K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

" Ai yêu các nhi đồng , bằng bác Hồ Chí Minh ? 

Tính các cháu ngoan ngoãn , mặt các cháu xinh xinh 

Mong các cháu cố gắng , thi đua và học hành , 

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ , tùy theo sức của mình ...

các cháu hãy xứng đáng , cháu bác Hồ Chí Minh "

Bác Hồ là vị lãnh tụ tối cao , vị cha già kính yêu của dân tộc mặc dù chăm công nghìn việc , từ việc cứu dân , cứu nước ,  bảo vệ , xây dựng đất nước , bác còn rất yêu thương , chăm sóc các em thiếu nhi , những mầm non tương lai của đất nước . 

Thân bài & Kết bài  : Tự viết nhed ... ( no more time )

https://vndoc.com/lap-dan-y-hay-neu-suy-nghi-cua-em-ve-bac-ho-kinh-yeu/download : 

+ Thân bài:

– Nhân dân ta đất nước ta cảm thấy như thế nào về Người? Đất nước chúng ta luôn tự hào về người, bởi người chính là sự kết tinh của vì sao tinh tú nhất. Người là ánh sáng, là niềm tin cho muôn dân soi vào. Ở bất kỳ vai trò nào người cũng hoàn thành vai trò, nhiệm vụ của mình một cách xuất sắc.

– Phân tích vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi là một nhà lãnh đạo cách mạng như thế nào? Trong vai trò một người lãnh tụ người đã dẫn dân tộc Việt Nam ra khỏi đêm tối nô lệ. Người lên đường bôn ba khắp năm châu để tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc ta. Đó chính là con đường cách mạng theo đường lối Mác – Lê Nin.

– Nhờ con đường mà Người tìm thấy mà dân ta thoát khỏi kiếp tối tăm. Tổ quốc ta trở thành nước độc lập, người dân của ta ai cũng có cơm ăn, ai cũng có áo mặc, ai cũng được học hành.

– Với cương vị một người đứng đầu người đã đối xử với dân chúng của mình ra sao? Với cương vị một người cha già dân tộc người đã chăm lo, quan tâm tới đời sống của tất cả người dân. Bác đã lo lắng cho từng người già, trẻ nhỏ, từng người chiến sĩ. Biết bao nhiêu đêm Bác thức trắng, trằn trọc không ngủ khi lo lắng cho những người dân cho, số phận của dân tộc mình.

– Trong vai trò một nhà danh nhân văn hóa người đã có những đóng góp gì? Trong vai trò một nhà văn, nhà thơ một danh nhân văn hóa Bác Hồ cũng đã để lại nhiều tác phẩm hay, gây được tiếng vang lớn như tập thơ “Nhật ký trong tù”, Cảnh khuya, hay “Bản tuyên ngôn độc lập”…những tác phẩm của Bác không chỉ hay về mặt nghệ thuật mà nó có tác động sâu sắc tới tinh thần yêu nước, tinh thần cách mạng của quần chúng nhân dân. Nó còn là thanh gươm sắc bén nhằm thẳng vào những kẻ xâm lược, gây ra cuộc chiến tranh phi nghĩa, bất lương.

– Tính cách và phong cách sống hàng ngày của người như thế nào? Trong cuộc sống hàng ngày, Bác là người vô cùng giản dị, nếp sống mộc mạc, chân thành, tiết kiệm của Bác là tấm gương sáng cho thế hệ chúng ta hôm nay phải noi theo.

– Mỗi bữa cơm của người chỉ vài miếng cá kho, rau luộc, tương cà…Người bảo đất nước ta còn nghèo phải tiết kiệm vì miền Nam thân yêu còn chưa được giải phóng. Bác chăn nuôi ao cá, tự trồng rau, nuôi gà…để tạo ra những thực phẩm thiết yếu phục vụ cho mình.

– Nêu cảm nghĩ của bản thân với người như thế nào? Bác hy sinh rất nhiều, cống hiến rất nhiều nhưng chưa bao giờ người tư lợi một điều gì cho riêng mình. Người sống an nhiên, ra đi thanh thản. Cái người băn khoăn mãi trước lúc lâm chung đó chính là việc quê hương miền Nam của chúng ta vẫn chưa hoàn toàn giải phóng. Đúng như hai câu thơ mà nhà thơ Tố Hữu đã viết tặng Bác Hồ:

“Bác ơi tim Bác mênh mông thế

Ôm cả non sông, mọi kiếp người”

Trong bản Di chúc trước lúc ra đi người đã viết lại rằng “Tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng…”

+ Kết bài

– Nhắc tới Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dân ưa chuộng hòa bình trên thế giới vô cùng yêu mến, nể phục còn với kẻ thù thì đó là nỗi khiếp sợ không bao giờ dứt.

– Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đi nhưng những tư tưởng chân lý của người vẫn còn sáng mãi. Các thế hệ nối tiếp Người sẽ luôn phải phát huy và làm theo những lời người đã khuyên nhủ, dạy dỗ.

Bác Hồ là một nhà lãnh tụ vĩ đại đối với nhân dân nước Việt Nam ta . Bác là một tấm gương sáng ngời cho nhân dân và thiếu nhi chúng ta nói theo . Vì thế nên hôm nay , mình đề nghị các bạn tìm kiếm thông tin trên mạng về các thói quen , hành động tốt đẹp và những lời khuyên hay và ý nghĩa của Bác Hồ và viết thành các bài văn hay nhé ! Mình sẽ tick cho 4 bạn có bài viết hay nhất ( nếu...
Đọc tiếp

Bác Hồ là một nhà lãnh tụ vĩ đại đối với nhân dân nước Việt Nam ta . Bác là một tấm gương sáng ngời cho nhân dân và thiếu nhi chúng ta nói theo . Vì thế nên hôm nay , mình đề nghị các bạn tìm kiếm thông tin trên mạng về các thói quen , hành động tốt đẹp và những lời khuyên hay và ý nghĩa của Bác Hồ và viết thành các bài văn hay nhé ! Mình sẽ tick cho 4 bạn có bài viết hay nhất ( nếu có quá 4 bạn viết bài văn hay thì mình mình cũng sẽ tick cho các bạn ấy ) . 

Lưu ý : Nếu như mình có viết bài văn mẫu để tham khảo dưới phần bình luận thì các bạn chỉ tham khảo thôi chứ đừng có photocoppy nha ! Nghiêm cấm viết các bài văn làm nhảm , comment linh tinh kẻo mình BÁO CÁO SAI PHẠM nhé !

   Cảm ơn các bạn ( nhất là các bạn có đăng bài viết hay cho mình ) , chúc các bạn có một tuần học tập thật tốt và học thật giỏi nha !

1
21 tháng 9 2021

mik còn lâu mới làm cho bạn, mik có văn của mik rồi, ko cho chép đâu

6 tháng 2 2018

Bác Hồ là vị cha già kính yêu của dân tộc, là người cha của lực lượng vũ trang Việt Nam. Một đêm ko ngủ của Bác đã trở thành cảm hứng chân thật và mãnh liệt. Dường như Bác đã hóa thân thành bức tượng đồng vững chắc. Trong bài Bác ko chỉ đốt  lửa  cho anh đội viên nằm mà Bác còn đi dém chăn cho từng người một. Trông Bác còn ấm hơn ngọn lửa hồng. Bác như đang đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mk để truyền hơi ấm cho con cháu. Dù Bác đã đi xa nhưng hình ảnh Bác vẫn sẽ mãi ở trong lòng của mỗi người dân Việt Nam. 

CHÚC BẠN HỌC TỐT !!!

6 tháng 2 2018

bạn hãy tự mình nghĩ ý tưởng cho đoạn văn rồi thêm 1 câu có phép so sánh là được rồi

CHÚC BẠN HỌC GIỎI

24 tháng 10 2018

bác mặc áo kaki, giản dị.

24 tháng 10 2018

Tả Bác Hồ – Tả lại ảnh Bác Hồ kính yêu mà em thấy

 Quỳnh Anh  12/04/2018

NỘI DUNG CHÍNH

  • Đề bài: Em hãy tả Bác Hồ qua bức ảnh em từng thấy
    • Tham khảo các đoạn văn Tả Bác Hồ qua ảnh ngắn hay nhất
    • Lập dàn ý Tả Bác Hồ kính yêu qua ảnh
      • I. Mở bài : Giới thiệu đối tượng miêu tả
      • II. Thân bài
      • III. Kết bài : Nêu cảm xúc, bài học rút ra, đối chiếu bản thân : Ý diễn đạt

Mời các bạn cùng bài viết tham khảo những bài văn tả Bác Hồ kính yêu hay nhất, Là những bài tả lại ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của dân tộc Việt Nam chúng ta. Dù bác đã mất nhưng chỉ qua những bức ảnh và trí tưởng tượng các em đã diễn tả lại bằng những lời văn hay vô cùng nhiều cảm xúc về Bác.

Đề bài: Em hãy tả Bác Hồ qua bức ảnh em từng thấy

Ta Bac Ho - Ta lai anh Bac Ho kinh yeu ma em thay

Photo by: Reuters

Sau đây bài viết mời các bạn tham khảo những bài văn mẫu tả ảnh Bác Hồ tiêu biểu và hay nhất của các bạn học sinh, bao gồm đoạn văn dài và nhiều đoạn ngắn, cũng là tài liệu giúp học tốt hơn về bài tập này.

Bài làm 1 – Tả ảnh Bác Hồ mà em thấy

Ảnh Bác Hồ lớp em được treo trang trọng phiá trên tấm bảng, dưới lá Quốc kì nền đỏ sao vàng. Trong ảnh, Bác Hồ có mái tóc bạc phơ và bộ râu hơi dài, trông như một ông tiên. Da Bác hồng hào. Vầng trán của Bác cao lộ rõ vẻ thông minh. Càng nhìn ảnh Bác, em càng quyết tâm thực hiện năm điều Bác Hồ dạy để xứng đáng là cháu ngoan của Bác.

Bài làm 2 – Tả lại ảnh Bác Hồ Kính yêu ngồi trên bàn làm việc

Hình ảnh bác hồ hiền hậu, giản dị và gần gũi khiến em cứ muốn nhìn mãi bức ảnh ấy. Bác Hồ trong trái tim em là một người vĩ đại…

Bài làm:

Em đã được biết về Bác Hồ qua những bài hát, bài thơ, bài văn và những câu chuyện mà ông nội kể. Nhưng chủ nhật tuần trước em qua nhà bạn và được nhìn thấy tấm ảnh bác hồ rất to treo trên tường.

Bác Hồ trong tâm trí em vẫn luôn là một người hiền từ, có mái tóc bạc phơ, chòm râu trắng xóa, ánh mắt biết nói và nụ cười rất tươi. Ai cũng yêu quý Bác, cho dù Bác đã ra đi mãi mãi nhưng trong trái tim mỗi con người Việt nam đêu luôn nhớ tới vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc này.

Trong bức ảnh chụp bác hồ ngồi bên một chiếc bàn gỗ, và đang chăm chú viết một cái gì đó vào quyển vở đã cũ màu. Bức ảnh được chụp trực diện, đầu bác hơi cúi xuống quyển sổ và chăm chú ghi chép. Bức ảnh có gam màu đen trắng, vì đây là gam màu chủ đạo của thời bác đang sinh sống. Bác mặc một bộ đồ màu xanh áo lính, đây hình như là đồng phục theo bác suốt nhiều năm trời. Bác ngồi nghiêm túc vào chiếc bàn và mắt chăm chú nhìn vào quyển vở, bàn tay đang ghi chép điều gì đó. Đây có thể là nhật ký của bác, có thể là ghi lại tình hình chiến sự.

Tuy bác đang chăm chú làm việc nhưng em nhận ra nụ cười của bác đang rạng ngời, nét mặt thanh thoát toát lên vẻ hiền hậu. Nhòm râu dài và trắng vừa chạm chiếc bàn. Trán của bác có rất nhiều nếp nhăn, có lẽ bác phải bận rộn nhiều công việc, lo nghĩ cho chuyện quân sự.

#baohan#

học tốt nhé bạn!

26 tháng 4 2020

Trong bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của nhà thơ Minh Huệ, hình ảnh Bác Hồ vĩ đại hiện lên với những phẩm chất cao đẹp của một vị lãnh tụ vĩ đại và một người cha già đầy ắp tình yêu thương. Thật vậy, những vẻ đẹp và phẩm chất ấy của Người đã làm nên tượng đài Hồ Chí Minh có sức sống bất tử trường tồn trong lòng nhân dân VN từ đời này sang đời khác. Đầu tiên, Bác Hồ hiện lên là một người cha già kính yêu đầy ắp tình yêu thương có những cử chỉ quan tâm đến những người chiến sỹ. Dù cho bên ngoài trời đã rất khuya và còn mưa lâm thâm, Bác vẫn chưa ngủ mà vẫn đốt lửa sưởi ấm cho những người chiến sỹ. Hơn nữa, hành động "nhón chân nhẹ nhàng" và "đi dém chăn từng người" chính là hành đông bình dị nhưng đầy ắp tình yêu thương của Bác. Trong gia đình cách mạng, Bác chính là người cha già đầy ắp tình yêu thương đong đầy dành cho những đứa con là những người lính của mình. Thứ hai, hình ảnh của Bác hiện lên với tình yêu thương bao la dành cho dân tộc Việt Nam. Bác thương đoàn dân công đêm nay ngủ ngoài rừng, với điều kiện vô cùng khó khăn nên Bác chẳng thể ngủ yên lòng mà chỉ mong trời sáng mau mau. Đồng thời, Bác cứ bảo anh chiến sỹ yên tâm ngủ ngon để có sức đánh giặc, Bác thức thì cứ mặc kệ Bác. Cuối cùng, hình ảnh của Bác Hồ hiện lên với ngọn lửa ấm áp soi sáng con đường của cách mạng và dân tộc VN thoát khỏi kiếp lầm than. Những hình ảnh "cao lồng lộng, ấm hơn ngọn lửa hồng" đều thể hiện được tầm vóc vĩ đại của Hồ Chí Minh. Hình ảnh ẩn dụ "ngọn lửa hồng" vừa là hình ảnh thật nhưng cũng là hình ảnh ẩn dụ cho ngọn lửa rực cháy trong tâm hồn Bác, là ngọn lửa ấm áp dành cho dân tộc, dành cho cách mạng và con đường gian nan trước mắt. Tóm lại, hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ là hình ảnh của 1 vị lãnh tụ kính yêu và 1 người cha đầy ắp tình thương dành cho các con của mình.

Nguồi : trên mạng :D

26 tháng 4 2020

Hình tượng Bác hiện lên thật vĩ đại, cao đẹp vời vợi nhưng lại hết sức gần gũi, ấm áp như ngọn lửa hồng cháy mãi trong tâm hồn của mỗi con người Việt Nam ta. Trong khi mọi người đã ngủ say một giấc dài, Bác vẫn ngồi đó trầm ngâm miệt mài với những suy nghĩ về chiến dịch, mặc cho trời lạnh Bác vẫn ngồi ngoài đốt lửa cho các chiến sĩ thêm ấm áp giữa mùa đông tối giá lạnh.Bác là một vị cha già kính yêu của dân tộc, một người cha đang chăm sóc giấc ngủ cho những đứa con chiến sĩ của mình. Bóng của Bác nhìn sao mà thấy thương, vừa thương lại vừa cảm động và trân quý biết bao, nó tỏa ra một hơi ấm; nó ấm áp đến kì lạ và có khi còn ấm hơn gấp trăm gấp vạn lần ngọn lửa hồng đang cháy ngoài kia.Tấm lòng và tình yêu thương của Bác thật mênh mông như biển cả ; bao la như đất trời ,Bác không ngủ vì nỗi lo cho bộ đội, dân công đang phải ngủ ngoài đường, Bác cảm nhận rõ những gian khổ, thiếu thốn mà họ đang phải chịu đựng và cũng một phần bởi vì Bác lo lắng cho cuộc kháng chiến giành độc lập tự do của nước nhà.

5 tháng 3 2021

đây không phải văn lớp 3

Cảm ơn bạn. Mình không biết là văn lớp nào

1 tháng 6 2020

tự làm là hạnh phúc của mỗi công dân.

8 tháng 6 2020

Trong muôn vàn tình thân yêu của Người dành cho Nhân dân, có một tình yêu lớn dành cho thiếu niên nhi đồng. Thiếu niên và nhi đồng luôn luôn được Bác Hồ dành cho một tình thương yêu đặc biệt. Tấm lòng yêu thương và những lời dạy của Người vẫn luôn đồng hành cùng thiếu niên nhi đồng cả nước, là di sản văn hóa vô giá của toàn Đảng, toàn dân và của thế hệ trẻ nước ta. 

Sinh thời, dù luôn bận bịu với việc nước, nhưng Bác Hồ vẫn dành nhiều thời gian quan tâm đến thế hệ măng non, bởi theo Bác, chính những thế hệ này sẽ là những chủ nhân tương lai của đất nước. Bác Hồ thường có thư gửi các cháu mỗi dịp khai trường, hay Tết Trung thu, Tết Thiếu nhi. Lời lẽ trong thư luôn ân cần, trìu mến, chí tình. Bác luôn nhắc thiếu nhi phải đoàn kết, thi đua học tập, lao động, rèn luyện đạo đức, rèn luyện sức khoẻ. Tấm lòng của Người đối với thiếu nhi được thể hiện qua những bức thư, những bài thơ mà cho đến hôm nay vẫn chan chứa tình thương yêu vô hạn.

Những vần thơ của Bác Hồ dành cho thiếu nhi chứa đựng tình thương yêu sâu sắc và thắm thiết. Người luôn nhắc đến trẻ em với một tình cảm trìu mến, nâng niu:

“Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan

Chẳng may vận nước gian nan

Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng”...

Hết lòng thương yêu và ân cần dạy bảo thiếu nhi, Bác Hồ rất tin tưởng xác định trách nhiệm trọng đại của thiếu nhi đối với tương lai đất nước. Trong thư gửi học sinh vào tháng 9 năm 1945, Bác đã viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.

Cụ thể hơn, nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội thiếu niên Tiền Phong tháng 5 năm 1961, Bác gửi đến thiếu nhi cả nước 5 lời dạy thiêng liêng:

“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào

Học tập tốt, lao động tốt

Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt

Giữ gìn vệ sinh

Thật thà dũng cảm”

Cho đến hôm nay, thiếu nhi cả nước vẫn xem như đó là mục tiêu để phấn đấu, là tiêu chuẩn để đánh giá đội viên tiêu biểu của Đội. Cũng ngay trong lá thư này, Bác ân cần nhắc nhở thiếu niên nhi đồng: “Mai sau các cháu sẽ là người chủ của nước nhà. Cho nên ngay từ rày, các cháu cần phải rèn luyện đạo đức cách mạng để chuẩn bị trở nên người công dân tốt, người cán bộ tốt của nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.

Không chỉ yêu thương thiếu niên, nhi đồng, Bác Hồ còn khẳng định vai trò quan trọng của thiếu nhi đối với tương lai mai sau của đất nước và xác định trách nhiệm chăm sóc giáo dục các em không phải của riêng ngành nào, tổ chức nào mà là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Người luôn luôn nhắc nhở chúng ta phải quan tâm đến việc giáo dục thiếu niên nhi đồng. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc, ngày 25 tháng 8 năm 1950, Bác Hồ viết: “Giáo dục nhi đồng là một khoa học. Cách dạy trẻ, cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào, yêu lao động, biết vệ sinh, giữ kỷ luật, học văn hóa. Đồng thời phải giữ toàn vẹn tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng, chớ nên làm cho chúng hóa ra già cả”.

Bác cũng căn dặn người lớn phải quan tâm chăm sóc, giáo dục các em. Người dạy, ngày Tết Thiếu nhi 01/6 nhắc nhủ người lớn trước hết là bố mẹ, cô giáo, thầy giáo, Đoàn Thanh niên nhớ nhiệm vụ của mình đối với nhi đồng và người lớn phải là tấm gương cho trẻ em, phải “khéo giáo dục để mai sau nhi đồng trở thành người công dân có tài, có đức”.

Ba tháng trước ngày đi xa, Bác lại viết bài: “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng” in trên báo Nhân dân. Bác viết: “Thiếu niên nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ. Trong thời gian tới và trong dịp hè này, cần phải đẩy mạnh công tác thiếu niên nhi đồng đạt nhiều kết quả tốt và thiết thực”.

Bạn thông cảm nếu giờ mà viết vậy lâu lắm =='

Tham khảo : 

Tuy Bác đã đi xa nhưng những lời căn dặn, hành động, tình cảm của Bác sẽ mãi mãi khắc sâu trong tâm trí thiếu nhi nói riêng và mỗi người dân Việt nói chung.Những tình cảm ấy của Bác đối với dân tộc đã khiến nhà thơ Tố Hữu phải thốt lên: “Bác ơi tim Bác mênh mông thế. Ôm trọn non sông mọi kiếp người”. Trong muôn vàn tình thương yêu của Bác Hồ dành cho “mọi kiếp người” có một tình yêu bao la, đặc biệt dành cho thiếu niên, nhi đồng. Sinh thời Bác từng nói: “Tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là đại gia đình của tôi. Tất cả trẻ em Việt Nam đều là con của tôi”. Hình ảnh Bác Hồ bón cơm cho em nhỏ, hình ảnh Người vui Tết Trung thu với các em thiếu niên, nhi đồng thật gần gũi, giản dị mà chan chứa yêu thương! Tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục của Người qua những bức thư, lời dạy, bài viết gửi thiếu niên nhi đồng cả nước nhân dịp Tết Thiếu nhi, ngày khai trường, Tết Trung thu... mãi mãi khắc sâu, trở tài sản vô giá đối với thế hệ măng non nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.   

Trước cảnh “vận nước gian nan”, Người đã đau lòng tận mắt chứng kiến cảnh: “Trẻ em cũng bị bận thân cực lòng/ Học hành, giáo dục đã không/ Nhà nghèo lại phải làm công, cày bừa. Sức còn yếu, tuổi còn thơ. Mà đã khó nhọc cũng như người già. Có khi lìa mẹ, lìa cha. Đi ăn ở với người ta bên ngoài...”. Vì vậy, cùng với quá trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, tháng 7-1926, Bác đã có ý định gửi một số thiếu nhi tiêu biểu - lực lượng cách mạng kế cận, chủ nhân tương lai của đất nước - sang đào tạo ở Liên Xô. Trước khi đưa các em sang, Bác quan tâm đến một vấn đề rất nhỏ là khí hậu vì thiếu nhi Việt Nam đã quen với khí hậu khô nóng. Người đã hỏi các bạn Liên Xô rằng đến tháng nào thì ở Mát-xcơ-va bắt đầu rét? Bác lo các em không dễ thích nghi vì “Tuyết Mát-xcơ-va sáng ấy lạnh trăm lần”! Khi trở về Pác Pó - Cao Bằng hoạt động, trong các bài thơ vận động cách mạng, thiếu nhi là đối tượng được Bác Hồ quan tâm đặc biệt: “Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan/ Chẳng may vận nước gian nan/ Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng…”. Bác luôn dành tình thương yêu đặc biệt, động viên thế hệ măng non của đất nước qua các lá thư nhân ngày Quốc tế thiếu nhi: Các cháu yêu quý! Ngày 1-6 là ngày của các cháu bé khắp cả các nước trên thế giới. Đáng lẽ tất cả các cháu đều được no ấm, được vui chơi, được học hành như trẻ con ở Liên Xô... Nhưng nước Việt Nam ta, vì giặc Pháp gây ra chiến tranh, chúng nó đốt nhà, giết người, cướp của. Cho nên, người lớn phải kháng chiến, trẻ con cũng phải kháng chiến. Bác thương các cháu lắm. Bác hứa với các cháu rằng: đến ngày đánh đuổi hết giặc Pháp, kháng chiến thành công, thì Bác cùng Chính phủ và các đoàn thể cùng cố gắng làm cho các cháu cùng được no ấm, đều được vui chơi, đều được học hành, đều được sung sướng.“Bao giờ đánh đuổi Nhật, Tây. Trẻ em ta sẽ là bầy con cưng”.   

Trong bức thư gửi trẻ em Việt Nam nhân ngày Tết Trung thu độc lập đầu tiên của đất nước, Bác đã bày tỏ tình cảm của mình đối với thiếu nhi bằng lời lẽ rất giản dị, thắm đượm tình thương yêu: “Các em vui cười hớn hở. Già Hồ cũng vui cười hớn hở với các em. Vậy đố các em biết vì sao? Bởi vì Già Hồ rất yêu mến các em”. Hay “Trung thu trăng sáng như gương/Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng”… Bức thư đã thể hiện được sự quan tâm, thương yêu hết mực của người đứng đầu Đảng và Nhà nước ta đối với trẻ thơ - chủ nhân tương lai của đất nước.   

23 tháng 12 2018

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.

Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nghiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cữa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.

Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.

Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm lận đận với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.

Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một vài bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn ao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.

Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những rò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: “Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẽ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.

Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo.... thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.

Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:

"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."

23 tháng 12 2018

“Đại d­ương lớn bởi dung nạp trăm sông,con ng­ười lớn bởi rộng lòng bao dung cả những điều lầm lỗi”.Đó là bài học đầu tiên tôi học đ­ược từ cô giáo của mình và cho đến tận bây giờ,những kỉ niệm yêu th­ương về cô giáo đầu tiên vẫn còn in đậm trong tâm trí của tôi!

Ngày ấy tôi mới vào học lớp 1.Cô giáo của tôi cao,gầy,mái tóc không m­ướt xanh mà lốm đốm nhiều sợi bạc,cô ăn mặc giản dị nh­ưng lịch thiệp.ấn t­ượng nhất ở cô là đôi mắt sáng,nghiêm nghị mà dịu dàng.Cái nhìn vừa yêu th­ương vừa nh­ư dò hỏi của cô cho đến bây giờ tôi vẫn chẳng thể nào quên…

Hôm ấy là ngày thứ 7.Mai có một chiếc bút máy mới màu trắng sọc vàng với hàng chữ “My pen”lấp lánh và những bông hoa nhỏ xíu tinh xảo ẩn nấp kín đáo mà duyên dáng ở cổ bút.Tôi nhìn cây bút một cách thèm thuồng,thầm ao ­ước đ­ược cầm nó trong tay…

Đến giờ ra chơi,tôi một mình coi lớp,không thể c­ưỡng lại ý thích của mình,tôi mở cặp của Mai,ngắm nghía cây bút,đặt vào chỗ cũ rồi chẳng hiểu vì sao tôi bỗng không muốn trả lại nữa.Tôi muốn đ­ược nhìn thấy nó hàng ngày,đ­ược tự mình sở hữu nó,đ­ược thấy nó trong cặp của chính mình…

Hết giờ ra chơi, các bạn chạy vào lớp,Mai lập tức mở cặp và khóc oà lên khi thấy chiếc bút đã không cánh mà bay!Cả lớp xôn xao,bạn thì lục tung sách vở,bạn lục ngăn bàn,có bạn bò cả xuống gầm bàn ngó nghiêng xem chiếc bút có bị rơi xuống đất không…Đúng lúc đó,cô giáo của chúng tôi vào lớp!Sau khi nghe bạn lớp tr­ưởng báo cáo và nghe Mai kể chi tiết về chiếc bút:nào là nó màu gì,có chữ gì, có điểm gì đặc biệt,ai cho,để ở đâu,mất vào lúc nào…Cô yên lặng ngồi xuống ghế.Lớp tr­ưởng nhanh nhảu đề nghị:

- Cô cho xét cặp lớp mình đi cô ạ!

Cô hình nh­ không nghe thấy lời nó nói, chỉ chậm rãi hỏi:

- Ra chơi hôm nay ai ở lại coi lớp?

Cả lớp nhìn tôi,vài giọng nói đề nghị xét cặp của tôi,những cái nhìn dò hỏi,nghi ngờ,tôi thấy tay mình run bắn,mặt nóng ran nh­ có trăm ngàn con kiến đang bò trên má. Cô giáo tôi nổi tiếng là nghiêm khắc nhất tr­ờng,chỉ một cái gật đầu của cô lúc này,cái cặp bé nhỏ của tôi sẽ đ­ược mở tung ra…Bạn bè sẽ thấy hết,sẽ chê c­ười,sẽ chẳng còn ai chơi cùng tôi nữa…Tôi sợ hãi,ân hận,xấu hổ,bẽ bàng…Tôi oà khóc,tôi muốn đ­ược xin lỗi cô và các bạn…Bỗng cô giáo của tôi yêu cầu cả lớp im lặng,cô hứa thứ hai sẽ giải quyết tiếp,giờ học lặng lẽ trôi qua...

Sáng thứ hai,sau giờ chào cờ,cô bước vào lớp,gật đầu ra hiệu cho chúng tôi ngồi xuống.Cô nhẹ nhàng đến bên Mai và bảo:

- Hôm thứ bảy bác bảo vệ có đưa cho cô cây bút và nói rằng bác nhặt được khi đi đóng khoá cửa lớp mình,có phải là cây bút của em không?

Mai cầm cây bút,nó sung sướng nhận là của mình,cô dặn dò cả lớp phải giữ gìn dụng cụ học tập cẩn thận,giờ học trôi qua êm ả,nhẹ nhàng…Ra chơi hôm ấy,các bạn lại ríu rít bên tôi như muốn bù lại sự lạnh nhạt hôm trước.Chỉ riêng tôi là biết rõ cây bút thật của Mai hiện ở nơi đâu…

Sau đó vài ngày cô có gặp riêng tôi,cô không trách móc cũng không giảng giải gì nhiều.Cô nhìn tôi bằng cái nhìn bao dung và thông cảm,cô biết lỗi lầm của tôi chỉ là sự dại dột nhất thời nên đã có cách ứng xử riêng để giúp tôi không bị bạn bè khinh thường,coi rẻ…

Năm tháng qua đi,bí mật về cây bút vẫn chỉ có mình tôi và cô biết.Nhưng hôm nay,nhân ngày 20/11, tôi tự thấy mình đã đủ can đảm kể lại câu chuyện của chính mình nh­ là một cách thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với ng­ười đã dạy tôi bài học về sự bao dung và cách ứng xử tế nhị trong cuộc sống.

Giờ đây tôi đã lớn,đã biết cân nhắc đúng sai trước mỗi việc mình làm, tôi vẫn nhớ về bài học thuở thiếu thời mà cô đã dạy: Bài học về lỗi lầm và sự bao dung! Và có lẽ trong suốt cả cuộc đời mình,tôi sẽ chẳng lúc nào nguôi nỗi nhớ về cô như nhớ về MỘT CON NG­ỜI CÓ TẤM LÒNG CAO CẢ!

12 tháng 12 2019

Cảnh khuya tác phẩm của chủ tịch Hồ Chí Minh được viết vào thời điểm mà cuộc chiến chống Pháp đang rất cam go, ác liệt. Giữa thời điểm đó Bác vẫn thể hiện được sự lạc quan, ung dung đến lạ kì. Người còn dành thời gian để thưởng thức thiên nhiên và hòa mình vào khung cảnh tuyệt đẹp nơi này.

Bài thơ mở đầu bằng những câu hình ảnh gợi hình gợi thanh mô tả khung cảnh núi rừng rất hay:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Bác như một người họa sỹ vẽ nên vẻ đẹp của núi rừng thiên nhiên Việt Bắc, trong đêm khuya tất cả các âm thanh khác đều lắng chìm đi để nổi bật lên tiếng suối róc rách, tiếng hát trong trẻo. Tiếng suối làm cho không gian càng thêm tĩnh lặng hơn.

Hình ảnh ánh trăng có sức gợi hình cao, “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” trăng sáng chiều vào cây cổ thụ, chiếu qua những tán lá, cành cây, ánh trăng và lá cây như hòa quyện vào nhau in hình xuống mặt đất thật đẹp.

Khung cảnh thiên nhiên được Bác miêu tả có xa và gần, xa là tiếng suối róc rách đang chảy, gần là bóng trăng, bóng cây, bóng hoa hòa quyện, lung linh. Màu trắng bạc của ánh trăng, màu đen sẫm của tàn cây, bóng cây, bóng lá. Dưới gam màu tưởng chừng lạnh lẽo ẩn chứa một sức sống từ thiên nhiên. Âm thanh tiếng suối và hình ảnh ánh trăng như khúc ca êm đềm, du dương trong cảnh thiên nhiên Việt Bắc.

Trong hai câu đầu tác giả chỉ tập trung hoàn toàn vào tả khung cảnh núi rừng, hai câu sau thể hiện tâm trạng của con người đó là Bác Hồ, người đang rất tâm trạng:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Trước khung cảnh thiên nhiên đẹp như vậy nhưng Bác vẫn không quên nỗi lo nước nhà, lo lắng thời cuộc khi cuộc chiến tranh đang rất ác liệt. Câu thơ như nói lên tâm trạng của Bác, Bác ngắm cảnh thiên nhiên và phát hiện ra những nét đẹp trong đêm khuya nhưng tâm trạng vẫn hướng tới việc nước. Từ trạng thái say mê chuyển sang lo lắng đến việc dân, việc nước, Bác nhận ra mình đang là một người quan trọng, lãnh đạo nhân dân đất nước giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến trường kì.

Mặc dù câu thơ chỉ có bốn câu, hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau nói lên tâm trạng Bác nhưng trọng tâm vẫn là nói về tâm trạng Bác, câu thơ cuối nói lên nguyên nhân “người chưa ngủ” ở câu trên, “vì lo nỗi nước nhà” Bác không có thời gian nghỉ ngơi cho chính mình.

Bài thơ Cảnh khuya đã cho thấy sự cảm nhận thiên nhiên tinh tế, nhạy cảm và nỗi niềm của một vị lãnh tụ vĩ đại. Bác vẫn luôn là con người giản dị, yêu thiên nhiên và lo lắng cho vận mệnh của nước nhà.

Bài số 2

Việt Bắc bài thơ được Bác sáng tác ở chiến khu Việt Bắc. Trong khung cảnh thiên nhiên đẹp của núi rừng và không thể thiếu ánh trăng, hình ảnh xuyên suốt trong nhiều bài thơ của Bác.

Hai câu thơ đầu tiên Bác giúp người đọc hình dung được không gian cảnh khuya sống động thi vị với tiếng suối và ánh trăng. Trong bức tranh đó có hình ảnh thi sĩ hòa mình vào thiên nhiên Việt Bắc.

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc đêm khuya thật đẹp, có tiếng suối chảy như bản nhạc từ xa vọng lại. Tiếng suối chảy hệt như tiếng hát của một cô gái. Trong câu thứ hai hình ảnh ánh trăng xuất hiện ấn tượng với sự phân chia ba tầng, trên cao là ánh trắng, tiếp đó là bóng cổ thụ và cuối cùng là hoa. Ánh trăng, bóng cây cổ thụ, hoa giúp cho câu thơ trở nên trữ tính và trở nên ấm áp.

Sau khi miêu tả thiên nhiên và núi rừng, hình ảnh con người xuất hiện, Bác một thi sĩ và là một nhà cách mạng đang lãnh đạo đất nước với trăm ngàn nỗi lo:

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Những câu thơ như diễn tả tâm tình thi sĩ và chiến sĩ tại Việt Bắc. Tại sao Người chưa ngủ? Không chỉ bởi xúc động vì cảnh thiên nhiên đẹp mà còn nhiều nỗi lo cho đất nước. Điệp từ “chưa ngủ” lặp lại hai lần như là dòng cảm xúc tâm trạng của Người. Chữ “nỗi” đã nói lên sự trăn trở của Bác khi cuộc chiến giành tự do độc lập vẫn còn dang dở.

Cảnh khuya là bài thơ không chỉ miêu tả khung cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc mà còn chất chứa nỗi niềm, lo lắng cho vận mệnh tương lai của đất nước. Một con người vĩ đại toàn tâm toàn ý với mục tiêu giải phóng dân tộc.