K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 4 2020

Con la là lai giữa con ngựa cái và lừa đực, ngựa cái có 2n = 64, lừa đực có 2n = 62

Con la sinh ra có 63 NST trong đó có n = 32 của ngựa và n = 31 của lừa

Do bộ NST là số lên nên ko cho phép các NST xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo để bắt cặp và phân li về 2 cực bình thường.=> ko xảy ra giảm phân , và con la vô sinh. Nguyên phân các NSt xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng nên vẫn diễn ra

27 tháng 12 2022

Ngựa: 2n = 64 thì n = 32

Lừa: 2n = 62 thì n = 31

⇒ La: 2n = 32 + 31 = 63

- Vì con la có 63 nhiễm sắc thể nên không cho phép phân chia thành cặp

- Các tế bào sinh dục của la không thể giảm phân tạo ra giao tử

⇒ Chúng không có khả năng sinh sản

27 tháng 12 2022

Giao tử của ngựa có bộ NST là: 2n = 64 => n = 32

Giao tử của lừa có bộ NST là:  2n = 62 => n = 31

Vậy con la sẽ có bộ NST 2n = 31 + 32 =63

- Vì con la có 63 nhiễm sắc thể nên không cho phép phân chia thành cặp

- Các tế bào sinh dục của la không thể giảm phân tạo ra giao tử nên chúng không có khả năng sinh sản

nếu sai cô bỏ qua cho em =))

- Với ngựa: \(2n=64\rightarrow n=32\left(NST\right)\)

- Với lừa: \(2n=62\rightarrow n=31\left(NST\right)\)

- Khi lại con ngựa với con lừa được con la có bộ NST là: \(2n=32+31=63\left(NST\right)\)

\(\rightarrow\) Với bộ NST $2n=63$ thì con la không có khả năng sinh sản bởi trong tế bào của con la không gồm các cặp nhiễm sắc thể tương đồng nên không thể tiến hành tiếp hợp trong kì đầu I của giảm phân dẫn đến quá trình giảm phân bị rối loạn và không thể tạo ra được giao tử.

29 tháng 9 2017

Đáp án B

Nếu cho Lừa đực giao phối với Ngựa cái sinh ra con La có sức khỏe tốt, leo núi giỏi trong khi đó nếu cho con ngựa đực giao phối với lừa cái sinh ra con Quyết đề thấp hơn con La, móng nhỏ giống con Lừa. Những con lai này tạo ra mặc dù giống nhau ở chỗ chúng không có khả năng sinh sản, nhưng sự khác nhau giữa chúng được giải thích là do hiện tượng di truyền ngoài nhân

Hai tế bào dưới đây là cùng của một cơ thể lưỡng bội có kiểu gen AaBb đang thực hiện giảm phân.Xét các khẳng định sau đây:1. Sau khi kết thúc phân bào, số loại tế bài con sinh ra từ tế bào 1 nhiều hơn số loại tế bào con sinh ra từ tế bào 2.2. Tế bào 1 đang ở kì giữa của giảm phân I, tế bào 2 đang ở kì giữa của nguyên phân.3. Nếu giảm phân bình thường thì các tế bào con của tế...
Đọc tiếp

Hai tế bào dưới đây là cùng của một cơ thể lưỡng bội có kiểu gen AaBb đang thực hiện giảm phân.

Xét các khẳng định sau đây:

1. Sau khi kết thúc phân bào, số loại tế bài con sinh ra từ tế bào 1 nhiều hơn số loại tế bào con sinh ra từ tế bào 2.

2. Tế bào 1 đang ở kì giữa của giảm phân I, tế bào 2 đang ở kì giữa của nguyên phân.

3. Nếu giảm phân bình thường thì các tế bào con của tế bào 1 sẽ có kiểu gen là Ab và aB.

4. Nếu giảm phân bình thường thì số NST trong mỗi tế bào con của hai tế bào đều bằng nhau.

5. Nếu 2 chromatide chứa gen a của tế bào 2 không tách nhau ra thì sẽ tạo ra các tế bào con bị đột biến lệch bội.

6. Nếu 2 NST kép chứa gen A và a của tế bào cùng di chuyển về một cực của tế bào thì sẽ tạo ra các tế bào có kiểu gen là AaB và Aab hoặc Aab và aaB.

Có bao nhiêu khẳng định đúng?

A. 3.

B. 5.

C. 4.

D. 2.

1
20 tháng 4 2019

Đáp án A

Khi nhìn vào hình chúng ta thấy:

- Số lượng NST ở tế bào 1 nhiều hơn tế bào 2.

- Các NST kép (2n) ở tế bào 1 xếp thành 2 hàng tại mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào nên tế bào 1 đang thực hiện phân bào ở giai đoạn kì giữa giảm phân I.

- Các NST kép (n) ở tế bào 2 xếp thành 1 hàng tại mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào nên tế bào này đang trải qua quá trình kì giữa giảm phân 2.

1 đúng vì sau giảm phân I tế bào 1 có thể tạo ra các loại thế bào AABB, aabb. Còn sau giảm phân 2 tế bào 2 chỉ tạo ra loại tế bào aB.

2 sai vì tế bào 2 đang ở kì giữa của giảm phân II.

3 sai vì giảm phân bình thường thì các tế bào con của tế bào 1 sẽ có kiểu gen AB, ab.

4 đúng vì với tế bào 1 sau hai lần giảm phân sẽ tạo ra các tế bào con mang n NST và tế bào 2 sau 1 lần giảm phân sẽ tạo ra tế bào con mang bộ NST n.

5 đúng vì khi đó có thể tạo ra các giao tử aaB, OB.

6 sai vì nếu A, a cùng đi về 1 phía sẽ tạo ra giao tử mang Aa và O.

24 tháng 5 2022

Bộ NST lưỡng bội 2n = \(\dfrac{64000}{5.2^8}\)= 50 

Số tinh trùng được tạo ra là: 5. 28. 4= 5120

⇒ Chọn đáp án D.

2 tháng 6 2017

Đáp án B

- Số giao tử lệch bội của cơ thể đực tạo ra là Dd, O à tạo ra 4 kiểu gen lệch bội về gen D, đó là: DDd, Ddd, DO, dO

- Số giao tử lệch bội của cơ thể cái tạo ra là BB, bb, O à tạo ra 6 kiểu gen lệch bội về gen B, đó là: BBB, BBb, Bbb, bbb, BO, bO

Aa x Aa giảm phân bình thường à thụ tinh tạo 3 loại hợp tử: AA, Aa, aa.

=> Số loại KG đột biến tối đa lệch bội về cả 2 cặp NST nói trên:

3*4*6 = 72 kiểu gen

1 tháng 12 2019

Đáp án B

P: đực AaBbDd                     x cái AaBbDd

GP: (A,a)(B,b)(Dd, D, d, 0) (A,a)(BB, bb, B, b,0)(D,d)

Số KG lệch bội về cả B và D = 3x6x4 = 72

4 tháng 8 2018

Đáp án : C

Aa x Aa cho 3 KG

Bb x bb cho 2 KG

Dd x Dd :

Cơ thể đực 1 số tế bào cặp Dd không phân li ở giảm phân II

=>Cho giao tử DD và dd, 0,

Các tế bào khác giảm phân bình thường cho giao tử D, d

Cơ thể cái giảm phân bình thường cho giao tử D, d

Vậy đời con sẽ có các kiểu gen : DDD, DDd, Ddd, ddd, ,D, d, DD, Dd, dd

Tổng cộng có 9 KG

Vậy đời con có số loại KG là 3 x 2 x 9 = 54

Hai tế bào dưới đây là cùng của một cơ thể lưỡng bội có kiểu gen AaBb đang thực hiện giảm phân. Xét các khẳng định sau đây: 1. Sau khi kết thúc phân bào, số loại tế bào con sinh ra từ tế bào 1 nhiều hơn số loại tế bào con sinh ra từ tế bào 2. 2. Tế bào 1 đang ở kì giữa của giảm phân I, tế bào 2 đang ở kì giữa của nguyên phân. 3. Nếu giảm phân bình thường thì các tế bào con của...
Đọc tiếp

Hai tế bào dưới đây là cùng của một cơ thể lưỡng bội có kiểu gen AaBb đang thực hiện giảm phân.

Xét các khẳng định sau đây:

1. Sau khi kết thúc phân bào, số loại tế bào con sinh ra từ tế bào 1 nhiều hơn số loại tế bào con sinh ra từ tế bào 2.

2. Tế bào 1 đang ở kì giữa của giảm phân I, tế bào 2 đang ở kì giữa của nguyên phân.

3. Nếu giảm phân bình thường thì các tế bào con của tế bào 1 sẽ có kiểu gen là Ab và aB.

4. Nếu giảm phân bình thường thì số NST trong mỗi tế bào con của hai tế bào đều bằng nhau.

5. Nếu 2 chromatide chứa gen a của tế bào 2 không tách nhau ra thì sẽ tạo ra các tế bào con bị đột biến lệch bội.

6. Nếu 2 NST kép chứa gen A và a của tế bào cùng di chuyển về một cực của tế bào thì sẽ tạo ra các tế bào con có kiểu gen là AaB và Aab hoặc Aab và aaB.

Có bao nhiêu khẳng định đúng?

A. 3

B. 5

C. 4

D. 2

1
15 tháng 8 2018

Chọn đáp án A

Khi nhìn vào hình chúng ta thấy:

- Số lượng NST ở tế bào 1 nhiều hơn tế bào 2.

- Các NST kép (2n) ở tế bào 1 xếp thành 2 hàng tại mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào nên tế bào 1 đang thực hiện phân bào ở giai đoạn kì giữa giảm phân I.

- Các NST kép (n) ở tế bào 2 xếp thành 1 hàng tại mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào nên tế bào này đang trải qua quá trình kì giữa giảm phân 2.

1. đúng vì sau giảm phân I tế bào 1 có thể tạo ra các loại tế bào AABB, aabb. Còn sau giảm phân 2 tế bào 2 chỉ tạo ra loại tế bào aB.

2. sai vì tế bào 2 đang ở kì giữa của giảm phân II.

3. sai vì giảm phân bình thường thì các tế bào con của tế bào 1 sẽ có kiểu gen AB, ab.

4. đúng vì với tế bào 1 sau hai lần giảm phân sẽ tạo ra các tế bào con mang n NST và tế bào 2 sau 1 lần giảm phân sẽ tạo ra tế bào con mang bộ NST n.

5. đúng vì khi đó có thể tạo ra các giao tử aaB, GB.

6. sai vì nếu A, a cùng đi về 1 phía sẽ tạo ra giao tử mang Aa và O.