham khảo :

Vũ Nương - một người phụ nữ bất hạng với nhan sắc tuyệt trần quê ở huyện Nam Xương chồng nàng là Trương Sinh phải đi lính sau khi cưới ít lâu . Vũ Nương ở nhà phải chăm mẹ già , nuôi con nhỏ , mẹ chồng ốm rồi mất nàng lo liệu ma chay chu đáo như cha mẹ đẻ của mình . Hết hạn lính Trương Sinh trở về nghe lời con nhỏ nghi là vợ thất tiết nên đã đánh mắng và đuổi nàng đi.Vũ Nương phân trần không được uất ức nàng gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn nhưng không chết được thần rùa Linh Phi và các nàng tiên rẽ một đường đưa về thủy cung . Sau đó Trương Sinh mới biết vợ bị oan . Ít lâu sau Vũ Nương gặp người cùng nàng với nàng tên là Phan Lang đám thuyền chết đuối được Linh Phi cứu . Khi Phan Lang trở về , Vũ Nương nhờ gửi chiếc hoa mai vàng và nhắn tràng Trương lập đàn giải oan cho nàng . Trương Sinh nghe theo Vũ Nương đã hiện hồn về giữa dòng nói lời tạ từ rồi biến mất.

27 tháng 8 2020

Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là một người phụ nữ hội tụ tất cả phẩm chất quý báu của phụ nữ truyền thống Việt Nam.Vũ Thị Thiết là cô gái xinh đẹp nết na quê ở huyện Nam Xương, đẹp duyên cùng chàng họ Trương. Khi hương lửa đang nồng, chàng Trương phải đi lính xa. Lúc ấy nàng đang mang thai. Ít lâu sau nàng sinh được một đứa con trai. Ở nhà mẹ con bìu ríu nuôi nhau. Tối tối, nàng thường chỉ vào bóng mình trên vách mà đùa với con rằng: "Bố con đấy". Thời gian thắm thoắt, chàng Trương mãn hạn trở về, đứa trẻ không nhận bố lại bảo rằng: "Bố con tối mới đến cơ, mẹ đi bố cùng đi, mẹ ngồi bố cùng ngồi.". Trương sinh nghi bèn ruồng rẫy mắng nhiếc vợ phụ tình bạc nghĩa. Nàng họ Vũ khóc lóc phân trần thế nào cũng không lọt tai chồng, buồn rầu mới nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tử.Khi ở dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ về chồng và con mặc dù chính chồng nàng là nguyên nhân gây ra cái chết cho nàng. Khi được Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng còn cảm ơn chồng vì đã nghĩ đến nghĩa vợ chồng mà giải oan cho nàng. Qua đây ta thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại chịu số phận đầy bất hạnh.ũ Nương chính là nạn nhân của chế độ nam quyền, một xã hội mà hôn nhân không có tình yêu và tự do. Vũ Nương mang đậm nét đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam, đẹp người đẹp nết, thủy chung, hiếu thảo nhưng lại không có được hạnh phúc, bị dồn đến bước đường cùng. Cuộc đời của Vũ Nương chính là tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến bất công đã chà đạp lên hạnh phúc của con người. Tóm lại, những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương chính là nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

23 tháng 9 2019

Dù xuất thân trong một gia đình nghèo, nhưng ở cô vẫn ánh lên bởi những phẩm chất cao quý mà không thấp hèn. Dù được gả vào một gia đình giàu có, nhưng không vì thế mà cô ham giàu sang, phú quý. Cuộc sống của cô trước và sau khi về nhà chồng vẫn thế, vẫn chăm chỉ làm lụng để không làm phụ lòng ai. Ai ai cũng đều yêu mến cô, ngay cả với mẹ chồng.

Vẻ đẹp của Vũ Nương không chỉ bởi nhan sắc bên ngoài, mà ngược lại nó lại được thể hiện rõ hơn qua phẩm chất, cách xử sự và tình cảm mà cô hết lòng dành cho gia đình nhỏ bé của mình.

Lấy chồng chẳng được bao lâu thì cô nghe tin chồng phải đi lính. Đây là tình huống đầu tiên mà tác giả đặt ra thử thách đối với cô. Không ham giàu sang phú quý, cô chỉ có một mong muốn nhỏ nhoi là được sống hạnh phúc bên gia đình. Khác hẳn với những người phụ nữ, mong muốn chồng đi lính để có thể thăng quan, tiến chức, nhưng Vũ Nương lại không muốn chồng ra chiến trường vì lo lắng cho an nguy của chồng. Lối nói ước lệ: “Nhìn trăng soi …đất thú” để diễn tả tâm trạng của người phụ nữ luôn lo lắng cho phu quân của mình. Đi lính ra chiến trường thì lành ít dữ nhiều. Ở đây, vẻ đẹp của Vũ Nương được ánh lên thông qua một tâm hồn trong sáng, không quen công danh, một người chỉ luôn hướng về chồng, lo lắng cho chồng và hết mực yêu thương.

Không chỉ đối với chồng, ngay cả đối với mẹ chồng cô cũng thực hiện tốt nghĩa vụ của một người con dâu, thay chồng chăm sóc mẹ, không để mẹ phàn nàn dù chỉ một tiếng. Cô coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và khi mẹ mất thì hết lời thương xót, ma chay tử tế như đối với mẹ đẻ của mình. Cô là một người con dân hiếu thảo, hiếm có.

số phận và bi kịch của Vũ Nương

Khi chồng ra chiến trường, mẹ chồng thì mất, một mình Vũ Nương chăm lo, quán xuyến hết việc trong gia đình. Cô vừa là cha, vừa là mẹ của con. Luôn chỉ dạy những điều hay lẽ phải cho con.

Trong câu chuyện, một lần nữa tác giả đặt nhân vật vào trong một tình huống hay cũng chính là bi kịch của cuộc đời cô. Chi tiết cái bóng chính là chi tiết đã làm nên bi kịch của cuộc đời cô. Vì muốn con được yêu thương, không muốn con bị thiếu thốn tình cảm mà mỗi đêm, cô chỉ lên trên bức tường, nơi có cái bóng của mình và bảo con trai: “Đây chính là bố của con”. Vì muốn con có bố, tránh sự tổn thương hay cũng là chỗ dựa vững chắc của Vũ Nương rằng chồng vẫn luôn ở bên, để tránh khỏi mọi lo toan, mệt nhọc, mọi khoảng cách đều bị xóa nhòa. Vì muốn hạnh phúc, vì muốn con được có bố khi bố ra trận, vì muốn có chỗ dựa cho chính mình mà Vũ Nương đã bảo với đứa trẻ ngây dại cái bóng là bố của mình. Để rồi, khi người chồng trở về, do nghe lời con nhỏ mà đã đưa vợ mình vào bước đường cùng. Phải lấy cái chết để chứng minh sự trong sạch của mình.

Làm sao có thể tưởng tượng rằng, người phụ nữ luôn ngày đêm chờ ngóng chồng về, mong chồng về để gia đình trở nên hạnh phúc, thế mà giờ đây lại thành ra như vậy? Bao năm tháng qua, đến khi chồng về, cô sẽ có chỗ dựa vững chắc, để không phải một thân chăm sóc con. Vậy mà giờ thì sao đây?

Chiến tranh, chính là chiến tranh là nguyên nhân sâu xa đã khiến cho vợ chồng Vũ Nương chia tay và gây ra tấn bi kịch này. Chiến tranh đã khiến con người ta trở nên đa nghi, để một người cha thà nghe đứa trẻ con ngây dại nói chứ không chịu nghe người vợ tần tảo sớm hôm, nghe những người hàng xóm xung quanh để rồi Vũ Nương đã phải đắm mình xuống sông tự vẫn.

Cái chết để chứng minh sự trong sạch, để rửa oan và khẳng định danh tiết cho mình, cái chết để quên đi mọi thứ của thực tại. Nhưng nguyên nhân nào đã khiến cho một người luôn khao khát mãnh liệt sự sống, mưu cầu hạnh phúc phải chết? Là do cái ngây thơ của trẻ con, do cái thói ghen tuông mù quáng, do lễ giáo phong kiến hay do chiến tranh gây nên. Nhưng có lẽ, cái lối hành xử của Trương Sinh đem đến chính là sản phẩm của lễ giáo phong kiến gây ra.

Nhân vật Vũ Nương chính là linh hồn của câu chuyện. Nhà văn đã thể hiện vẻ đẹp, phẩm chất của Vũ Nương thông qua việc thể hiện vẻ đẹp và phẩm chất trong sáng của cô. Qua việc miêu tả hình ảnh của nhân vật Vũ Nương nhằm nhận ra được tấn bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Một bi kịch không thể tránh khỏi mà thủ phạm gây ra cái chết oan ức cho cô… lại là chế độ phong kiến. Hơn thế nữa tác giả còn thể hiện cái nhìn đồng cảm, xót thương trước số phận của Vũ Nương nói riêng và của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung.

Mình mới làm đc câu a thôi bạn thông cảm cho

Ảnh thì mk lấy trên mạng r ghép vào bài

28 tháng 8 2020

Tham khảo:

a, Vũ Nương là người con gái đức hạnh, mẫu mực nên nàng luôn biết gìn giữ hạnh phúc gia đình. Tuy chồng xa nhà đầu quân đi lính nhưng nàng luôn làm tròn bổn phận dâu con. Trở thành trụ cột của cả nhà, bàn tay nàng một mình nuôi bé Đản lớn khôn, chăm sóc mẹ chồng tới nơi tới chốn. Với đứa con nàng dành hết tình yêu cho nó và hành động chỉ bóng mình trên vách bảo cha Đản cũng vì nàng muốn dỗ dành con khỏi khóc. Với mẹ chồng, vì mong mỏi nhớ thương con trai nên không may bà đã lâm bệnh. Có thể nói đây là cơ hội để chứng tỏ và thể hiện phẩm chất đáng quý trong con người Vũ Nương. Nàng đã luôn lo lắng thuốc thang, tận tình, chu đáo mong mẹ sớm khỏi bệnh. Những lời nói an ủi, động viên mẹ cũng đều xuất phát trong sâu trái tim đứa con dâu. Đến lúc bà qua đời, nàng đau xót vô cùng, lo ma chay tế lễ như cha mẹ đẻ mình vậy. Và sự ngoan ngoãn, nết na của nàng cũng dược ngợi ca qua lời mẹ dặn trước khi lâm chung: Xanh kia quyết chẳng phụ con.... Từ đây cho thấy ranh giới mẹ chồng nàng dâu đã không còn tồn tại trong gia đình nàng. Như vậy Vũ Nương thật sự xứng đáng là người mẹ hiền, dâu hiếu thảo.

23 tháng 9 2019

Tham khảo thôi nha:

a,

Tấn bi kịch đời nàng xảy ra từ lúc mới bước chân về làm vợ Trương Sinh. Dù nàng chẳng làm điều chi trái ý nhưng đối với vợ, Trương Sinh lúc nào cũng tỏ ra đề phòng quá mức. Sự đề phòng của Trương Sinh khẳng định chàng chưa từng tin vào đức hạnh của vợ. Đó chính là điều sỉ nhục đầu tiên đối với phẩm hạnh của Vũ Nương.

Tuy nhiên, nàng luôn biết giữ phận, làm việc chu đáo, giữ được hòa khí vợ chồng. Cuộc sống có vẻ bình yên nhưng có lẽ đối với nàng có chút căng thẳng, hạnh phúc gắng gượng. Người phụ nữ xưa luôn bị coi thường. Trải qua thời gian, họ đã biết cam chịu, chấp nhận hoàn cảnh và không ki nào tỏ ra lấn lướt hay ngang bằng với chồng. Bởi thế, tuy Trương Sinh có đôi điều hằn học, nàng cũng khôn khéo mà làm tan được cơn giận, gia đình lúc nào cũng thuận hòa.

Chiến tranh gây ra cảnh ly biệt. Chiến tranh khắc sâu tính cách của Trương Sinh, làm cho tính đa nghi của chàng có dịp bùng phát lớn. Tuy không nói một lời nào nhưng có lẽ Trương Sinh không hề tin vợ. Ra trận, chàng không hề nói một lời từ biệt, cứ lẳng lặng mà đi. Bởi thế, khi trở về, chỉ cần một dấu hiệu nhỏ thôi, một dấu hiệu mơ hồ chưa chắc chắn – lời nói ngây thơ của con trẻ – đã khiến chàng vin vào đó, coi đó là bằng chứng kết tội vợ mình thất tiết.

Những hành động hồ đồ, tàn bạo của Trương Sinh đã khiến cho Vũ Nương rơi vào quẫn bách, tuyệt vọng mà tìm đến cái chết. Chi tiết Vũ Nương gieo mình xuống bến sông Hoàng Giang là hình ảnh có sức ám ảnh lớn, khiến cho người đời mãi mãi xót xa về tấn bi kịch đẫm đầy nước mắt của người phụ nữ tốt đẹp nhưng chịu nhiều oan ức, là tấn bi kịch cái đẹp bị chà đạp, bị rẻ rúng, bị vùi dập không thương tiếc, là bản án đanh thép tố cáo bộ mặt tàn bạo, bất nhân của xã hội phong kiến đương thời.

Theo motip truyện, có lẽ câu chuyện nên kết thúc ở chỗ này. Thế nhưng, Nguyễn Dữ muốn tìm lấy một lời giải đáp, một sự minh oan cho nhân vật của mình. Ông giống như một vị quan tòa, mở cuộc luận tội Trương Sinh, lấy lại sự trong sạch cho Vũ Nương và từ đó ca ngợi con người đức hạnh của nàng, phục dựng niềm tin trong cuộc sống bằng cách viết tiếp cuộc sống của nàng dưới thủy cung và cảnh lập đàn giải oan trên bến sông Hoàng Giang mịt mù khói tỏa.

Chốn thủy cung, Vũ Nương vẫn không nguôi nhớ chồng con, gia quyến. Dù chốn trần gian đã đoạn tuyệt nhưng lòng vẫn đau đáu hướng về nơi xưa cũ. Nàng muốn trở về nhưng ngại vì mối oan tình chưa được minh giải. Cho đến khi nàng được giải oan thì cũng là lúc nàng quyết định không trở về nữa dù nghĩa vợ chồng vẫn còn quyến luyến, tình mẹ con còn rất thiết tha.

Tuy Trương Sinh đã hiểu được sự tình, lập đàn minh oan cho nàng nhưng trong lòng Trương Sinh nghiệp chướng chưa được giải trừ, tính hoài nghi, lòng ghen tuông, sự tàn bạo, ích kỉ vẫn chưa được trút bỏ. Trần gian đã không còn chốn cho nàng nương thân. Không lúc này thì lúc khác, không bi kịch này thì cũng là bi kịch khác nhất định sẽ đổ lên số phận của nàng.

Hình tượng nhân vật Vũ Nương chính là hiện thân của tấm lòng vị tha, của vẻ đẹp của người phụ nữ. Song cuộc đời nàng lại có quá nhiều nỗi đớn đau, bất hạnh. Ngòi bút của Nguyễn Dữ đã hướng đến thể hiện và trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp ấy và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc đối với nỗi đau khổ và ước mơ về một cuộc sống tươi đẹp cho những con người bình thường, có phẩm chất tốt đẹp. Thiên truyện còn là lời tố cáo mạnh mẽ chế độ phong kiến hà khắc, cửa quyền, nhẫn tâm đẩy con người vào bước đường cùng không lối thoát.



23 tháng 9 2019

Dù xuất thân trong một gia đình nghèo, nhưng ở cô vẫn ánh lên bởi những phẩm chất cao quý mà không thấp hèn. Dù được gả vào một gia đình giàu có, nhưng không vì thế mà cô ham giàu sang, phú quý. Cuộc sống của cô trước và sau khi về nhà chồng vẫn thế, vẫn chăm chỉ làm lụng để không làm phụ lòng ai. Ai ai cũng đều yêu mến cô, ngay cả với mẹ chồng.

Vẻ đẹp của Vũ Nương không chỉ bởi nhan sắc bên ngoài, mà ngược lại nó lại được thể hiện rõ hơn qua phẩm chất, cách xử sự và tình cảm mà cô hết lòng dành cho gia đình nhỏ bé của mình.

Lấy chồng chẳng được bao lâu thì cô nghe tin chồng phải đi lính. Đây là tình huống đầu tiên mà tác giả đặt ra thử thách đối với cô. Không ham giàu sang phú quý, cô chỉ có một mong muốn nhỏ nhoi là được sống hạnh phúc bên gia đình. Khác hẳn với những người phụ nữ, mong muốn chồng đi lính để có thể thăng quan, tiến chức, nhưng Vũ Nương lại không muốn chồng ra chiến trường vì lo lắng cho an nguy của chồng. Lối nói ước lệ: “Nhìn trăng soi …đất thú” để diễn tả tâm trạng của người phụ nữ luôn lo lắng cho phu quân của mình. Đi lính ra chiến trường thì lành ít dữ nhiều. Ở đây, vẻ đẹp của Vũ Nương được ánh lên thông qua một tâm hồn trong sáng, không quen công danh, một người chỉ luôn hướng về chồng, lo lắng cho chồng và hết mực yêu thương.

Không chỉ đối với chồng, ngay cả đối với mẹ chồng cô cũng thực hiện tốt nghĩa vụ của một người con dâu, thay chồng chăm sóc mẹ, không để mẹ phàn nàn dù chỉ một tiếng. Cô coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và khi mẹ mất thì hết lời thương xót, ma chay tử tế như đối với mẹ đẻ của mình. Cô là một người con dân hiếu thảo, hiếm có.

số phận và bi kịch của Vũ Nương

Khi chồng ra chiến trường, mẹ chồng thì mất, một mình Vũ Nương chăm lo, quán xuyến hết việc trong gia đình. Cô vừa là cha, vừa là mẹ của con. Luôn chỉ dạy những điều hay lẽ phải cho con.

Trong câu chuyện, một lần nữa tác giả đặt nhân vật vào trong một tình huống hay cũng chính là bi kịch của cuộc đời cô. Chi tiết cái bóng chính là chi tiết đã làm nên bi kịch của cuộc đời cô. Vì muốn con được yêu thương, không muốn con bị thiếu thốn tình cảm mà mỗi đêm, cô chỉ lên trên bức tường, nơi có cái bóng của mình và bảo con trai: “Đây chính là bố của con”. Vì muốn con có bố, tránh sự tổn thương hay cũng là chỗ dựa vững chắc của Vũ Nương rằng chồng vẫn luôn ở bên, để tránh khỏi mọi lo toan, mệt nhọc, mọi khoảng cách đều bị xóa nhòa. Vì muốn hạnh phúc, vì muốn con được có bố khi bố ra trận, vì muốn có chỗ dựa cho chính mình mà Vũ Nương đã bảo với đứa trẻ ngây dại cái bóng là bố của mình. Để rồi, khi người chồng trở về, do nghe lời con nhỏ mà đã đưa vợ mình vào bước đường cùng. Phải lấy cái chết để chứng minh sự trong sạch của mình.

Làm sao có thể tưởng tượng rằng, người phụ nữ luôn ngày đêm chờ ngóng chồng về, mong chồng về để gia đình trở nên hạnh phúc, thế mà giờ đây lại thành ra như vậy? Bao năm tháng qua, đến khi chồng về, cô sẽ có chỗ dựa vững chắc, để không phải một thân chăm sóc con. Vậy mà giờ thì sao đây?

Chiến tranh, chính là chiến tranh là nguyên nhân sâu xa đã khiến cho vợ chồng Vũ Nương chia tay và gây ra tấn bi kịch này. Chiến tranh đã khiến con người ta trở nên đa nghi, để một người cha thà nghe đứa trẻ con ngây dại nói chứ không chịu nghe người vợ tần tảo sớm hôm, nghe những người hàng xóm xung quanh để rồi Vũ Nương đã phải đắm mình xuống sông tự vẫn.

Cái chết để chứng minh sự trong sạch, để rửa oan và khẳng định danh tiết cho mình, cái chết để quên đi mọi thứ của thực tại. Nhưng nguyên nhân nào đã khiến cho một người luôn khao khát mãnh liệt sự sống, mưu cầu hạnh phúc phải chết? Là do cái ngây thơ của trẻ con, do cái thói ghen tuông mù quáng, do lễ giáo phong kiến hay do chiến tranh gây nên. Nhưng có lẽ, cái lối hành xử của Trương Sinh đem đến chính là sản phẩm của lễ giáo phong kiến gây ra.

Nhân vật Vũ Nương chính là linh hồn của câu chuyện. Nhà văn đã thể hiện vẻ đẹp, phẩm chất của Vũ Nương thông qua việc thể hiện vẻ đẹp và phẩm chất trong sáng của cô. Qua việc miêu tả hình ảnh của nhân vật Vũ Nương nhằm nhận ra được tấn bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Một bi kịch không thể tránh khỏi mà thủ phạm gây ra cái chết oan ức cho cô… lại là chế độ phong kiến. Hơn thế nữa tác giả còn thể hiện cái nhìn đồng cảm, xót thương trước số phận của Vũ Nương nói riêng và của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung.

3 tháng 8 2023

Mở đoạn:

- Dẫn dắt, giới thiệu nhân vật Vũ Nương thông qua tác phẩm, tác giả.

Có những câu chuyện chỉ tồn tại trong tưởng tượng của người thi sĩ, nhưng cũng có những câu chuyện lại được lấy cảm hứng từ cuộc sống thực (câu ghép). Và vào thế kỉ 16, thiên truyện "Truyền kì mạn lục" của nhà văn Nguyễn Dữ được ra đời nói về số phận khắc khổ của người phụ nữ thời phong kiến. Một trong truyện ấy là "Chuyện người con gái Nam Xương". Trong ấy, nhân vật Vũ Nương là người con gái đức hạnh nhưng lại có số phận bất hạnh.

Thân đoạn:

- Khái quát chung về đặc điểm của nhân vật này:

+ Là người vợ chung thủy, người con dâu hiếu thảo.

- Đi sâu vào phân tích, bàn luận vẻ đẹp trong vai trò người vợ của Vũ Nương:

+ Nàng là người vợ rất mực thủy chung với chồng, có thú vui gia thất nhưng vì chồng mà một mực giữ gìn trinh tiết.

+ Khi chồng ra trận thì một tuần sau, nàng sinh con và cố gắng làm tròn vai trò người mẹ: chăm sóc nuôi con từng li từng tý.

+ Nàng vừa làm tròn bổn phận người vợ, người mẹ vừa làm tròn bổn phận của một người con, nàng luôn chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ chồng.

+ Nàng sợ bé Đản cô đơn khi thiếu vắng đi hình ảnh người cha, nàng chỉ chiếc bóng của mình trên tường và nói đó là cha của cậu bé. Giúp cho cậu nguôi ngoai phần nào về cha mình.

+ Có thể nói, nàng đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ của người vợ, nàng chăm chỉ tảo tần, nàng đoan trang giữ gìn, nàng thương con thương chồng.

- Nhận xét:

+ Có thể nói là nàng đã cố gắng dành trọn "tình" và "nghĩa" cho chồng con của mình, cha mẹ.

+ Có lẽ vẻ đẹp của Vũ Nương cũng là vẻ đẹp của người phụ nữ thời xưa.

+ Ta có thể kết luận rằng nàng chính là người phụ nữ lý tưởng cho xã hội bấy giờ, có đủ: Công, dung, ngôn và hạnh.

+ Số phận: Chỉ đáng tiếc rằng cái vẻ đẹp ấy của nàng lại bị chồng xem thường, không tin tưởng mình mà cuối cùng nàng có cái kết rất bi kịch là: lấy cái chết của bản thân để chứng minh sự trong sạch của mình.

-> Bi kịch từ đầu đã là do chồng Nương đa nghi lại thêm tính không tin tưởng vợ mình mà chỉ tin trẻ con dẫn đến cái chết của nàng.

-> Cuộc đời nàng sống công dung ngôn hạnh, khắc khổ nhưng chưa bao giờ được yêu thương thực sự.

-> Nàng - cũng như bao người phụ nữ khác thời phong kiến bị ràng buộc bởi định kiến làm vợ nên không dám sống tiếp.

Kết đoạn:

- Tổng kết, khẳng định lại suy nghĩ và cảm nhận của mình dành cho nhân vật này.

  Vũ Nương đẹp người đẹp nết nhưng số phận bất hạnh. Vũ Nương là cô gái xinh đẹp lại có những đức tính tốt đẹp: thùy mị, nết na khiến chàng Trương đem lòng yêu mến và cưới về làm vợ. Ngày chồng tòng quân, nàng đau lòng dặn dò không cần áo gấm trở về chỉ cần sự bình an của chồng là đủ. Chồng đi tòng quân, Vũ Nương nhà một lòng một dạ chăm sóc con trai và chăm sóc mẹ chồng những ngày cuối đời. Vũ Nương quả là người vợ hiền lành, đảm đang, đầy đủ “công - dung - ngôn - hạnh” hội tụ những vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ. Nhưng số phận nàng thật đáng thương. Bé Đản tiết lộ bố nó đêm nào cũng đến thăm nó khiến Trương Sinh đem lòng nghi ngờ, ghen tuông. Trương Sinh về nhà đã chửi mắng nàng và đuổi nàng đi mặc cho nàng van xin và thanh minh. Để chứng minh tấm lòng chung thủy của mình Vũ Nương đã nhảy sông tự tử. Sau này, khi Trương Sinh hiểu ra oan khuất của nàng đã vô cùng đau xót nhưng nàng không thể trở về nhân gian được nữa mà mãi ở lại nơi thủy cung. Thật đáng tiếc cho một "kiếp hồng nhan bạc phận", hết lòng vì chồng con mà lại có kết bất hạnh như vậy.

 
9 tháng 9 2021

Bạn tham khảo các ý để triển khai : Vũ Nương là người phụ nữ có số phận bất hạnh

- Chôn vùi tuổi xuân trong cuộc hôn nhân không có tình yêu:

+ Xinh đẹp, nết na, tư dung tốt đẹp nhưng chỉ vì nghèo khó mà cha mẹ gả cho con nhà hào phú lắm tiền nhưng thiếu tình yêu.

+ Luôn bị chồng phòng ngừa quá mức, vẫn phải nhịn nhục để không bất hòa.

- Luôn phải chịu gánh nặng gia đình:

+ Một mình nuôi con nhỏ, chăm sóc mẹ già đau ốm.

+ Một mình lo tang, ma chay khi mẹ mất không có ai san sẻ, động viên.

- Bị nghi oan và đối xử tệ bạc:

+ Thời gian xa chồng, một mình nuôi con, nàng những mong muốn chồng về sẽ vỗ về, an ủi động viên nhưng chồng nghe lười đứa trẻ mà sinh ra nghi ngờ, đối xử tàn nhẫn, chửi mắng, đánh đập nàng, mặc cho hàng xóm khuyên can.

+ Mặc cho Vũ Nương can ngăn thanh minh ( là con kẻ khó được nương tựa nhà giàu) thế nhưng Trương Sinh vẫn bỏ ngoài tai những lời hết sức chân tình của nàng.

- Phải chịu cái chết oan nghiệt:

+ Vũ Nương để biện minh cho mình đành phải tự vẫn ở sông Hoàng Giang để chứng minh danh tiết, trở thành nạn nhân của thói quen ghen tuông mù quáng.

+ Cái chết cho thấy Vũ Nương bị đẩy đến bước đương cùng không còn lối thoát, do sự thô bạo của kẻ hào phú, ít học mà đồng tiến làm đen thói đời.

+ Cái chết của Vũ Nương khiến bé Đản thành đứa bé mồ côi, Trương Sinh là kẻ góa vợ day dứt trong nỗi ân hận, dày vò lương tâm.

+ Phản ánh quan niệm trọng nam khinh nữ trong xã hội phong kiến đầy bất công ngang trái.

+ Số phận của VŨ Nương cũng là số phận của biết bao người phụ nữ lúc bấy giờ thấp cổ bé họng, luôn chịu oan ức và khổ hạnh.