K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 3 2021

Tham khảo:

Câu 1:

Chiều xuân! Một chiều xuân trên quê hương Quảng Bình yêu dấu. Đẹp biết bao những cánh đào thắm nở, cánh mai vàng khoe sắc trên mỗi ngõ phố, con đường. Đi trên đường, nghe tiếng cười nói rộn rã của trẻ em và tiếng hỏi thăm nhau, lời chúc nhau may mắn thành công trong năm mới phấn khởi, rộn ràng. Trên những hàng cây xanh, búp non của chồi xuân hé nở, lộc xuân căng tràn trên từng cảnh vật. Chiều xuân. Mưa bụi bay bay phảng phất trong gió nhẹ, giọt mưa vương trên cánh đào mỏng manh, vương trên mái tóc của cô gái tuổi xuân thì. Chiều xuân. Đẹp quá. Yêu biết bao nhiêu xuân trên quê hương mình.

Rút gọn chủ ngữ: in đậm

Câu 2:

Đi học! Em thích nhất giờ Tập đọc – kể chuyện bài “Cóc kiện Trời”. Khi cô giới thiệu bài, mọi người đều háo hức muốn biết về câu chuyện thú vị này. Cả lớp im lặng lắng nghe cô đọc. Giọng cô thật diễn cảm. Cô đọc chậm rãi, rõ ràng những đoạn dẫn chuyện. Rồi cô giả giọng giống các nhận vật trong bài giúp em như thấy được sự việc đang diễn ra vậy. Sau khi tìm hiểu bài, cô cho chúng em đóng kịch, diễn lại câu chuyện “ Cóc kiện Trời”. Em sắm vai Cóc, còn các khác vào vai Trời, Cua, Ong, Cáo,… Chúng em được đội những chiếc nón bằng giấy có vẽ hình các con vật để diễn. Tiết học càng sôi nổi, hào hứng. Ai cũng vui và thấy thú vị. Em thích chú Cóc nhỏ bé nhưng rất thông minh, mưu trí đã buộc trời phải làm theo ý mình. Em nhớ mãi tiết học hôm ấy.

Câu đặc biệt: in đậm

Sống chết mặc bay là tác phẩm đi đầu trong phong trào truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Để đạt được thành công đó không thể thiếu đi linh hồn của truyện ngắn - nhân vật. Và trong tác phẩm này, nhân vật được tác giả khắc họa rõ nét nhất chính là quan phụ mẫu. Quan phụ mẫu - kẻ ăn bổng lộc triều đình để phụ trách việc đê điều, vậy mà khi nước dâng cuồn cuộn, mưa tầm mưa tã lại bỏ mặc con dân mà tận hưởng cuộc sống xa hoa, an nhàn. Đối lập với hình ảnh đó, là cảnh tượng người dân cơ cực, khốn đốn vật lộn với cơn lũ. Mà đâu phải các vị "phụ mẫu" ấy không biết, mà rõ rằng đình vững chãi vậy, đê có sập cũng chẳng hề gì nên mới mải mê cờ bạc từ khi đê "thẩm lậu" tới khi nước cuốn thành vực sâu. Qua nghệ thuật tăng cấp và tương phản, Phạm Duy Tốn đã khắc họa rõ nét bản chất xấu xa; không chỉ hách dịch mà còn vô trách nhiệm, vô nhân tính của tên quan phụ mẫu. Quan phụ mẫu chính là nhân vật đại diện cho tầng lớp quan lại trong xã hội phong kiến đương thời.

Qua tác phẩm Sống chết mặc bay tác giả Phạm Duy Tốn đã khác họa  rõ nét và sâu sắc thái độ vô trách nhiệm , chủ quan củaquan phụ mẫu, xây dựng thành công hình ảnh độc ác , vô lương tâm của tên quan  " lòng lang dạ thú ". Khi những nhân dân của mình đang trăm lo nghìn sợ, chân lấm tay bùn , đem thân thể yếu hèn  đối với sức mưa to nước lớn. Trong lúc đó  thì quan phụ mẫu - người đi hộ đê , nhân vật được mang trọng trách cao cả trong việc này lại đang say sưa trong những ván bài đỏ đen . Những ván bài , đồng tiền ấy còn quan trọng hơn những tính mạng , sinh linh nhỏ bé ngoài kia hay sao ? Hắn mang chức sắc phong kiến với bản chất ích kỉ, tàn nhẫn ko có trách nhiệm đối với cuộc sống của nhân dân. Mặc kệ con dân đang trong tình cảnh khốn khổ giữa "sức người và sức trời " .Điều đó đã làm nên giá trị hiện thực và nhân đạo cho bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam.  . Có thể nói rằng  Tác phẩm Sống chết mặc bay lên án 1 xã hội phong kiến thối nát đương thời . 

Có dựa trên mạng 1 ít , có gì ko hay tự sửa lại nk 

30 tháng 7 2021

Em tham khảo:

Xã hội ngày càng phát triển con người ngày càng bị cuốn vào guồng quay của công việc, tiền tài và nhiều người trở nên vô cảm hơn, bệnh vô cảm là gì? vô cảm là sự thờ ơ trước niềm vui, nỗi buồn của người khác. Bệnh vô cảm khiến cho tâm hồn con người khô khan, càng khiến cho khoảng cách giữa người với người ngày càng xa hơn. Trong xã hội ngày nay bệnh vô cảm ngày càng trở nên trầm trọng, nhất là trong giới trẻ có thể thấy qua việc chứng kiến tai nạn giao thông, có những người không giúp đỡ nạn nhân mà chỉ lo quay video, chụp ảnh để đưa lên mạng xã hội với mục đích câu like. Nguyên nhân dẫn đến bệnh vô cảm đó là do ý thức của con người, do cuộc sống phát triển và con người coi trọng tiền bạc hơn cả nhân cách, tình cảm. Để ngăn chặn căn bệnh vô cảm cần có biện pháp giáo dục cho mỗi công dân tình yêu thương ngay từ khi còn là một đứa trẻ, tuyên truyền cho cộng đồng về căn bệnh vô cảm. Nhưng quan trọng hơn hết là bản thân mỗi người phải tự giác ý thức được tác hại của căn bệnh vô cảm, có thể nói vô cảm là căn bệnh nguy hiểm nhất trong các căn bệnh nguy hiểm mà xã hội cần bài trừ, ngăn chặn.