Các bạn hãy nêu những trò cười đùa của một nhân vật trong truyện cao cờ sách tiếng việt 3 tập hai trang 93 .
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngày xưa, ở một làng nọ có hai mẹ con sống bên nhau. Một ngày kia, người mẹ ốm rất nặng. Người con trai của bà chăm sóc bà tận tụy. Cậu bé ở bên giường mẹ suốt đêm. Nhưng bệnh tình của mẹ cậu vẫn không thuyên giảm. Một hôm cậu nghe người làng nói bệnh của mẹ cậu còn chữa được bằng một cây thuốc quý, mọc trong rừng sâu, nơi ấy rất nguy hiểm. Cậu quyết tâm lên đường tìm thuốc về chữa bệnh cho mẹ. Cậu nhờ hàng xóm coi chăm sóc mẹ mình rồi lên đường. Trên đường đi, cậu phải vượt qua không biết bao nhiêu là núi cao, khe sâu, gai nhọn, thú dữ. Nhưng cậu vẫn không sờn lòng - Thấy thế, bà tiên cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của cậu, đã ra tay giúp cậu. Cậu bé lạy tạ bà tiên rồi chạy như bay về nhà lấy thuốc chữa bệnh cho mẹ.
Ngày xưa, ở một làng nọ có hai mẹ con sống bên nhau. Một ngày kia, người mẹ ốm rất nặng. Người con trai của bà chăm sóc bà tận tụy. Cậu bé ở bên giường mẹ suốt đêm. Nhưng bệnh tình của mẹ cậu vẫn không thuyên giảm. Một hôm cậu nghe người làng nói bệnh của mẹ cậu còn chữa được bằng một cây thuốc quý, mọc trong rừng sâu, nơi ấy rất nguy hiểm. Cậu quyết tâm lên đường tìm thuốc về chữa bệnh cho mẹ. Cậu nhờ hàng xóm coi chăm sóc mẹ mình rồi lên đường. Trên đường đi, cậu phải vượt qua không biết bao nhiêu là núi cao, khe sâu, gai nhọn, thú dữ. Nhưng cậu vẫn không sờn lòng - Thấy thế, bà tiên cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của cậu, đã ra tay giúp cậu. Cậu bé lạy tạ bà tiên rồi chạy như bay về nhà lấy thuốc chữa bệnh cho mẹ.
Đoạn 3 ở khúc nào thì bạn lựa nhé . Vì mình cũng quên rồi:
Bà luôn sống cô đơn trong chiếc lều rách nát, nhỏ hẹp chỉ đủ để che nắng che mưa, nhưng cũng chẳng đủ để ngăn cản những đợt gió rét lạnh khi mùa đông về. Hơn nữa bà cũng chẳng có con hay là cháu để ở bên cạnh chăm nom, đỡ đần mỗi khi trái gió trở trời hay ốm đau, bệnh tật.
Hằng ngày thì bà lão đều phải ra đồng để mò cua và bắt ốc, sau đó lại đem chúng đi đổi thành tiền để mua gạo, mua rau sống cho qua ngày.Vào một ngày nọ, trong lúc bà mải mê bắt ốc thì vô tình bắt được con ốc đẹp đẽ vô cùng. Con ốc này có vỏ màu xanh ngọc bích, cũng chỉ to hơn một chút so với ngón cái của bà lão, nhưng lại tỏa ra được những ánh sáng đẹp lấp lánh khi soi dưới ánh sáng mặt trời.
( Ảnh minh họa )
Bà lão vô cùng vui mừng, liền nâng niu nó trên đôi tay nhăn nheo, gầy guộc và chất đầy những vết chai sạn của mình. Bởi vì thương cho con ốc đẹp nên bà chẳng đem nó đi bán, bà đem nó về nhà mình và nuôi nó trong chiếc chum nước để ngay sân nhà.
Và lại như thường lệ, ngày nào bà cũng chăm chỉ, cặm cụi để làm công việc quen thuộc của mình. Mỗi ngày bà vẫn mang giỏ ra đồng để bắt ốc, mò cua. Tuy nhiên thì mỗi khi về nhà bà lại ngạc nhiên vô cùng. Bởi vì sân nhà đều được quét tước sạch sẽ tươm tất, còn vườn rau ở phía sau thì được nhặt cỏ sạch sẽ, trên bàn có sẵn cơm dẻo canh ngọt tinh tươm hết cả. Dù bà lão có cố sức nghĩ nhưng cũng chẳng thể nào đoán ra được người nào lại tốt bụng mà giúp mình những công việc này.
Ngày hôm sau thì bà cũng vẫn rời nhà ra đồng, tuy nhiên thì khi giữa buổi, bà lão quyết định quay về nhà để tìm hiểu thực hư mọi chuyện ra sao. Khi đến cổng nhà thì bà bỗng nhẹ bước chân, rón ra rón rén bước tới và núp ở sau cửa, bà muốn rình xem người nào đã giúp bà dọn nhà, nấu cơm mấy ngày hôm nay.
Và bà lão đã trông thấy được từ trong chum nước, có một cô gái rất xinh đẹp bước ra ngoài, cô có làn da trắng hồng, có đôi mắt đen to tròn như là mắt của bồ câu, đôi mắt xinh đẹp ấy ẩn dưới hàng lông mi dài cong vút. Cô có một mái tóc dài đen ánh và óng ả. Trên người cô khoác chiếc áo dài màu xanh ngọc bích, và dáng đi của cô thì rất nhẹ nhàng và uyển chuyển.
Cô làm việc nhà rất thành thạo và nhanh thoăn thoắt. Từ việc dọn dẹp cửa nhà, cho tới việc quét sân hay là nhổ cỏ vườn rau, cô làm đều rất nhanh nhẹn và sạch sẽ. Sau khi hoàn thành hết những công việc đó thì cô bắt tay vào đong gạo để nấu cơm.
Nhìn lén đến lúc này, bà lão cũng nhận ra được mọi chuyện. Bà liền nhẹ nhàng đi tới chỗ chum nước, nhanh tay lấy cái vỏ ốc để đập vỡ ra. Khi nghe có tiếng động thì cô gái xinh đẹp vội vội vàng vàng chạy về phía chum nước định chui lại vào trong chiếc vỏ ốc của mình, nhưng mà mọi việc đã muộn rồi, chiếc vỏ ốc của cô đã bị bà lão đập bể tan tành.
Bà lão bước tới ôm chầm lấy cô gái và bảo:
– Con gái à! Con hãy ở lại với mẹ đi!
Kể từ đó về sau thì bà lão cùng với cô gái xinh đẹp sống cùng nhau vui vẻ, hạnh phúc.
Ngày xưa có một bà cụ già cô đơn nghèo khổ, sống trong một túp lều. Lưng bà còng, mái tóc bạc phơ, gương mặt hiền lành, phúc hậu. Bà làm nghề mò cua bắt ốc để kiếm sống.
Một hôm, bà bắt được một con ốc rất lạ, rất đẹp. vỏ ốc xanh biếc như ngọc trai. Rửa sạch bùn, bà nhẹ nhàng đặt con ốc vào lòng bàn tay, bà càng thấy con ốc xinh xắn kì lạ. Bà lão thốt lên: "Chưa bao giờ nhìn thấy một con ốc đẹp như thế!".
Bà nhẹ nhàng bỏ vào giỏ, mang về nhà.
Bà thương, bà quý con ốc ấy lắm. Bà không đem ra chợ bán. Bà thả nó vào chum nước. Ngày nào cũng vậy, từ bãi sông, cánh đồng trở về nhà, bà lại ngó vào chum nước. Lòng bà khấp khởi mừng vui khi nhìn thấy con ốc bé nhỏ, xanh biếc, óng ánh vẫn nằm tận đáy chum nước.
Bà lão ngạc nhiên lắm. Mỗi lần đi làm về, thấy nhà mình có nhiều đổi thay kì lạặ Nhà cửa, sân, ngõ đều được quét dọn sạch sẽ. Đàn lợn, đàn gà được ăn no, lớn lên như thổi. Vườn rau được vun xới, chăm bón tốt tươi. Cơm nước ngày ba bữa được nấu tinh tươm, nóng sốt, ngon lành...
Thấy chuyện lạ, bà lão cố ý rình xem. Bà suýt kêu lên khi nhìn thấy một người con gái mặc áo xanh lam từ chum nước bước ra, thoăn thoắt đi lại, làm hết cône việc này đến công việc khác. Nhưng hễ nghe có tiếng động, hoặc có tiếng người, cô gái xinh đẹp lại biến mất.
Bà lão đinh ninh cô gái ấy chính là con ốc được nuồi trong chum nước nhà mình. Bà lão lại rình. Một hôm, cô gái vừa bước ra khỏi chum nước đi vào trong nhà, bà lão lén bắt con ốc lên. Bà khẽ đập, vỏ ốc vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ.
Trước mắt bà là một nàng tiên. Cặp mắt xanh trong. Lông mày dài như lá liễu. Mặt tươi như hoa. Mái tóc dài, đen mượt. Đôi tay thon dài, trắng ngà, bàn tay xinh xắn khéo léo. Bộ áo quần nàng tiên mặc thật lộng lẫy. Bà ôm nàng tiên vào lòng. Nước mát bà ứa ra. Bà khẽ nói: "Con ơi! Con ở đây với mẹ nhé! Con ở dây với mẹ cho vui cửa vui nhà...". Nàng Tiên ốc ôm lấy bà lão, cất tiếng thì thầm: "Mẹ ơi! Con là con gái cưng của mẹ dây mà..."
Túp lều từ đó sáng bừng lên, biến thành một ngôi nhà xinh đẹp. Có một mùi hương thoang thoảng như ướp lấy ngôi nhà. Bà lão như trẻ lại. Hai mẹ con càng yêu thương nhau...
Cảnh đua thuyền trên sông
Buổi sáng, trời trong và dịu mát. Hàng ngàn người kéo nhau đến chật cả bến sông để xem hội đua thuyền. Trên mặt sông quạnh đỏ phù sa, mấy chục chiếc thuyền dài, đầy ắp người đang cố gắng để về đích nhanh nhất. Người đua thuyền, tay cầm mái chèo đưa lên hạ xuống nhịp nhàng. Động tác đẹp như múa. Người tham gia, người xem, ai cũng rạng rỡ và náo nức. Xa xa, từng chùm bóng bay sặc sỡ chao qua chao lại trong gió như chung niềm hạnh phúc của ngày hội vùng sông nước quê em.
Cảnh chơi đu ở đình làng
Đình làng em hôm nay đông nghịt người. Người địa phương, người tứ xứ khắp nơi đổ về xem hội. Ai cũng mặc áo mới, vẻ mặt hân hoan. Tiếng cười nói, tiếng loa, tiếng cổ vũ... khiến cho đình làng, ngày thường im lắng là thế, bây giờ lạt rộn ràng như tết. Ở giữa sân, ba cây tre được dựng lên theo thế chân vạc để giữ cân bằng cho chiếc đu ở giữa. Hai người tham gia chơi đu, ngươi khom, người đứng, vịn chắc chiếc đu đang đánh qua đánh lại trên không trung. Phía trên cao, lá cờ phướn ngũ sắc thật lớn đang phất phơ trong gió càng tôn vinh thêm nét đẹp của ngày hội.
Những hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu của đám học trò: Đám học trò đứng dậy, khúc khích cười chào cô... thằng Hiển ngọng líu... Cái Anh hai má núng nính ngồi gọn tròn như củ khoai, bao giờ cũng giành phần đọc xong trước... Cái Thanh mở to đôi mắt hiền dịu nhìn tấm bảng, vừa đọc vừa mân mê mớ tóc mai."
Trả lời : Sau đây là những hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu của đám học trò: Đám học trò đứng dậy, khúc khích cười chào cô... thằng Hiển ngọng líu... Cái Anh hai má núng nính ngồi gọn tròn như củ khoai, bao giờ cũng giành phần đọc xong trước... Cái Thanh mở to đôi mắt hiền dịu nhìn tấm bảng, vừa đọc vừa mân mê mớ tóc mai."
Đề 1
Chọn nhân vật cô em gái Kiều Phương trong bài: Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh.
Trong sách văn 6 tập 2, nói về nhân hậu, em nghĩ tới nhiều nhân vật như ông lã đánh cá trong “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, cậu bé Nghi trong “Điều không tính trước”, nhân vật Dế Vần trong “Chích bông ơi”. Đặc biệt, hình ảnh em gái Kiều Phương để lại ấn tượng sâu sắc nhất đối với em.
Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” được viết theo ngôi kể thứ nhất, với lời kể của nhân vật người anh. Có thể nói chạy dọc theo câu chuyện là diễn biến tâm lí nhân vật người anh, từ trạng thái cảm xúc này đến trạng thái cảm xúc khác. Tuy nhiên trong dòng cảm xúc đó, người đọc nhận ra có một nhân vật là điểm sáng tạo nên sự hài hòa và tạo vẻ đẹp tuyệt vời cho truyện ngắn. Đó chính là cô em gái Kiều Phương hồn nhiên, bình dị, chân thành mà sâu sắc. Một vẻ đẹp tiềm ẩn trong những bức tranh do cô vẽ ra.
Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ… Mặc dù anh trai gọi là “Mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chứng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sáng và vô cùng đáng yêu: “Nó vênh mặt, Mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ Duy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.
Không chỉ vậy, cô bé còn có tài năng hội họa.Chú Tiến Lê - bạn của bố vô tình phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ. Điều này khiến cho bố mẹ vui mừng: “Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ cũng không kìm được xúc động”. Người anh trai ghen ghét với tài năng của em nên càng ngày càng lạnh lùng và hay quát mắng em. Dù vậy nhưng tình cảm và thái độ của em gái dành cho anh vẫn không thay đổi, tin yêu và trân trọng hết mực.
Đặc biệt hơn hết là tình cảm, tấm lòng của Kiều Phương dành cho anh trai trong bức tranh đoạt giải. Cô bé chưa bao giờ ghét anh, mặc dù anh rất ghét cô, ghen tị với cô. Trên bức tranh là hình ảnh cậu con trai có đôi mắt rất sáng, nhìn ra ngoài cửa sổ, toát lên một vẻ đẹp tuyệt vời. Có thể nói đây là chi tiết khiến người đọc xúc động về tình cảm anh em trong gia đình. Chính bức tranh này của Kiều Phương đã “thức tỉnh” được trái tim người anh, có cách nhìn khác về em, vừa hối hận vừa xấu hổ vừa biết ơn.
Kiều Phương không những là cô gái đáng yêu, hồn nhiên, tài năng mà còn có tấm lòng nhân hậu, bao dung khiến người khác phải khâm phục và ngưỡng mộ. Tạ Duy Anh là một người am hiểu thế giới trẻ thơ, hiểu được tâm lý cũng như tình cảm của trẻ thơ nên đã gửi gắm được những điều tốt đẹp vào nhân vật Kiều Phương.
Với cách kể chuyện nhẹ nhàng, tâm tình mà sâu lắng tác giả đã để lại tình cảm tốt đối với bạn đọc về nhân vật Kiều Phương. Qua đó cũng ngợi ca tình anh em chân thành mà thắm thiết.
Đề 2
Có ý kiến cho rằng việc nuôi chó mèo trong nhà không những không có tác dụng gì mà còn rất mất vệ sinh. Em không tán thành suy nghĩ này. Vì đây là góc nhìn một chiều, thiếu cơ sở. Dưới đây là những lí do để thấy rằng nhận định của một bộ phận người kia là hoàn toàn sai.
Trong văn bản “Vì sao nên có vật nuôi trong nhà”, tác giả Thùy Dương đã liệt kê hàng loạt những lợi ích của vật nuôi đối với mỗi gia đình, đặc biệt là với trẻ em.
Phát triển ý thức: Khi nuôi thú cưng, trẻ sẽ phát triển ý thức trách nhiệm và chăm sóc cho người khác. Các con vật nuôi luôn luôn cần sự chăm sóc và quan tâm. Chúng phụ thuộc vào người cho ăn, chăm sóc và huấn luyện. Trẻ nuôi thú cưng sẽ thường xuyên học được cách cảm thông và lòng trắc ẩn.
Bồi dưỡng sự tự tin: Cùng với sự phát triển tinh thần trách nhiệm, việc nuôi con vật nào đó sẽ giúp trẻ có sự tự tin. Khi trẻ thành công trong việc chăm sóc thú cưng, chúng sẽ tự cảm thấy bản thân mình tốt hơn.
Vui chơi và luyện tập: Các con vật nuôi trong nhà, đặc biệt là các loài chó, cần sự luyện tập và chơi đùa. Các hoạt động mà trẻ tham gia cùng với thú cưng thường là sự vận động thể chất thích hợp với cả bé trai và bé gái.
Giảm stress : Củng với việc mang lại sự bình yên cho những điển trẻ, loài vật cũng tỏ ra thật tuyệt vời khi có thể làm giảm stress, con vật nuôi cũng giúp trẻ áp dụng những hiểu biết vềvận động để có sức khoẻ cho bản thân.
Cải thiện kĩ năng đọc. Có rất nhiều trẻ cảm thấy thoải mái khi đọc truyện cho thú cưng nghe.
Học cách cam kết: Các con vật và vi không phải là những thứ đổ vật mà trẻ có thể cất lên giá khi chúng còn thấy mệt mỏi vì phải chăm sóc. Chúng cần được cho ăn, luyện tập vui chơi và cả yêu thương nữa. Điều này dạy trẻ học cách cam kết và tuyển theo cam kết đó trong suốt quá trình nuôi thú cưng.
Kỉ luật: Nếu trẻ có một chú cún trong nhà, chúng sẽ phải học cách huấn luyện nó và dạy nó cách nghe lời. Nhưng nghiên cứu khoa học cũng đã cho thấy nuôi chó sẽ giúp trẻ học và và vệu luyện tinh kỷ luật.
Và trong nhiều bài báo, người ta cũng khẳng định vật nuôi giúp con người sống thọ hơn vì niềm vui và những tiếng cười mà chúng đem lại, đặc biệt với loài vật trung thành số 1 là loài chó. Nhiều người cho rằng vật nuôi rất mất vệ sinh.
Sự thực là vật nuôi cũng giống những đứa trẻ vậy, nếu dạy dỗ, chúng sẽ biết đi vệ sinh đúng chỗ, nếu chúng ta tắm rửa và vệ sinh nơi ở, chúng sẽ có thân thể thơm tho và khiến nhà chúng ta không bị bẩn. Hãy xem loài vật như những trẻ em. Chúng yêu thương, chân thành với chủ và vì vậy, chúng xứng đáng có được tình yêu thương của con người.
a) Là ba anh em Ni-ki-ta, Go-ra,Chi-ôm-ca và bà
b) 1-b, 2-c, 3-a
c) Em đồng ý với nhận xét của bà về tính cách của từng cháu. Bởi vì bà đã quan sát kĩ từng hành động, cử chỉ của các cháu rồi mới đưa ra lời nhận xét; Ni-ki-ta ăn xong là chạy tới - đi - chơi, không giúp bà dọn bàn, Gô-sa lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất để khỏi dọn bàn, Chi-ôm-ca giúp bà dọn dẹp lại còn nhặt những mẩu bánh vụn trên làm cho chim ăn.
a) Tính tình, tư chất của cậu bé Lu-i: chăm chỉ và giỏi
b) Màu sắc của sự vật :
- Những chiếc cầu: trắng phau
- Mái tóc của thầy Rơ-nê: ngả màu xám
c) Hình dáng, kích thước và các đặc điểm khác của sự vật:
- Thị trấn: nhỏ
- Vườn nho: nhỏ con
- Những ngôi nhà: nhỏ bé
- Dòng sông: hiền hòa
- Da của thầy Rơ-nê: nhăn nheo
- Con gái : Ba à, thầy Ký giỏi quá phải không ba!
- Cha : Con gái có thấy khâm phục thầy Ký không?
- Con gái : Thưa ba, có chứ ạ! Con không tưởng tượng được rằng có người nhiều nghị lực đến thế. Với đôi bàn chân của mình mà thầy Ký có thể viết được chữ, lại học giỏi nữa thì thật đáng khâm phục ba ạ!
- Cha : Trong cuộc sống có rất nhiều người có nghị lực như thế đấy, con gái ạ! Thầy Ký là tấm gương sáng về vượt khó, rất đáng để con học tập đó.
- Con gái: Con thấy mình ngưỡng mộ thầy Ký quá. Từ nay trở đi. Con cũng sẽ kiên trì, và chăm chỉ hơn nữa !
- Cha : Như vậy thì tốt lắm! Ba mẹ luôn mong con học hành thật tôt, rèn luyện đạo đức thật tốt. Đó chính là con đường mở ra cánh cửa tương lai của con đó!
- Con gái : Thưa ba, vâng. À mà ba ơi, con sẽ đem chuyện này kể cho các bạn con nghe, chắc các bạn cũng sẽ khâm phục lắm
- Cha: Ừ! con đem kể lại cho các bạn nghe đi
+ Thầy Nguyễn Ngọc Ký, bị hệt hai tay từ nhỏ nhưng nhờ ham học, lại có lòng kiên nhẫn, bền bỉ, quyết tâm vượt qua khó khăn, Thầy Ký đả dùng đôi bàn chân của mình viết được chữ. Không những vậy, chữ thầy Ký còn rất đẹp. Hiện thầy Nguyễn Ngọc Ký đang dạy môn Ngữ văn tại một trường trung học ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thầy đã được Nhà nước phong là Nhà giáo Ưu tú.
a) “Sách đỏ” là loại sách nêu tên các loại động vật, thực vật, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển.
b) Ở Việt Nam, các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng là: sói đỏ, cáo,cáo,gấu cho,gấu ngựa,hổ,báo hoa mai,tê giác …. Thực vật gồm : trầm hương, trắc, ko-nia, sâm,tam thất ….
Trên thế giới : kền kền Mĩ , cá heo xanh Nam Cực , Gấu trúc Trung Quốc …là những loài còn số lượng rất ít, cần được bảo vệ.
đéo biết.... tao học lớp 5
Lớp 3 mà ko biết?