K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 12 2016

Mối quan hệ giữa Mĩ và Việt Nam hiện nay:

-Mĩ thường xuyên viện trợ nhân đạo cho Việt Nam

-Giúp Việt Nam khắc phục hậu quả của chiến tranh

-Ủng hộ Việt Nam bảo vệ chủ quyền biển đảo

-Việt Nam giúp Mĩ tìm kiếm thân nhân, hài cốt của binh sĩ Mĩ

Bạn tham khảo ý kiến của mk nhé

17 tháng 12 2016

đúng ko bạn?

 

15 tháng 10 2023

Hiện nay, quan hệ giữa Việt Nam và Pháp được xem là khá tốt và đang trong giai đoạn phát triển. Dưới đây là một số điểm chính về mối quan hệ này:

1. Quan hệ chính trị: Việt Nam và Pháp đã thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973. Kể từ đó, hai nước đã có nhiều cuộc gặp gỡ cấp cao và thực hiện nhiều hoạt động hợp tác chính trị. Cả hai bên đều coi nhau là đối tác quan trọng và duy trì các kênh liên lạc chính thức thông qua việc trao đổi các khách sạn và thăm chính thức.

2. Hợp tác kinh tế: Kinh tế là một lĩnh vực quan trọng trong mối quan hệ giữa hai nước. Pháp là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam tại châu Âu. Các công ty Pháp đã đầu tư rất nhiều vào các ngành công nghiệp, dịch vụ và du lịch của Việt Nam. Hai nước cũng đã thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và giáo dục.

3. Hợp tác văn hóa và giáo dục: Việt Nam và Pháp có mối quan hệ đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa và giáo dục. Truyền thống văn hóa Pháp vẫn còn hiện diện ở nhiều khía cạnh của xã hội Việt Nam, bao gồm cả trong ngôn ngữ, kiến trúc, ẩm thực và nghệ thuật. Ngoài ra, hợp tác trong giáo dục và đào tạo cũng được thúc đẩy thông qua việc thiết lập các chương trình trao đổi sinh viên và giảng viên giữa các trường đại học hai nước.

4. Quan hệ nhân dân: Sự giao lưu và hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức và xã hội dân sự cũng là một phần quan trọng trong mối quan hệ giữa hai nước. Có nhiều tổ chức và câu lạc bộ văn hóa Pháp hoạt động tại Việt Nam và ngược lại. Việt kiều Pháp đang đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế và văn hóa ở cả hai nước.

9 tháng 11 2021

Kể từ thời điểm ký kết FCA đến nay, quan hệ Việt Nam-EU đã chuyển từ mối quan hệ tuyến bị động một chiều giữa 'nước nhận viện trợ và nhà tài trợ' thành quan hệ đối tác bình đẳng, hợp tác toàn diện, phát triển bền vững và ngày càng đi sâu vào chiều sâu.Trên cơ sở những lợi ích sống chung việc củng cố tăng cường hóa quan hệ Việt Nam-EU bình đẳng đôi bên cùng có lợi và nhu cầu chiến lược của hai bên. Do đó quan hệ hợp tác Việt Nam-EUngày càng phát triển theo chiều sâu và hiệu quả hơn.

9 tháng 11 2021

Còn Mĩ với Nhật nx bn êi :)

9 tháng 11 2021

mn giúp em vs ạ

 

17 tháng 12 2017

Sau 20 năm bình thường hóa quan hệ (11/7/1995), từ hai nước cựu thù, Việt - Mỹ đã trở thành những người bạn, đối tác toàn diện và tin cậy.Việt Nam và Mỹ bắt đầu những nỗ lực cải thiện quan hệ ngoại giao đầu tiên từ những năm 1980. Ngày 3/2/1994, Tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận Việt Nam. Tháng 1/1995, Mỹ và Việt Nam ký Hiệp định thiết lập Văn phòng Liên lạc tại thủ đô mỗi nước.

Ngày 11/7/1995, Tổng thống Bill Clinton tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, mở ra một chương mới trong lịch sử quan hệ giữa hai quốc gia. Một trong những kết quả rõ rệt về tiến triển trong quan hệ song phương Việt - Mỹ suốt 20 năm qua là số lần thăm cấp cao giữa lãnh đạo hai nước ngày càng tăng.

Chuyến thăm quan trọng đầu tiên là sự kiện Tổng thống Bill Clinton đến Việt Nam vào giữa tháng 11/2000. Ông cũng là tổng thống Mỹ đầu tiên đến Việt Nam sau khi chiến tranh kết thúc.

Ngày 19/6/2005, Thủ tướng Phan Văn Khải là lãnh đạo chính phủ Việt Nam đầu tiên thăm Mỹ sau khi hòa bình lập lại. Thủ tướng đã thảo luận với Tổng thống George Bush về sự ủng hộ của Mỹ với nỗ lực tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam.

Giữa tháng 11/2006, Tổng thống George Bush thăm chính thức Việt Nam khi tham dự cuộc họp APEC tổ chức ở Hà Nội.

Đến tháng 6/2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trở thành người đứng đầu nhà nước đầu tiên của Việt Nam sang Mỹ sau giai đoạn chiến tranh. Ngày 25/6/2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn đại biểu Việt Nam đã đến Nhà Trắng để hội đàm với Tổng thống George Bush. Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Mỹ đã ra tuyên bố chung sau cuộc hội đàm.

Chuyến thăm Mỹ cuối tháng 7/2013 của Chủ tịch Trương Tấn Sang đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ song phương. Sau cuộc hội đàm tại Nhà Trắng ngày 25/7/2013, Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama đã xác lập Quan hệ Đối tác Toàn diện giữa Việt Nam và Mỹ.

Từ ngày 6/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chính thức thăm Mỹ. Đây là lần đầu tiên một Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đến Mỹ. Tổng Bí thư và Tổng thống Barack Obama đã đưa ra Tuyên bố Tầm nhìn Chung sau cuộc hội đàm ngày 7/7. Ông Obama cũng nhận lời mời của Tổng Bí thư về chuyến thăm Việt Nam trong tương lai gần.

28 tháng 11 2023
Hiện nay, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) có mối quan hệ đối tác toàn diện và phát triển. Hai bên đã thiết lập quan hệ đối tác và ký kết Hiệp định Đối tác và Hợp tác (PCA) vào năm 2012. Việt Nam là một trong những đối tác thương mại quan trọng của EU ở khu vực Đông Nam Á. EU là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU trong khu vực ASEAN. Hai bên đang tiến hành đàm phán để ký kết Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA), dự kiến sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên. EVFTA sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường và tăng cường hợp tác kinh tế, đầu tư, và thương mại giữa Việt Nam và EU. Ngoài ra, Việt Nam và EU cũng hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau như phát triển bền vững, quản lý tài nguyên, giáo dục và đào tạo, văn hóa và du lịch. Mối quan hệ giữa Việt Nam và EU ngày càng được củng cố và phát triển, mang lại lợi ích cho cả hai bên. 
15 tháng 7 2019

Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc (Quan hệ Việt Trung) là chủ đề nóng bỏng trong hơn 4.000 năm lịch sử của Việt Nam, cho dù thời đại nào và chế độ nào, giống hay khác nhau đều mang tính thời sự. Là hai nước láng giềng, chung biên giới trên bộ và trên biển, lại có quá trình gắn bó tương tác về văn hóa lịch sử, cũng như các cuộc chiến tranh qua lại giữa hai nước, đã làm cho Quan hệ Việt Trung trở nên vô cùng phức tạp và nhạy cảm. Có thể tóm gọn mối quan hệ Việt Trung trong 6 chữ "vừa hợp tác, vừa đấu tranh"[1]

Quan hệ Việt-Trung trong gần 2.200 năm tồn tại từ thế kỷ 2 trước Tây lịch đến nay có thể chia ra bốn thời kỳ cơ bản. Thời kỳ thứ nhất quen gọi là "thời kỳ Bắc thuộc", dài khoảng một ngàn năm, từ lúc nước Âu Lạc của An Dương Vương thuộc về nước Nam Việt của Triệu Đà (năm 179 tr. TL), khi mối liên hệ địa chính trị đầu tiên giữa miền châu thổ sông Hồng với miền Trung nguyên Trung Quốc được thiết lập thông qua quan hệ Hán-Nam Việt, cho đến thời điểm Ngô Quyền thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (năm 938 sau TL). Thời kỳ thứ hai gọi chung là "thời kỳ Đại Việt", dài tương đương, từ khi Ngô Quyền xưng vương (939) đến khi Pháp đặt nền bảo hộ ở Việt Nam và nhà Thanh công nhận chủ quyền của Pháp ở đây (1883). Thời kỳ thứ ba quen gọi là "thời kỳ Pháp thuộc", kéo dài khoảng 6 thập niên, từ 1883 đến 1945, khi Việt Nam tuyên bố độc lập. Thời kỳ thứ tư từ 1945 đến nay. Thời kỳ này gồm 3 giai đoạn: (1) từ cuối thập niên 40 đến cuối thập niên 60, (2) từ đầu thập niên 70 đến cuối thập niên 80, (3) từ đầu thập niên 90 đến nay.[2][3]

17 tháng 11 2017

Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc (Quan hệ Việt Trung) là chủ đề nóng bỏng trong hơn 4.000 năm lịch sử của Việt Nam, cho dù thời đại nào đều mang tính thời sự. Là hai nước láng giềng, chung biên giới trên bộ và trên biển, lại có quá trình gắn bó tương tác về văn hóa lịch sử, cũng như các cuộc chiến tranh qua lại giữa hai nước, đã làm cho Quan hệ Việt Trung trở nên vô cùng phức tạp và nhạy cảm. Có thể tóm gọn mối quan hệ Việt Trung trong 6 chữ "vừa hợp tác, vừa đấu tranh"[1]

Quan hệ Việt-Trung trong gần 2.200 năm tồn tại từ thế kỷ 2 trước Tây lịch đến nay có thể chia ra bốn thời kỳ cơ bản. Thời kỳ thứ nhất quen gọi là "thời kỳ Bắc thuộc", dài khoảng một ngàn năm, từ lúc nước Âu Lạc của An Dương Vương thuộc về nước Nam Việt của Triệu Đà (năm 179 tr. TL), khi mối liên hệ địa chính trị đầu tiên giữa miền châu thổ sông Hồng với miền Trung nguyên Trung Quốc được thiết lập thông qua quan hệ Hán-Nam Việt, cho đến thời điểm Ngô Quyền thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (năm 938 sau TL). Thời kỳ thứ hai gọi chung là "thời kỳ Đại Việt", dài tương đương, từ khi Ngô Quyền xưng vương (939) đến khi Pháp đặt nền bảo hộ ở Việt Nam và nhà Thanh công nhận chủ quyền của Pháp ở đây (1883). Thời kỳ thứ ba quen gọi là "thời kỳ Pháp thuộc", kéo dài khoảng 6 thập niên, từ 1883 đến 1945, khi Việt Nam tuyên bố độc lập. Thời kỳ thứ tư từ 1945 đến nay. Thời kỳ này gồm 3 giai đoạn: (1) từ cuối thập niên 40 đến cuối thập niên 60, (2) từ đầu thập niên 70 đến cuối thập niên 80, (3) từ đầu thập niên 90 đến nay.