K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

- Giai cấp địa chủ phong kiến: tiếp tục phân hóa, một bộ phận trung, tiểu địa chủ có tham gia phong trào dân tộc chống Pháp và tay sai.

- Giai cấp nông dân:

+ Bị đế quốc, phong kiến chiếm đoạt ruộng đất, phá sản không lối thoát.

+ Mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc phong kiến tay sai gay gắt. 

+ Là lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.

- Giai cấp công nhân: phát triển nhanh chóng về số lượng, trở thành một động lực của phong trào dân tộc và dân chủ.

- Giai cấp tiểu tư sản: phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống Pháp và tay sai.

- Giai cấp tư sản: bị phân hóa thành hai bộ phận:

+ Tư sản mại bản: quyền lợi gắn chặt với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ với chúng.

+ Tư sản dân tộc: kinh doanh độc lập, có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.

Câu 1: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm phân hóa xã hội Việt Nam, những lực lượng xã hội mới xuất hiện làA. địa chủ yêu nước, tư sản.B. công nhân, nông dân, tư sản. D. địa chủ phong kiến và công nhân.C. công nhân, tư sản, tiểu tư sản.Câu 2: Khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, toàn quyền Đông Dương tuyên bố: “Nhiệm vụ chủ yếu của Đông Dương là...A. phải...
Đọc tiếp

Câu 1: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm phân hóa xã hội Việt Nam, những lực lượng xã hội mới xuất hiện là
A. địa chủ yêu nước, tư sản.
B. công nhân, nông dân, tư sản. D. địa chủ phong kiến và công nhân.
C. công nhân, tư sản, tiểu tư sản.
Câu 2: Khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, toàn quyền Đông Dương tuyên bố: “Nhiệm vụ chủ yếu của Đông Dương là...
A. phải cung cấp tối đa nguồn ngân sách cho chiến tranh.
B. phải cung cấp tối đa nguồn nhân lực cho chiến tranh.
C. phải cung cấp tối đa nguồn vật lực cho chiến tranh.
D. phải cung cấp tối đa nguồn nhân lực, vật lực và tài lực cho chiến tranh.
Câu 3: Vào giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng như thế nào? A. Khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
B. Phát triển nhanh chóng.
C. Tương đối ổn định, có nền kinh tế công – thương nghiệp phát triển.
D. Ôn định.
Câu 4: Trước khi thực dân Pháp xâm lược, xã hội Việt Nam có các giai cấp nào?
A. Giai cấp địa chủ, tư sản.
B. Giai cấp công nhân, nông dân, tư sản.
C. Giai cấp công nhân, tư sản, tiểu tư sản. D. Giai cấp địa chủ phong kiến và nông nhân.
Câu 5: Vì sao ngay sau khi dập tắt phong trào đấu tranh vũ trang của nhân dân ta (phong trào Cần Vương), Pháp lập tức tiến hành khai thác thuộc địa?
A. Mục đích xâm lược của Pháp là nhằm vơ vét sức người, sức của và biến Việt Nam thành thị trường độc chiếm của Pháp. Nhưng mục đích này không thể tiến hành ngay từ đầu vi Pháp còn phải đối phó với các cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân ta.
B. Pháp muốn độc chiếm thị trường Việt Nam, biển Việt Nam thành nơi cung cấp nguyên liệu, nhân công và tiêu thụ hàng hóa cho nền kinh tế Pháp.
C. Tình hình chính trị ở Việt Nam đã ổn định, là điều kiện thuận lợi để Pháp khai thác bóc lột nhân dân ta.
D. Ban đầu các cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân ta chống thực dân Pháp nổ ra quyết liệt mạnh mẽ nên Pháp chưa thể tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa.
Câu 6: Lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là ai?
A. Đinh Công Tráng, Nguyễn Thiện Thuật.
C. Phan Đình Phùng, Đinh Công Tráng.
B. Phan Đình Phùng, Cao Thắng.
D. Nguyễn Thiện Thuật.
Câu 7: Trong phong trào đấu tranh những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp công nhân Việt Nam đã thể hiện rõ
A. tinh thần đấu tranh chống Pháp quyết liệt.
B. là giai cấp tiên tiến nhất, đi đầu trong các cuộc đấu tranh chống Pháp, luôn đoàn kết với nông dân, tư sản, tiểu tư sản trong các phong trào đấu tranh.
C. tinh thần đoàn kết với nông dân trong các cuộc đấu tranh.
D. là giai cấp sớm có tinh thần đấu tranh chống Pháp và thể hiện tinh thần đoàn kết, tính kỉ luật cao.
Câu 8: Phong trào nông dân Yên Thế là phong trào do

A. phong trào Cần Vương khởi xướng.
B. các cuộc khởi nghĩa Cần Vương hợp lại.

C. nông dân tự động kháng chiến.
D. triều đình tổ chức.
Câu 9: Vì sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX?
A. Thời gian kéo dài nhất, địa bàn hoạt động rộng khắp, tổ chức chặt chẽ hơn các cuộc khởi nghĩa khác. B. Tổ chức chặt chẽ hơn các cuộc khởi nghĩa khác: nghĩa quân được chia thành 15 thứ quân, các thứ quân đảm bảo thường xuyên giữ liên lạc.
C. Tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt, chủ động mở các cuộc tấn công vào sào huyệt của kẻ thù, gây nhiều tổn thất cho Pháp. D. Địa bàn hoạt động của cuộc khởi nghĩa rộng khắp 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
nghĩa quân xây dựng được nhiều căn cứ, trung tâm kháng chiến, tạo điều kiện thuận lợi cho nghĩa quân hoạt động.

1
21 tháng 3 2022

Câu 1: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm phân hóa xã hội Việt Nam, những lực lượng xã hội mới xuất hiện là
A. địa chủ yêu nước, tư sản.
B. công nhân, nông dân, tư sản.

D. địa chủ phong kiến và công nhân.
C. công nhân, tư sản, tiểu tư sản.
Câu 2: Khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, toàn quyền Đông Dương tuyên bố: “Nhiệm vụ chủ yếu của Đông Dương là...
A. phải cung cấp tối đa nguồn ngân sách cho chiến tranh.
B. phải cung cấp tối đa nguồn nhân lực cho chiến tranh.
C. phải cung cấp tối đa nguồn vật lực cho chiến tranh.
D. phải cung cấp tối đa nguồn nhân lực, vật lực và tài lực cho chiến tranh.
Câu 3: Vào giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng như thế nào?

A. Khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
B. Phát triển nhanh chóng.
C. Tương đối ổn định, có nền kinh tế công – thương nghiệp phát triển.
D. Ôn định.
Câu 4: Trước khi thực dân Pháp xâm lược, xã hội Việt Nam có các giai cấp nào?
A. Giai cấp địa chủ, tư sản.
B. Giai cấp công nhân, nông dân, tư sản.
C. Giai cấp công nhân, tư sản, tiểu tư sản.

D. Giai cấp địa chủ phong kiến và nông nhân.
Câu 5: Vì sao ngay sau khi dập tắt phong trào đấu tranh vũ trang của nhân dân ta (phong trào Cần Vương), Pháp lập tức tiến hành khai thác thuộc địa?
A. Mục đích xâm lược của Pháp là nhằm vơ vét sức người, sức của và biến Việt Nam thành thị trường độc chiếm của Pháp. Nhưng mục đích này không thể tiến hành ngay từ đầu vi Pháp còn phải đối phó với các cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân ta.
B. Pháp muốn độc chiếm thị trường Việt Nam, biển Việt Nam thành nơi cung cấp nguyên liệu, nhân công và tiêu thụ hàng hóa cho nền kinh tế Pháp.
C. Tình hình chính trị ở Việt Nam đã ổn định, là điều kiện thuận lợi để Pháp khai thác bóc lột nhân dân ta.
D. Ban đầu các cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân ta chống thực dân Pháp nổ ra quyết liệt mạnh mẽ nên Pháp chưa thể tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa.
Câu 6: Lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là ai?
A. Đinh Công Tráng, Nguyễn Thiện Thuật.
C. Phan Đình Phùng, Đinh Công Tráng.
B. Phan Đình Phùng, Cao Thắng.
D. Nguyễn Thiện Thuật.
Câu 7: Trong phong trào đấu tranh những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp công nhân Việt Nam đã thể hiện rõ
A. tinh thần đấu tranh chống Pháp quyết liệt.
B. là giai cấp tiên tiến nhất, đi đầu trong các cuộc đấu tranh chống Pháp, luôn đoàn kết với nông dân, tư sản, tiểu tư sản trong các phong trào đấu tranh.
C. tinh thần đoàn kết với nông dân trong các cuộc đấu tranh.
D. là giai cấp sớm có tinh thần đấu tranh chống Pháp và thể hiện tinh thần đoàn kết, tính kỉ luật cao.
Câu 8: Phong trào nông dân Yên Thế là phong trào do

A. phong trào Cần Vương khởi xướng.
B. các cuộc khởi nghĩa Cần Vương hợp lại.

C. nông dân tự động kháng chiến.
D. triều đình tổ chức.
Câu 9: Vì sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX?
A. Thời gian kéo dài nhất, địa bàn hoạt động rộng khắp, tổ chức chặt chẽ hơn các cuộc khởi nghĩa khác.

B. Tổ chức chặt chẽ hơn các cuộc khởi nghĩa khác: nghĩa quân được chia thành 15 thứ quân, các thứ quân đảm bảo thường xuyên giữ liên lạc.
C. Tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt, chủ động mở các cuộc tấn công vào sào huyệt của kẻ thù, gây nhiều tổn thất cho Pháp.

D. Địa bàn hoạt động của cuộc khởi nghĩa rộng khắp 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
nghĩa quân xây dựng được nhiều căn cứ, trung tâm kháng chiến, tạo điều kiện thuận lợi cho nghĩa quân hoạt động.

1. Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có sự phân hóa, xuất hiện giai cấp tầng lớp mới nào? Trình bày những nét chính về một  giai cấp, tầng lớp trong số các giai cấp, tầng lớp mới đó ?GỢI Ý: Mục II. 2 SGK trang 141, 142* Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp xã hội Việt Nam có sự phân hóa, xuất...
Đọc tiếp

1. Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có sự phân hóa, xuất hiện giai cấp tầng lớp mới nào? Trình bày những nét chính về một  giai cấp, tầng lớp trong số các giai cấp, tầng lớp mới đó ?

GỢI Ý: Mục II. 2 SGK trang 141, 142

* Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp xã hội Việt Nam có sự phân hóa, xuất hiện giai cấp tầng lớp mới là:

- Tầng lớp tư sản.

- Tầng lớp tiểu tư sản.

- Giai cấp công nhân.

* Trình bày những nét chính về một giai cấp, tầng lớp. Có thể chọn:

+ Tầng lớp tư sản: Có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, chủ hãng buôn… => bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép.

+ Tầng lớp tiểu tư sản: Bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do => đời sống bấp bênh, có ý thức dân tộc. Tích cực tham gia các hoạt động cứu nước.

+ Giai cấp công nhân: phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.

 

0
14 tháng 3 2016

Sự chuyển biến và thái độ cách mạng của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.

* Giai cấp cũ trong xã hội bị phân hóa

- Địa chủ: Vua, quan, phong kiến, người có nhiều ruộng đất. Họ là những tầng lớp trên của xã hội, có nhiều của cải và sống sung sướng. Dưới tác động công cuộc khai thác, họ cũng bị phân hóa thành nhiều bộ phận với thái độ cách mạng khác nhau.

+ Đại bộ phận địa chủ lớn đã cấu kết với thực dân Pháp, ra sức bóc lột, đàn áp nhân dân ta, là tay sai của thực dân Pháp.

+ Một số địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần dân tộc, yêu nước.

- Nông dân: chiếm 3/4 dân số trong xã hội

+ Là những người bị đế quốc và phong kiến tước đoạt ruộng đất, bị phá sản. Nông dân ngày càng bị bần cùng hóa nghiêm trọng. Cuộc sống của họ ngày càng cơ cực bị áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến. Mất đất nông dân phải bán sức lao động cho chủ đồn điền, nhà máy, hầm mỏ và họ là nguồn gốc của giai cấp công nhân sau này.

+ Họ căm ghét chế độ bóc lột của thực dân Pháp và phong kiến nên có ý thức dân tộc sâu sắc. Họ sẵn sàng hưởng ứng và tham gia phong trào đấu tranh cách mạng nếu có giai cấp nào mang lai cuộc sống ấm no cho họ.

* Giai cấp, tầng lớp tư sản mới được hình thành.

- Tư sản dân tộc:

+ Là những chủ xí nghiệp, chủ hãng buôn lớn, nhà thầu khoán... Họ có tài sản trong tay, cuộc sống của họ khá giả.

+ Tuy có của cải nhưng họ luôn bị tư sản mại bản và chính quyền thực dân chèn ép. Vì thế lực yếu lại lệ thuộc vào thực dân Pháp nên họ chưa tỏ thái độ tham gia cách mạng.

- Tiểu tư sản trí thức:

+ Là chủ xưởng nhỏ, viên chức nghèo, giáo viên, học sinh, sinh viên... có cuộc sống dễ chịu hơn nông dân nhưng rất bấp bênh.

+ Có ý thức dân tộc, sẵn sàng góp sức mình, tham gia cách mạng.

- Công nhân:

+ Đa số xuất thân từ nông dân, cuộc sống rất khổ vì bị ba tầng áp bức bóc lột; đế quốc, phong kiến và tư bản, là giai cấp tiên tiến nhất (đại diện cho phương thức sản xuất mới).

+ Do hoàn cảnh xuất thân và chịu áp bức, bóc lột nặng nề, họ có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ. Họ được lịch sử giao cho sứ mệnh lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

 

bạn có thể gửi phần trả lời qua fb cho mình đc k kia mình thi rồi cám ơn bạn

22 tháng 11 2023

Câu 1: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam và những chuyển biến mới về kinh tế:

  • Thực dân Pháp đã thực hiện chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai từ năm 1919 đến 1929. Trong giai đoạn này, Pháp đã tập trung đầu tư vào nông nghiệp và công nghiệp khai mỏ để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chính quốc.
  • Chính sách này đã tạo ra sự chuyển biến lớn trong nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể, nó đã thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp và công nghiệp khai mỏ, tạo ra nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp Pháp.

Câu 2: Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai đối với xã hội Việt Nam:

  • Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai, xã hội Việt Nam đã trải qua nhiều chuyển biến. Cụ thể, sự phát triển của nông nghiệp và công nghiệp khai mỏ đã tạo ra nhiều việc làm, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và góp phần thay đổi cấu trúc xã hội.

Câu 3: Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản, công nhân Việt Nam và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 – 1925:

  • Trong giai đoạn này, tư sản và tiểu tư sản Việt Nam đã tham gia vào các hoạt động kinh doanh, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Công nhân Việt Nam cũng đã tham gia vào quá trình sản xuất, đóng góp vào sự phát triển của nông nghiệp và công nghiệp khai mỏ.
  • Nguyễn Ái Quốc, trong giai đoạn từ 1919 đến 1925, đã tham gia vào nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam. Cụ thể, ông đã tham gia vào các hoạt động chính trị và xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam trong giai đoạn này.
8 tháng 5 2021

* Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế:

- Nông nghiệp: xuất hiện các đồn điền trồng lúa, cao su nông nghiệp quy mô lớn.

- Xuất hiện một số cơ sở công nghiệp: công nghiệp khai mỏ, công nghiệp phục vụ đời sống.

- Giao thông vận tải: hình thành các tuyến đường sắt, đường bộ, cầu cảng lớn.

- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu được du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song với phương thức bóc lột phong kiến.

* Những chuyển biến xã hội:

- Tính chất: chuyển từ xã hội phong kiến độc lập sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến.

- Cơ cấu xã hội:

+ Các giai cấp cũ: địa chủ phong kiến, nông dân bị phân hoá.

+ Xuất hiện các tầng lớp, giai cấp mới: công nhân, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản thành thị, tạo điều kiện cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.

- Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt

17 tháng 1 2018

* Chuyển biến về kinh tế

   - Chuyển biến tích cực:

   + Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập vào Việt Nam, đem lại nhiều tiến bộ hơn so với phương thức sản xuất phong kiến.

   + Cùng với sự xuất hiện, phát triển của kinh tế hàng hóa, kinh tế Việt Nam bước đầu có sự hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. 

   + Hình thành các đô thị lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn – Chợ lớn,...), các trung tâm công nghiệp mới (Nam Định, Bến Thủy, Hòn Gai...),... 

   - Chuyển biến tiêu cực:

   + Tài nguyên thiên nhiên bị vơi cạn. 

   + Việt Nam trở thành thị trường cung cấp nguyên, nhiên liệu, nhân công và tiêu thụ hàng hóa độc chiếm của thực dân Pháp. 

   + Thực dân Pháp không du nhập một cách hoàn chỉnh phương thức tư bản chủ nghĩa vào Việt Nam. Khi tiến hành khai thác thuộc địa, Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế. Vì vậy, kinh tế Việt Nam bị kìm hãm, phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp; sự phát triển chỉ mang tính chất cục bộ ở một số địa phương, về cơ bản kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu, phát triển thiếu đồng bộ, mất cân đối. 

    * Chuyển biến về xã hội

   - Các giai cấp cũ trong xã hội (địa chủ phong kiến và nông dân) có sự phân hóa sâu sắc:

   + Một bộ phận địa chủ cấu kết với đế quốc để áp bức, bóc lột nhân dân. Tuy nhiên, một số địa chủ vừa và nhỏ còn có tinh thần yêu nước nên đã tham gia vào các phong trào yêu nước, chống Pháp khi có điều kiện.

   + Giai cấp nông dân bị bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn. 

   - Trong xã hội xuất hiện các giai cấp và tầng lớp mới:

   + Sự phát triển của nền công, thương nghiệp thuộc địa, dẫn đến sự hình thành của đội ngũ công nhân. Công nhân và gia đình họ bị thực dân, phong kiến và tư sản bóc lột nên sớm có tinh thần đấu tranh. Ở đầu thế kỉ XX, lực lượng công nhân Việt Nam còn ít (khoảng 10 vạn người); mục tiêu đấu tranh của họ chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế (tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện sống và điều kiện làm việc,...); ngoài ra họ còn hưởng ứng các phong trào chống Pháp do các tầng lớp khác lãnh đạo.

   + Tầng lớp tiểu tư sản xuất hiện và ngày càng phát triển về số lượng. Cuộc sống của tiểu tư sản tuy có phần dễ chịu hơn công nhân, nông dân và dân nghèo thành thị, song vẫn bấp bênh. Họ là những người có ý thức dân tộc, lại sớm được tiếp thu với những tư tưởng tiến bộ (nhất là bộ phận giáo viên, học sinh, sinh viên,...), nên tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

   + Tầng lớp tư sản ra đời. Tư sản Việt Nam bị tư sản Pháp chèn ép, chính quyền thực dân kìm hãm. Song do bị lệ thuộc, yếu ớt về mặt kinh tế, nên họ chưa dám tỏ thái độ hưởng ứng hay tham gia vào các cuộc vận động yêu nước. 

   - Các sĩ phu yêu nước cũng có nhiều chuyển biến về tư tưởng chính trị. Họ bắt đầu tiếp thu trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản và khởi xướng ở Việt Nam một cuộc vận động giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi ở đầu thế kỉ XX. 

   * Mối quan hệ giữa chuyển biến kinh tế và chuyển biến xã hội:

   - Chuyển biến về kinh tế là tiền đề của chuyển biến xã hội. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam dưới chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã làm cho xã hội ngày càng phân hóa sâu sắc. 

   - Dưới nền kinh tế phong kiến lạc hậu mới du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, phát triển một cách ì ạch, các giai cấp, tầng lớp mới được hình thành trong xã hội Việt Nam chưa thể lớn mạnh, đủ sức đứng ra cầm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam. 

13 tháng 8 2023

Tham khảo

♦ Yêu cầu số 1: Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đến Việt Nam

Về chính trị: người Pháp nắm trong tay mọi quyền lực. Một bộ phận địa chủ phong kiến trở thành tay sai, cùng với thực dân Pháp bóc lột nhân dân.

Về kinh tế:

+ Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam. Hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là ở các đô thị có sự cải thiện. Nhiều bến cảng, nhà ga cùng các tuyến giao thông, các cơ sở công nghiệp, thương nghiệp được xây dựng. Các đồn điền trồng lúa, cao su, cà phê cũng dần xuất hiện, đặc biệt là ở Nam Kì.

+ Nền kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối và bị lệ thuộc vào kinh tế Pháp. Việt Nam trở thành nơi cung cấp nguyên liệu và là thị trường tiêu thụ hàng hoá của nước Pháp.

- Về văn hóa: văn hóa phương Tây được du nhập vào Việt Nam, cùng tồn tại với nền văn hóa truyền thống.

- Về xã hội:

+ Các giai cấp cũ trong xã hội có sự phân hóa:

▪ Giai cấp địa chủ phong kiến bị phân hóa thành đại địa chủ, địa chủ vừa và địa chủ nhỏ. Đại địa chủ trở nên giàu có trở thành tay sai của Pháp; địa chủ vừa và nhỏ ít nhiều có tinh thần đấu tranh chống Pháp.

▪ Nông dân vẫn chiếm đa số trong xã hội, sống nghèo khổ, nhiều người phải bỏ làng quê ra thành thị kiếm sống hoặc xin làm công nhân.

▪ Một bộ phận trí thức Nho học có sự chuyển biến về nhận thức, tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng....

+ Xuất hiện các tầng lớp xã hội mới, như: tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, trí thức thành thị, giai cấp công nhân,…

=> Kết luận: Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), tình hình Việt Nam có nhiều biến đổi. Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến với hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

♦ Yêu cầu số 2:

- Những tác động tích cực từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đến phong trào yêu nước của Việt Nam đầu thế kỉ XX:

+ Thứ nhất, sự du nhập của văn hóa phương Tây, đặc biệt là trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản đã góp phần làm làm chuyển biến nhận thức của một bộ phận dân cư trong xã hội, đây cũng là một trong những nhân tố dẫn đến sự hình thành của phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.

+ Thứ hai, trong xã hội Việt Nam xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới, như: giai cấp công nhân, tầng lớp tư sản và tiểu tư sản,... điều này đã giúp cho phong trào đấu tranh yêu nước của Việt Nam đầu thế kỉ XX được bổ sung thêm lực lượng.

13 tháng 8 2023

Tham Khảo:

Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với tình hình Việt Nam đầu thế kỉ XX:

Về kinh tế:

- Tích cực:

+ Xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân.

+ Thành thị theo hướng hiện đại ra đời, bước đầu xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.

+ Xây dựng được hệ thống giao thông vận tải.

- Tiêu cực:

+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt

+ Nông nghiệp lạc hậu, dậm chân tại chỗ

+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, mất cân đối, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

=> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc vào nền kinh tế chính quốc.

Về văn hóa, xã hội: 

- Các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới:

+ Giai cấp địa chủ phong kiến: đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

+ Giai cấp nông dân: có số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề. Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

+ Tầng lớp tư sản: có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn,... bị kìm hãm, chèn ép, chưa có tinh thần cách mạng.

+ Tiểu tư sản thành thị: bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

+ Công nhân: xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp,… đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.

- Văn hóa phương Tây du nhập ngày càng mạnh. 

=> Đời sống nhân dân khổ cực, mâu thuẫn xã hội sâu sắc.