Bài tập 1: Một bể nước hình hộp chữ nhật có chiều dài 3m, chiều rộng 1,7m, chiều cao 2,2m. Trong bể đang chứa lượng nước. Hỏi bể đang chứa bao nhiêu lít nước? (1dm3 = 1 lít)
Bài tập 2: Thể tích của 1 hình hộp chữ nhật là 60dm3 chiều dài là 4dm, chiều rộng 3dm. Tìm chiều cao.
Bài tập 3: Thể tích của một hình lập phương là 64cm3. Tìm cạnh của hình đó.
Bài tập 4: Một hộp nhựa hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 10cm, chiều cao 25cm.
a) Tính thể tích hộp đó?
b) Trong bể đang chứa nước, mực nước là 18cm sau khi bỏ vào hộp 1 khối kim loại thì mực nước dâng lên là 21cm. Tính thể tích khối kim loại.
1) Thể tích của bể hay lượng nước có trong bể là : 3 x 1,7 x 2 = 10,2 m3 = 10 200 lít
2) Chiều cao của hình hộp chữ nhật là : 60 : 4 : 3 = 5 dm
3) Gọi cạnh của hình lập phương đó là a
Ta có a x a x a = 64
lại có 64 = 4 x 4 x 4
=> a = 4
Vậy cạnh của hình lập phương là 4 cm
4) a) Thể tích của cái hộp đó là : 20 x 25 x 10 = 5000 cm3
b) Mực nước tăng lên số cm là : 21 - 18 = 3 (cm)
=> Thể tích khối kim loại là : 20 x 10 x 3 = 600 cm3