Nêu cảm nhận của em sau khi đọc câu thơ có dấu chấm lửng sau đây:
"Ra thế
Lượm ơi!..."
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dấu chấm lửng như phút ngừng lặng, phát hiện và nghỉ ngơi sau khi chinh phục được đèo dốc.
Câu thơ : " Ra thế
Lượm ơi !..."
Là một câu thơ rất đặc biệt , câu thơ được ngắt thành 2 dòng thơ thể hiện sự xúc động , sững sờ của tác giả khi nghe Lượm đã hi sinh .
Khi nghe tin Lượm hi sinh, tác giả đau đớn thốt lên: Ra thế Lượm ơi!...
Kỉ niệm về cuộc gặp gỡ với chú bé liên lạc còn tươi nguyên trong lòng nhà thơ thì bỗng dưng có tin chẳng lành. Câu thơ bình thường bỗng nhiên bị ngắt làm đôi. Ám hiệu ngập ngừng và dấu chấm than thể hiện tâm trạng ngạc nhiên và xúc động đến bàng hoàng.
Trả lời :
Là học sinh, ta đã quá quen thuộc với những chiếc bút màu giúp những bức tranh chúng ta thêm sống động. Mà ta còn thấy được qua bài thơ Sắc màu em yêu được liệt kê với đủ loại màu sắc như những mảng màu không thể thiếu trong cuộc sống được tả dưới con mắt chân thật của một bạn nhỏ có thể thấy được trong những vần thơ vô tư của tác giả Phạm Đình Ân.
Một bảng màu sắc hiện ra mỗi màu đều mang ý nghĩa riêng đều tượng trưng cho hình ảnh riêng, bạn nhỏ nhanh chóng chọn được màu đỏ với suy nghĩ khá hồn nhiên mà thực tế là màu máu con tim, màu cờ tổ quốc,khăn quàng đỏ đeo trên cổ. Tiếp theo,màu xanh của đồng bằng bao la, của biển xanh, bầu trời quê hương thân thương. Và màu vàng được quan sát tỉ mỉ là nắng vàng rực rỡ, của màu hoa cúc, của đồng lúa chín dưới sự chăm sóc của người lao động. màu không thể thiếu màu trắng liên tưởng là trang giấy vật quen thuộc,là màu của những bông hồng bạch, và đặc biệt được chìm trong làn tóc trắng mượt mà của người bà minh chứng rõ ràng của thời gian.Một tông màu trầm gần gũi từ hòn than đen, của đôi mắt của màn đêm cao vợi. Là màu tím của sự thủy chung của hoa cà, hoa sim, đến chiếc khăn, và màu mực. Và màu cuối cùng được cất lên là màu nâu của áo mẹ, của đất đai, màu của gỗ. Kết thúc bảng màu vô số màu sắc dưới sự thích thú của bạn nhỏ, ta thấy nó gắn với những thứ quá đỗi thường xuyên và khắc sâu trong tâm trí mỗi con người rồi. Dường như không thể thiếu một màu nào để làm nên bức tranh hoàn hảo ấy, cũng như những vần thơ đẹp đẽ ấy. Qua cách diễn tả ta có thể cảm thấy tình yêu tuy nhỏ bé nhưng rất tinh tế với từng thứ trong cuộc sống của người bạn nhỏ. Cũng là thông điệp ngợi ca lên tình yêu với đất nước từ thế hệ trẻ thấy rõ trong đoạn văn cuối “Trăm nghìn cảnh đẹp” và thấy được ý thức từ hành động nhỏ nhất có thể làm được của bạn nhỏ rất “Ngoan” và sự tự nhắc nhở nhẹ nhàng phải tích cực và nâng cao ý thức vừa chăm học vừa phải biết nghe lời và hoạt động tích cực tuổi nhỏ làm việc nhỏ để giúp đỡ người xung quanh.
Qua bài thơ, tác giả mượn lời bạn nhỏ đem đến cho người đọc một sự đồng cảm về suy nghĩ qua những sắc màu liên tưởng rộng ra là tình cảm về con người và sự vật xung quanh, thể hiện tình yêu rất cao quý của thế hệ trẻ dành cho đất nước và phấn đấu thực hiện thể hiện tình yêu ấy rõ nét hơn bằng những hành động thực tế.
~ HT ~
Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” đã khắc họa vô cùng chân thực cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai. Khi đọc những dòng văn đầu tiên, người đọc như bị lôi cuốn vào câu chuyện. Tác giả đã xây dựng được một tình huống độc đáo: “Gần một giờ đêm, không gian (địa điểm) là khúc đê làng X, thuộc phủ X. Đồng thời miêu tả thời tiết lúc này “trời mưa tầm tã, nước càng ngày càng dâng cao”, “hai ba đoạn nước đã ngấm qua và rỉ chảy đi nơi khác”. Việc sử dụng nghệ thuật tăng cấp, qua đó diễn tả sức hung bạo của mực nước và điều đó đang đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân. Trong hoàn cảnh đó hàng trăm người vất vả, cố sức giữ đê: “Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, người vác tre, nào đắp, nào cừ… Khung cảnh náo loạn với tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ nhưng ai cũng đã mệt lử cả rồi”. Cuối cùng là một lời nhận xét ngắn gọn nhưng hoàn toàn đúng đắn: “Tình cảnh trông thật là thảm”. Nhà văn còn khéo léo bộc lộ thái độ của mình qua: “Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất”. Có thể thấy khung cảnh bên ngoài lúc này thật nhốn nháo, căng thẳng, con người dường như bất lực hoàn toàn. Đọc những dòng văn của Phạm Duy Tốn, người đọc cảm nhận được không khí khẩn trương, gấp gáp như chính mình đang được tham gia vào cuộc hộ đê vậy. Từ đó mà càng thấu hiểu được nỗi khổ cực của người dân lúc này. Để rồi cảm thấy tức giận trước hình ảnh viên quan phụ mẫu. Tác giả đã khắc họa khung cảnh tráng lệ trong đình, nơi quan ngồi chơi bài, hoàn toàn đối lập với ngoài đê, để càng tô đậm nỗi khổ cực của nhân dân. Đặc biệt nhất là đoạn cuối, khi nhà văn miêu tả con đê bị vỡ. Còn “nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!”. Đó lại là lúc quan sung sướng vì đã ù được ván bài. Sự đối lập này đã khiến người đọc cảm thấy đau đớn, xót xa thay trước tình cảnh bi thảm của nhân dân, căm giận thái độ thờ ơ và vô trách nhiệm của viên quan phụ mẫu. Đồng thời đó còn là niềm cảm thương trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và do thái độ, trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
a.
– Khổ thơ trích trong bài thơ “Lượm”
– Tác giả của bài thơ là: Tố Hữu
b. Đây là một câu thơ rất độc đáo trong bài. Câu thơ bốn chữ bị ngắt làm đôi. Câu thơ tự nó vỡ ra thành hai nhịp, tự nó cắt rời với những khoảng trống xót xa. “Ra thế” thuộc về câu chuyện chú bé hi sinh, còn “Lượm ơi!” là tiếng khóc thầm thì bật lên thành nức nở.Câu thơ ngắt đôi như tiếng nấc nghẹn ngào, thương xót. Thể hiện sự ngỡ ngàng, tình cảm tiếc thương đau đớn của tác giả khi nghe tin Lượm hi sinh.
Có đứa nào khác trả lời bài này bằng 1 đoạn văn không