K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 5 2020

giúp với chiều làm rồi

18 tháng 3 2021

Tham khảo :

Địa đạo Hiệp Phổ Nam được xây dựng từ tháng 5.1965, có chiều dài 165m, ngang 02m, cao 03m; có 02 cửa hầm chính, với sức chứa khoảng 200 người, vừa là nơi để nhân dân trong thôn trú ẩn bom đạn, pháo bầy và các trận càn quét của giặc; vừa là “căn cứ địa” của lực lượng dân quân, du kích. Sáng 3.8.1965, Mỹ - ngụy tổ chức càn quét qua đây và phát hiện ra địa đạo. Chúng đã dùng lựu đạn, mìn, đánh thẳng vào cửa hầm và còn sử dụng cả hơi độc bơm vào địa đạo trước khi tháo chạy, khiến 91 người trong hầm không thể thoát ra ngoài và chết tại chỗ. Sau khi địch rút lui, xã Hành Trung tổ chức khai quật và xác định được danh tính của 70 hài cốt (trong đó có 58 trường hợp là cán bộ, dân quân, du kích và 12 trường hợp là dân thường). Trong số này, người nhiều tuổi nhất là 54 tuổi và nhỏ nhất là 12 tuổi. Hiện vẫn còn khoảng 21 người nằm trong lòng địa đạo. Đến nay đã có 58 người được công nhận là liệt sĩ.

Phát biểu tại Lễ tưởng niệm, ông Đàm Bàng- Phó chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh: Mặc dù chiến tranh đã lùi xa, nỗi đau dần nguôi ngoai nhưng di chứng về tinh thần thì vẫn còn ăn sâu trong những nhân chứng còn sống và người thân của những người bị sát hại trong vụ sát hại. Sau ngày đất nước hòa bình, người dân nơi đây đã vượt qua nỗi đau, xây dựng lại nhà cửa, làng mạc, tạo dựng cuộc sống, vùng đất đau thương đã được hồi sinh, nhiều công trình dân sinh trên quê hương đã được Nhà nước đầu tư xây dựng như Nhà văn hóa thôn, đường liên thôn, liên xóm được bê tông hóa, nhiều công trình được xây dựng theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đáp ứng phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân và tạo cảnh quang môi trường xanh, sạch, đẹp, Trường được xây dựng khang trang, trẻ em đến trường đúng độ tuổi, 100% hộ dân được sử dụng điện. Những mô hình chăn nuôi gia trại được phát triển và tạo thu nhập cao cho người dân, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân Hiệp Phổ Nam ngày một cải thiện, nâng cao. Tại nơi tổ chức Lễ tưởng niệm, nơi diễn ra 91 nạn nhân bị sát hại năm xưa, Nhà nước và nhân dân địa phương đã xây dựng Khu di tích tưởng niệm có bia bảng, Nhà trưng bày, đáp ứng nguyện vọng của bà con Hiệp Phổ Nam và mọi người đến thăm viếng, tưởng niệm.

Có thể nói, tưởng niệm 55 năm ngày xảy ra 91 nạn nhân bị sát hại, không phải để nuôi lòng hận thù, mà để hiểu rõ hơn sự thảm khốc của chiến tranh, kêu gọi đoàn kết bảo vệ hòa bình, bảo vệ cuộc sống yên lành của nhân dân và cũng là dịp để chúng ta bày tỏ sự tri ân, lòng biết ơn ghi nhớ công lao các anh hùng liệt sĩ, đồng bào, đồng chí bằng những tình cảm yêu thương, cùng thắp nén nhang tưởng nhớ những người đã bị sát hại, đồng thời cùng nhau cầu nguyện cho hòa bình, quyết tâm xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc

Tại lễ tưởng niệm, ông Đặng Ngọc Dũng- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã trao bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh đối với Di tích lịch sử Địa đạo Hiệp Phổ Nam, xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành cho nhân dân và cán bộ xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành./.

12 tháng 1 2018

chào bạn, bạn tham khảo nhé ^^

Thuyết minh về di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi

19 tháng 2 2019
  • Mở bài:

Nhắc đến cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc Việt Nam không thể không nhắc đến địa đạo Củ Chi, một trong nhưng kì quan lịch sử vĩ đại, trở thành nỗi khủng khiếp của kẻ thù. Bằng ý chí kiên trì phi thường, lòng căm thù giặc sâu sắc, quân và dân huyện Củ chi đã tạo nên huyền thoại Củ Chi còn vang danh cho đến ngày nay.

  • Thân bài:

Nguồn gốc và lịch sử hình thành:

Địa đạo là một hệ thống đường hầm đào sâu trong lòng đất, địa đạo nằm trong bộ phận huyện Củ Chi nên gọi là địa đạo Củ Chi.

Ở Củ Chi, địa đạo có sớm nhất vào năm 1948 thuộc hai xã: Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An. Lúc đầu chỉ có những đoạn ngắn cấu trúc đơn giản dùng để cất giấu tài liệu, vũ khí, trú ém cán bộ hoạt động trong vùng địch hậu. Sau đó các cơ quan, đơn vị phát triển địa đạo nhánh ăn thông với đường “xương sống”, hình thành hệ thống Địa đạo Củ Chi liên hoàn.

Hệ thống địa đạo Củ Chi liên tục được xây dựng củng cố từ lúc hình thành cho đến giai đoạn cuối thời kì kháng chiến chống Mỹ mới ngừng xây dựng đào mới. Khi cuộc kháng chiến chống mỹ thắng lợi năm 1975, Địa đạo Củ Chi mới ngừng xây dựng. Từ đó đến nay, Địa đạo luôn được bảo tồn, gìn giữ, trở thành niềm tự hào của nhân dân.

Đặc điểm, cấu tạo các đường hầm:

Toàn bộ hệ thống địa đạo dài khoảng 250 km và có các hệ thống thông hơi tại vị trí các bụi cây. Đây là địa đạo dài nhất trên thế giới được bảo tồn cho đến ngày nay. Từ những căn hầm trú ẩn nhỏ, đơn lẻ, do nhu cầu liên kết, chuyển thu và hỗ trợ nhau khi chiến đấu, các căn hầm đã được đào thông với nhau tạo thành một chuỗi đường hầm đồ sộ.

Địa đạo đào trên một khu vực đất sét pha đá ong nên có độ bền cao, ít bị sụt lở. Hệ thống địa đạo nằm sâu dưới lòng đất, có thể chịu được sức công phá của các loại bom tấn lớn nhất của quân đội Mỹ. Không khí được lấy vào địa đạo thông qua các lỗ thông hơi. Các khu vực khác nhau của địa đạo có thể được cô lập khi cần. Đó là sáng tạo độc đáo của quân dân Củ Chi rút kinh nghiệm từ thực tế chiến đấu. Nhiều lần quân địch phát hiện và phá hủy đường hầm nhưng chỉ làm tổn hại một phần. Các phần khác đã được cô lập nhờ các cồn đất hoặc rãnh nước mà ta đã chuẩn bị sẵn.

Căn hầm đầu tiên ở ngay bìa rừng có giếng ngầm cung cấp nguồn nước uống và sinh hoạt cho toàn khu vực địa đạo. Các cửa đường hầm thường xuyên ra bờ sông nhưng được ngụy trang kín đáo nhằm tránh sự phát hiện của quân địch. Chiều cao của hầm khoảng từ 0.8-1 mét, chiều rộng khoảng 0.6 mét, vừa bằng một người đi khom. Nóc hầm hình cong mái vòm. Bốn bên được mài nhẵn để tránh va vấp khi di chuyển trong bóng tối.

Hệ thống địa đạo gồm 3 tầng, từ đường “xương sống” toả ra vô số nhánh dài, nhánh ngắn ăn thông nhau, có nhánh trổ ra tận sông Sài Gòn. Nhìn vào kết cấu đường hầm giống như một tổ mối khổng lồ.

duong-ham-dia-dao-cu-chi

Tầng một cách mặt đất 3m, chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép và xe cơ giới hạng nặng. Tầng này dùng để di chuyển nhanh, thực hiện ẩn nấp kẻ địch hoặc tổ chức tấn công nhanh trên mặt đất. Đó cũng là tầng hình thành đầu tiên, tạo cơ sở hình thành tầng hai.

Tầng 2 cách mặt đất 5m, nối liền tới tầng 1, có thể chống được bom cỡ nhỏ. Đây là tầng chuyển tiếp, thường bố trí lối đi và các phòng: nhà bếp, phòng học, phòng nghỉ ngơi, phòng họp… Hầu hết sinh hoạt, hội họp, kho lưu trữ đều bố trí ở tầng này bởi nó an toàn lại có nhiều không khí để thở lại có thể thực hiện tấn công hoặc di chuyển nhanh khi cần.

Tầng 3 là tầng cuối cùng cách mặt đất 8-10m. Tầng 3 có thể chống lại được các loại bom hạng nặng xuyên sâu. Đây là tầng trú ẩn khi kẻ thù càn quét mạnh. Do nằm sâu trong đất, thiếu dưỡng khí và ánh sáng, các lối đi vòng vèo bất lợi cho việc ở lâu và di chuyển nhanh nên tầng này chỉ được sử dụng để trú ẩn.

Ðường lên xuống giữa các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật. Bên trên ngụy trang kín đáo bằng lá khô hoặc búi cỏ tươi, nhìn như những ụ mối đùn, dọc đường hầm có lỗ thông hơi. Do nhu cầu lấy không khí và ánh sáng tự nhiên nên đường hầm bố trí rất nhiều lỗ thông hơi. Để tránh sự tìm kiếm của quân đich, các lỗ thông hơi được đào giống như hang chuột, hang cua trong bụi rậm. Người ta còn đặt trước cửa hang cục xà phòng đánh lừa chó nghiệp vụ lùng xục.

Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi, có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, có giếng nước, có bếp Hoàng Cầm, có hầm chỉ huy, hầm giải phẫu… Còn có cả hầm lớn, mái lợp thoáng mát, nguỵ trang khéo léo để xem phim, văn nghệ.

Cuộc sống và chiến đấu của nhân dân dưới Địa đạo Củ Chi:

Vào thời kỳ đánh phá ác liệt, mọi hoạt động của lực lượng chiến đấu và sinh hoạt của nhân dân đều diễn ra dưới lòng Địa đạo Củ Chi. Trong điều kiện nguy khó vẫn cố gắng tạo ra cuộc sống bình thường, mặc cho trên mặt đất không ngớt bom đạn cày xới, lửa khói mịt mù…

Do cần bảo tồn lực lượng để chiến đấu lâu dài nên phải chấp nhận mọi sự khắc nghiệt vượt quá sức chịu đựng của con người. Bởi trong lòng đất đen tối, chật hẹp đi lại rất hạn chế, phần lớn đi khom hoặc bò. Đường hầm có nơi ẩm ướt và ngột ngạt do thiếu dưỡng khí, ánh sáng chỉ le lói đèn cầy hoặc đèn pin…

cuoc-song-duoi-duong-ham-dia-dao-cu-chi-tphcm

Vào mùa mưa, dưới lòng Địa đạo Củ Chi phát sinh nhiều côn trùng độc hại, nhiều nơi có cả rắn, rết… Đối với phụ nữ, sinh hoạt càng khó khăn hơn, có chị sinh con và nuôi con trong hầm địa đạo phải chịu biết bao cực khổ. Hay mỗi khi có người ngất xỉu, phải đưa ra cửa hầm để hô hấp nhân tạo mới tỉnh lại được…

Đã thế, hàng trăm người lên xuống hằng ngày qua miệng hầm mà vẫn bảo đảm giữ bí mật Địa đạo Củ Chi là chuyện vô cùng phức tạp, mỗi thành viên ra vào phải kỹ lưỡng xóa mọi dấu vết có thể gây ra nghi ngờ, làm nguy hại đến đại cục.

Thế nhưng, tất cả mọi bí mật của đường hầm này đã được giữ bí mật cho đến sau giải phóng. Đó là kì công thứ hai mà quân và dân Củ Chi đã kiên trì thực hiện trong suốt hai cuộc kháng chiến.

Ý nghĩa lịch sử:

Địa đạo Củ Chi là cơ quan bảo vệ, xây dựng, củng cố và phát triển của lực lượng cách mạng miền Nam Việt Nam. Với vị trí cạnh sát kẻ thù, lợi thế bí mật, các lực lượng cách mạng đa hình thành và phát triển ngay dưới đường hầm này. Các tin tức, hoạt động của kẻ thù được thu thập nhanh chóng và chính xác, cung cấp thông tin chiến lược để xây dựng kế hoạch tác chiến hiệu quả. Địa đạo Củ Chi là hậu phương vững chắc, làm bàn đạp tiện lợi khi có hiệu lệnh tấn công vào Sài Gòn.

Đây cũng là nơi diễn ra các trận chiến đấu quyết liệt chống càn, tiêu diệt địch trong các chiến lược chiến tranh. Củ chi luôn nằm trong tầm ngắm chiến lược của Mỹ ngụy, chúng quyết tiêu diệt bằng được căn cứ ngầm này trong suốt cuộc chiến tranh. Chúng đã thực hiện rất nhiều cuộc càn quét, tìm và tiêu diệt lực lượng cách mạng nhưng đều thất bại, nhận lấy những hậu quả nặng nề. Địa đạo Củ chi trở thành điều khủng khiếp đối quân Mỹ, chúng không thể hiều làm sao quân và dân Củ Chỉ có thể tồn tại và chiến đấu dưới mưa bom bão đạn của chúng.

Không những trực tiếp đối diện với kẻ thù, Địa đạo Củ Chi còn là hậu phương vững chắc làm nên chiến thắng thần thánh của quân và dân ta. Hầu hết khí giới, quân dụng, quân trang chuẩn bị cho cuộc tấn công đều được tập kết và cất giấu ở đây. Quân và dân Củ Chi còn tổ chức sản xuất bí mật, tạo nên nguồn chi viện tại chỗ, kịp thời đáp ứng yêu cầu của cuộc cuộc chiến.

Giá trị văn hóa và tinh thần:

Địa đạo Củ Chi được xem là đường ngầm dài nhất trên thế giới với hơn 250km đường ngầm và thông hào. Là kì quan độc đáo có một không hai, vừa mang chiều sâu thăm thẳm của tinh thần yêu nước, lòng căm thù và ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc ta, trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thế kỉ 20.

  • Kết bài:

Ngày nay, địa đạo Củ Chi đã được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia, có giá trị đặc biệt cần được bảo tồn, gìn giữ. Địa đạo Củ Chi đang trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, đem về cho thành phố khoản thu nhập có giá trị kinh tế lớn. Nơi đây cũng trở thành địa điểm tham quan, giáo dục về lịch sử đấu tranh bất khuất của dân tộc, giáo dục tinh thần yêu nước và ý chí bảo vệ đất nước cho nhiều thế hệ trẻ. Hình ảnh địa đạo Củ Chi đã không ngừng được giới thiệu với bạn bè trên thế giới và nhận được rất nhiều tình yêu, sự trân trọng và ngưỡng mộ.

sự tích bánh trưng bánh dày.                                                                              truyện “Bánh chưng bánh giầy” thuộc thể loại nào?A. Truyền thuyết về người anh hùng.B. Truyền thuyết về thời kì dựng nước.C. Truyền thuyết về địa danh.D. Truyền thuyết giải thích nguồn gốc phong tục.                                                Chi tiết...
Đọc tiếp

sự tích bánh trưng bánh dày.                                                                              truyện “Bánh chưng bánh giầy” thuộc thể loại nào?

A. Truyền thuyết về người anh hùng.

B. Truyền thuyết về thời kì dựng nước.

C. Truyền thuyết về địa danh.

D. Truyền thuyết giải thích nguồn gốc phong tục.                                                

Chi tiết nào sau đây không liên quan đến lịch sử?

A. Giặc Ân nhiều lần xâm lấn bờ cõi

B. Lang Liêu được thần báo mộng

C. Tục làm bánh chưng, bánh giầy ngày Tết

D. Lang Liêu được nối ngôi vua.                                                                           

 Sau khi đọc văn bản “Bánh chưng bánh giầy”, em thấy truyện ca ngợi điều gì?

A. Giải thích nguồn gốc làm bánh

B. Đề cao trí tuệ, lòng hiếu thảo của người nông dân

C. Ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán đẹp từ những điều giản dị, giàu ý nghĩa.

D. Cả 3 đáp án trên.

0
10 tháng 3 2021

BẠn tham khảo nhé!!

Câu 1 viết một đoạn văn thuyết minh ngắn về thánh địa Mỹ Sơn.

Chămpa là một dân tộc sinh sống lâu đời trên dải đất miền Trung Việt Nam. Trong lịch sử phát triển, với văn hóa bản địa đặc sắc của mình cùng với mối giao lưu rộng rãi đa chiều với nhiều nền văn hóa khác nhau người Chăm đã sáng tạo nên một nền văn hoá đa dạng và độc đáo. Họ đã để lại cho chúng ta một quần thể  kiến trúc đền tháp đồ sộ và những tác phẩm điêu khắc có giá trị nghệ thuật cao.

Trong số đó, khu di tích đền tháp Mỹ Sơn là một minh chứng điển hình nhất cho một nền văn hóa champa phát triển rực rỡ trong quá khứ – Mỹ Sơn đã được UNESSCO công nhận là DSVHTG năm 1999.

Tôn giáo chính của người Chăm là Ấn Độ giáo, thờ ba vị là Brahma – Visnu – Siva, trong đó Siva được tôn sùng hơn cả. Ngoài ra Phật giáo cũng là tôn giáo của người Chăm. Chính hai tôn giáo này có ảnh hưởng sâu sắc đến kiến trúc đền tháp của người Chăm nói chung và khu đèn tháp Mỹ sơn nói riêng.

Khu di tích đền tháp Mỹ Sơn nay thuộc huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km, là tổ hợp gần 70 công trình lớn nhỏ, 

trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Ban đầu, vào thế kỉ thứ IV đền tháp Mỹ Sơn được xây dựng bằng gỗ để thờ thần Siva. nhưng vào thế kỉ VII, đã xây dựng lại ngôi đền bằng những vật liệu bền vững hơn còn tồn tại đến ngày nay.

Để có một cái nhìn khái quát hơn về thánh địa mỹ sơn mời các bạn cùng nhìn vào sơ đồ tổng quát trên đây. Các công trình kiến trúc Mỹ Sơn được chia ra làm các nhóm chính để tiện trong việc nghiên cứu. Do điều kiện thời gian, hôm nay chúng ta tìm hiểu nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chăm pa tại khu C và khu B.

Nhưng trước đề cập đến các đối tượng cụ thể, HDV xin điểm lại những nét kiến trức đặc trưng chung của thánh địa Mỹ Sơn. Mỹ Sơn có các công trình đại diện cho các phong cách  nghệ thuật kiến trúc Chăm pa phát triển liên tục từ thế kỷ thứ 7 – 13 bao gồm: phong cách Mỹ sơn E1, phong cách Hoà Lai, phong cách Đông Dương, phong cách Mỹ Sơn A1, phong cách Bình Định.

Đền tháp Chăm thường có cửa quay về hướng đông – hướng của thần Siva ngự trị. Nhưng tại Mỹ sơn vẫn có một vài ngôi tháp quay về hướng tây hoặc có cả 2 cửa trổ về 2 hướng đông tây biểu hiện tư tưởng hướng về thế giới bên kia của những vị vua sau khi chết đựơc phong thần và để tỏ lòng hoài niệm tổ tiên. Mỗi khu đền tháp đều có một tháp chính và các tháp nhỏ xung. Ngôi đền chính tượng trưng cho ngọn núi Meru- trung tâm vũ trụ, nơi hội tụ của thần linh.

Mỗi tháp có 3 phần: chân tháp, mình tháp và đỉnh tháp, tượng trưng cho 3 vị thần: Brahma, Vishnu, Siva tương ứng với 3 thế giới: thế giới trần tục, thế giới tâm linh và thế giới thần linh.

Nhìn chung, các công trình kiến trúc nơi đây đều được xây dựng bằng gạch nung và có thể là đá sa thạch. Những viên gạch được chồng khít lên nhau mà không thấy một lớp vôi vữa nào. Hiện có rất nhiều giả thuyết về kỹ thuật xây dựng tháp Chăm: xây dựng bằng gạch chưa nung hoặc dùng vữa bằng bột đất sét nơi gạch được xây dựng để xây tháp hoặc xây tháp bằng phương pháp mài,.. Tuy nhiên, cho đến ngày nay thì kỹ thuật xây dựng tháp vẫn là một điều bí ẩn.

Trong thánh địa Mỹ Sơn thì khu C là tiêu biểu nhất cả về diện tích, cảnh quan, số lượng, chất lượng của đền tháp, bia kí . Các tác phẩm điêu khắc ở đây vô cùng phong phú đa dạng. 

Trong nhóm đền tháp C, tháp C1 là ngôi điện thờ chính. Cấu trúc gồm 2 phần tiền sảnh và thân tháp đều có mái cong giống nhau – mái cong hình yên ngựa.

Hai bên các cửa giả quanh thân tháp, có 6 cặp trụ ốp ghép; giữa hai trụ ốp có hình người đứng chắp tay dưới vòm cuốn. Những tượng người được thể hiện quanh tháp đều có khuôn mặt thanh tú và trang phục truyền thống của người Chăm.

Nếu C1 đại diện tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Mỹ sơn A1 (TK10) thì tháp B1 đại diện cho phong cách Bình Định (TK12-13). Đây cũng là ngôi tháp duy nhất tại Mỹ sơn được xây dựng bằng đá.

Thoạt đầu ngôi đền được xây dựng bằng gạch, sau đó do biến cố lịch sử nó đã bị sụp đổ. Đến thế kỷ XIII, nó được xây dựng lại bằng đá Sa Thạch, nhưng vì một lý do nào đó mà ngôi tháp này đã không được hoàn thành, hiện chỉ còn các chân đế, trụ đá với các họa tiết hoa sen cùng với các bi ký trên đá bằng chữ phạn còn rất rõ nét.  Hiện mỗi cạnh của tháp B1 dài hơn 10m và như vậy, nếu xây dựng hoàn chỉnh có lẽ B1 đã trở thành ngôi tháp lớn nhất Mỹ Sơn.

Còn đây là bệ thờ Linga – Yoni lớn trong Kalan B1, thờ vua thần Sivana-Bhadresvara, vị thần bảo hộ cho Thánh địa Mỹ Sơn. Theo Ấn độ giáo thì linga (tức sinh thực khí nam) kết hợp với yoni (sinh thực khí nữ) được coi là sự hòa nhập âm dương là nguồn gốc sản sinh ra vạn vật.  Vì vậy, việc thờ linga và yoni là biểu tượng cho tín ngưỡng phồn thực của người Chăm.

Khu đền tháp Mỹ sơn là một kiệt tác về tài năng sáng tạo của con người, là bằng chứng sống động và độc đáo về truyền thống văn hóa của nền văn minh Chăm pa. Nó thể hiện sự tài tình của người Chăm pa trong kiến trúc, xây dựng và điêu khắc không thể bắt chước hay sao chép. Vì vậy, việc gìn giữ bảo vệ ngày càng trở nên cấp thiết và hy vọng rằng trong số chúng ta sẽ đóng góp một phần công sức trong tương lai.

Để tìm hiểu thêm về nghệ thuật điêu khắc Chăm pa, quý khách có thể đến tham quan và nghiên cứu tại Bảo tàng điêu khắc Chăm tại Đà nẵng. Bây giờ, quý khách có 40ph để tiếp tục tham quan, chụp ảnh và thưởng thức nghệ thuật múa chăm.

 

Câu 2 Viết đoạn văn thuyết minh ngắn về bánh chưng ngày tết.

Trong những ngày xuân đến rộn ràng, lòng người náo nức mừng dịp Tết Nguyên Đán, chúng ta lại nghĩ đến những món ăn đậm đà bản sắc dân tộc. Và bánh chưng là một món ăn không thể thiếu trong số đó.

Bánh chưng từ lâu đã là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Tương truyền rằng vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, nhà vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu xuân, vua cha họp các hoàng tử lại và yêu cầu họ đem dâng lên thứ mà họ cho là quý nhất để cúng lên bàn thờ tổ tiên nhân ngày đầu xuân. Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hi vọng mình được vua cha truyền ngôi. Trong khi đó, người con trai thứ mười tám của Hùng Vương là Lang Liêu có tính tình hiền hậu, sống gần gũi với người nông dân lao động nghèo khổ nên chàng lo lắng không có gì quý giá để dâng lên vua cha. Một hôm, Lang Liêu nằm mộng thấy có một vị thần đến chỉ bảo cho cách làm một loại bánh từ lúa gạo và những thức có sẵn gần gũi với đời sống hằng ngày. Tỉnh dậy, chàng vô cùng mừng rỡ làm theo cách chỉ bảo của thần. Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem những thứ sơn hào hải vị đến, còn Lang Liêu chỉ có hai loại bánh như lời thần mách bảo. Vua Hùng lấy làm lạ bèn hỏi, chàng đem chuyện thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của bánh. Vua cha nếm thử, thấy ngon, khen có ý nghĩa, bèn đặt tên cho bánh là bánh chưng và bánh giày, rồi truyền ngôi lại cho chàng.

Cách thức làm bánh rất đơn giản. Nguyên liệu làm bánh bao gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Những nguyên liệu ấy vừa dễ kiếm lại vừa giàu ý nghĩa. Vật trong trời đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Gạo nếp thường dùng là gạo thu hoạch vụ mùa. Gạo vụ này có hạt to, tròn, đều và thơm dẻo hơn các vụ khác. Đỗ xanh thường được chọn lựa công phu. Sau thu hoạch đỗ cần phơi nắng đều thật khô, sàng sẩy hết rác, bụi, hạt lép, phân loại hạt rồi đóng vào hũ, lọ bằng sành là tốt nhất. Thịt lợn nên chọn thịt lợn ỉn được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công (nuôi chuồng hoặc nuôi thả, thức ăn bằng cám rau tự nhiên, không dùng thuốc tăng trọng hoặc thức ăn gia súc). Khi chọn thịt thì lấy thịt ba chỉ vừa có mỡ vừa có nạc, khiến nhân bánh vừa có vị béo đậm đà, không khô bã. Ngoài ra còn cần các gia vị như hạt tiêu, hành củ dùng để ướp thịt làm nhân; muối dùng để trộn vào gạo, đỗ xanh và ướp thịt. Đặc biệt thịt ướp không nên dùng nước mắm vì bánh sẽ chóng bị ôi thiu. Lá để gói bánh thường là lá dong tươi. Lá thì chọn lá dong rừng bánh tẻ, to bản, đều nhau, không bị rách, màu xanh mướt. Tuy nhiên, tùy theo địa phương, dân tộc, điều kiện và hoàn cảnh, lá gói bánh có thể là lá chít, hoặc vừa là lá dong vừa là lá chít. Lạt buộc bánh chưng thường dùng lạt giang được làm từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm nước muối hay hấp cho mềm trước khi gói.

Trước khi làm bánh cần có sự chuẩn bị sơ chế nguyên liệu kĩ lưỡng. Lá dong phải rửa từng lá thật sạch hai mặt và lau khô. Tiếp đó dùng dao bài cắt lột bỏ bớt cuống dọc sống lưng lá để lá bớt cứng. Gạo nếp nhặt loại bỏ những hạt gạo khác lẫn vào, vo sạch, ngâm gạo ngập trong nước cùng 0,3% muối trong khoảng thời gian 12-14 giờ, tùy loại gạo và tùy thời tiết, sau đó vớt ra để ráo. Có thể xóc muối với gạo sau khi ngâm thay vì ngâm trong nước muối. Đỗ xanh làm dập vỡ thành các mảnh nhỏ, ngâm nước ấm 40° trong hai giờ cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để ráo. Thịt lợn đem rửa để ráo, cắt thịt thành từng miếng cỡ từ 2,5-3 cm, sau đó ướp với hành tím xắt mỏng, muối tiêu hoặc bột ngọt để khoảng hai giờ cho thịt ngấm. Khi làm bánh, trước hết phải xếp lạt giang một cách hợp lý rồi trải lá dong trước. Sau đó mới trải một lớp gạo rồi đến một lớp đỗ, đặt thịt vào giữa làm nhân rồi lại trải tiếp một lớp đỗ, một lớp gạo. Sau khi quấn lá chặt lại thì dùng lạt buộc chắc chắn.

Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giày, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa: bánh chưng màu xanh lá cây, hình vuông tượng trưng cho đất, bánh giày tượng trưng cho trời. Tuy nhiên, theo một số học giả nổi tiếng, bánh chưng nguyên thủy có hình tròn và dài, giống như bánh tét, đồng thời bánh chưng và bánh giày còn tượng trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam. Bánh thường được làm vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch. Thiếu bánh chưng ắt sẽ không thành cái Tết hoàn chỉnh: “Thịt mỡ bánh chưng xanh, dưa hành câu đối đỏ”. Hơn thế, gói và luộc bánh chưng, ngồi canh bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi khi tết đến xuân về.

Là loại bánh có lịch sử lâu đời nhất trong ẩm thực truyền thống Việt Nam, còn được sử sách nhắc lại bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt. Sự ra đời và tục lệ làm bánh chưng ngày Tết muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hóa lúa nước. Theo thời gian, nền văn minh công nghiệp đang dần được hình thành, song ý nghĩa và vai trò của chiếc bánh chưng thì vẫn còn nguyên vẹn.

 


 

10 tháng 3 2021

Cảm ơn bạn nhiều nha :))

2 tháng 2 2020

Vietnam is a country known for its many beautiful landscapes. In those charming, immature places, it is hard to ignore the magical, vast and magnificent beauty of Ha Long Bay. If this has brought visitors the feeling of enjoyment and unforgettable impression. Ha Long Bay has existed for a long time, centuries ago, with many legends about the birth of the bay. Most especially, a legend says that, when the country had foreign invaders, a dragon landed on the Northeast coast, forming a wall of the enemy's advance. The place the dragon landed to protect the country was called Ha Long. Each legend has different facts, but it is to explain the name of Ha Long Bay means the bay where the dragon landed. Geographically, this is a small bay on the west coast of the Tonkin Gulf, in the northeastern sea area of ​​Vietnam, including the island waters of Ha Long City, Cam Pha City and part of Van Don Island District. Quang Ninh Province. The southwest of the bay is adjacent to Cat Ba island, the east is the sea, the rest is adjacent to the mainland with a 120 km long coastline.Coming to Ha Long Bay, we cannot take our eyes off the scenery here. It is a wonderful picture given by nature, featuring two typical landscapes: islands and caves. The first is Ha Long Island, this is an extremely rich and lively population. The islands in Ha Long Bay have two forms: limestone island and schist island, the island has its own unique, unique and unique shapes. There is an island shaped like someone's face facing the mainland, so they are called Hon Dau Island, while the island is like a dragon hovering on the water, so it is named Dragon Island. There are islands seen from afar are two brown sails that are turning the water wave to the sea (Canh Buom), there is a soup island like raspberries (Mam island), and there are islands like two chickens are cuddling. playing with each other on the waves (Trong Mai island). It can be said that the shape of the island is extremely diverse and unique.

Not only attracts visitors with the transformation of the dark blue rock islands on the sea. Ha Long also attracts tourists by the mysterious, fanciful place like the fairy place in stalactite caves. It kept on precipitating like thousands of drops of sparkling liquid jade sticking together. Each cave has its own beauty. Sung Sot cave winding under the forest canopy, with staggered stone steps, bends, cave ceiling covered with stalactites, stone statues, stone elephants, seals, raspberries, flowers in open caves out a world of fairy. Thien Cung cave with high and vertical cave walls is also surrounded by stalactites with many strange shapes, attractive to viewers.

Ha Long is an attractive tourist destination because the landscape here is beautiful and charming. The landscape of Ha Long is never boring, each season brings here an impressive and unique nuance. In the spring, amidst immense water waves, in the silver fog cover, the rocky islands become flexible, floating on the water waves. Summer comes, the dawn shines on the horizon, the rocky islands rise, from the immense water. The whole bay has a vibrant red color that gradually turns blue. Silver ripples rolled against the bay to the shore. All create unique features that apart from Ha Long, perhaps nowhere else.In addition to the value of tourism for its attractive and magical beauty, Ha Long is also a place associated with glorious history pages of the nation, one of the cultural cradles. With these values, Ha Long Bay has been recognized by UNESCO as a world cultural heritage, one of the seven wonders of the world. It can be seen that Ha Long Bay deserves to be a pride of every citizen in the country of Vietnam. We need to strive to protect and preserve Ha Long Bay to make it greener and longer, forever the pride of the country.............

2 tháng 2 2020

Nha Be River flows between Dong Nai province and Ho Chi Minh City and is a large and beautiful river. On the river, boats and boats busy. Going from Ho Chi Minh City to Bien Hoa, I heard the river breeze blowing in and cool. Along the banks, coconut garden, green mango garden. Sometimes the river is sandy. The alluvial deposits of these sand banks become quite large alluvial grounds, where farmers grow grapefruit and lemon into lush gardens. Bien Hoa grapefruit is famous for its sweetness, juicyness and longevity. The river's beautiful scenery also brings great economic benefits to the peasant farmers. The beauty of the garden is the continuity of the garden, the rice fields are green, smooth and undulating, rippling and inviting to come and visit. I love the beautiful, rich river of the homeland. That love is as abundant as a river song: "Nha Be streamed into two halves, Those who return to Gia Dinh, Dong Nai return. ”

18 tháng 9 2018

this is our new house. It is big anh new. there surrounded some by trees. It has a cat seen. the house is black white,red,yellow.there is small garden in front of is. It has nine and long. I love my house very much.

                            đây chỉ là vài câu mình làm và được cô giáo chấm nếu bạn thấy không hay thì đừng chép nha

                                               nếu thấy hay thì k và kết bạn với mình nha

18 tháng 9 2018

Hi everybody! Today I will tell you about my house. I live in a big house in the countryside and it is very beautiful. The apartment has a living room, kitchen, 3 bedrooms and 2 bathrooms. In the living room, there is a table, four chairs, a TV and an air conditioner. My bedroom is very beautiful. There is a computer, a bed, a lamp and two paintings on the wall. And a bookshelf on the table, some teddy bears on the bed and wardrobe. The kitchen has a fridge, hob and sink. Next to the kitchen is the bathroom. There is also a shower, a washing machine and a bathtub. I love my house a lot.

Bài dịch

Chào mọi người! Hôm nay tôi sẽ kể cho bạn nghe về ngôi nhà của tôi. Tôi sống trong một ngôi nhà lớn ở nông thôn và nó rất đẹp. Căn hộ có phòng khách, nhà bếp, 3 phòng ngủ và 2 phòng tắm. Trong phòng khách, có một cái bàn, bốn cái ghế, một cái tivi và một cái máy lạnh. Phòng ngủ của tôi rất đẹp. Có một máy tính, một chiếc giường, một chiếc đèn và hai bức tranh trên tường. Và một giá sách trên bàn, một số gấu bông trên giường và tủ quần áo. Nhà bếp có tủ lạnh, bếp nấu ăn và bồn rửa. Bên cạnh nhà bếp là phòng tắm. Ngoài ra còn đi kèm vòi sen, máy giặt và bồn tắm. Tôi yêu ngôi nhà của tôi rất nhiều.