K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 5 2021

Tham Khảo !

  Cuộc sống vẫn luôn không hề bằng bẳng mà luôn tồn tại những khó khăn, thử thách. Để thành công con người cần phấn đấu không ngừng. Sự phấn đấu không ngừng của con người trong cuộc sống có một ý nghĩa rất quan trọng. Sự phấn đấu sẽ giúp con ;người chạm gần hơn đến thành công. Khi bạn cố gắng chắc chắn bạn sẽ thu nhận được quả ngọt. Khi bạn nỗ lực không ngừng bạn sẽ có niềm tin vào bản thân, tinh thần lạc quan để theo đuổi đến cùng mục đích, lí tưởng sống. Bạn có thế thay đổi được hoàn cảnh số phận của bản thân mình, làm cho cuộc sống có ích, có ý nghĩa hơn. Hơn nữa bạn sẽ trở thành những tấm gương về sự vươn lên, cố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ. Ngoái ra khi bạn có sự phấn đấu thì bạn sẽ luôn được mọi người ngưỡng mộ, cảm phục, đồng thời tạo được lòng tin ở người khác. Tóm lại, sự phấn đấu không ngừng của con người có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống.

 
27 tháng 5 2021

Thamkhao

 Cuộc sống vẫn luôn không hề bằng bẳng mà luôn tồn tại những khó khăn, thử thách. Để thành công con người cần phấn đấu không ngừng. Sự phấn đấu không ngừng của con người trong cuộc sống có một ý nghĩa rất quan trọng. Sự phấn đấu sẽ giúp con ;người chạm gần hơn đến thành công. Khi bạn cố gắng chắc chắn bạn sẽ thu nhận được quả ngọt. Khi bạn nỗ lực không ngừng bạn sẽ có niềm tin vào bản thân, tinh thần lạc quan để theo đuổi đến cùng mục đích, lí tưởng sống. Bạn có thế thay đổi được hoàn cảnh số phận của bản thân mình, làm cho cuộc sống có ích, có ý nghĩa hơn. Hơn nữa bạn sẽ trở thành những tấm gương về sự vươn lên, cố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ. Ngoái ra khi bạn có sự phấn đấu thì bạn sẽ luôn được mọi người ngưỡng mộ, cảm phục, đồng thời tạo được lòng tin ở người khác. Tóm lại, sự phấn đấu không ngừng của con người có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống.

  
10 tháng 1 2022

Em tham khảo:

      Mẹ là người phụ nữ quan trọng nhất trong cuộc sống mỗi con người chúng ta. Mẹ là người sinh ra ta, nuôi lớn ta và là chỗ dựa vững chắc cho ta. Mẹ luôn sưởi ấm trái tim của đứa con, giúp người con trưởng thành hơn, vững chắc hơn trong cuộc đời này. Mẹ chính là ngọn đước soi sáng, chỉ bảo cho từng bước chân con đi. Bersot đã từng nói: “Trong vũ trụ có lắm kỳ quan, nhưng kỳ quan đẹp nhất là trái tim của người mẹ”. Thật vậy, tình yêu thương mà mẹ dành cho con chính là thứ ánh sáng kì diệu nhất trên đời nay, nó có thể sưởi ấm và xua tan đi băng giá của cuộc đời. Có lẽ mẹ chính là người mà mỗi con người chúng ta trân trọng. Vì vậy, hãy yêu thương, hiếu thảo với mẹ vì họ chính là vì kì quan vĩ đại nhất trong cuộc đời mỗi người.

2 tháng 11 2022

Cho hỏi đây có phải văn tự nghĩ k ạ

 

2 tháng 8 2021

Em tham khảo !

Lòng tự trọng là một trong những đức tính cao quý của con người, mà mỗi chúng ta đều cần phải có phẩm chất đó. Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân và những người xung quanh ta. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Hằng ngày, ai cũng biểu hiện ra lòng tự trọng của mình. Khi chúng ta giao tiếp với người khác, khi chúng ta làm việc, chúng ta tự đánh giá bản thân mình. Một người có lòng tự trọng được thể hiện qua cảm thấy có giá trị và được chấp nhận bởi những người khác, cảm thấy xứng đáng được đối xử công bằng, tôn trọng, chấp nhận và tôn trọng chính mình ngay cả khi bạn sai lầm, tin vào bản thân, dù có thể bạn không đạt tới thành công ngay từ lần đầu tiên. Ví dụ như khi học sinh đi thi không quay cóp, gian lận, luôn làm bài tập đầy đủ, vâng lời thầy cô,... Lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị bản thân của một người đồng thời nó là nền tảng điều chỉnh suy nghĩ, hành động giúp bạn giao tiếp một cách hiệu quả. Người có lòng tự trọng sẽ biết cách hoàn thiện bản thân mình để trở thành một người được nhiều người yêu mến. Trái lại, với những người không có lòng tự trọng sẽ phải sống trong sự cô lập với xã hội vì không có các mối quan hệ. Vì vậy chúng ta cần phải coi trọng, giữ gìn phẩm cách, cư xử đàng hoàng, đúng mực, luôn làm tròn trách nhiệm được giao phó, không để người khác phải chê trách, nhắc nhở, rèn luyện cách đối nhân xử thế và luôn thân thiện cởi mở với mọi người xung quanh, có được như vậy chúng ta mới đem lại được giá trị to lớn cho cuộc sống.

  

Tham khảo: 

1. Phân tích đề

– Yêu cầu đề bài: Trình bày quan niệm, suy nghĩ của em về lòng tự trọng

– Phạm vi tư liệu dẫn chứng: những sự việc, hành động biểu hiện cho lòng tự trọng trong cuộc sống.

– Phương pháp lập luận chính: giải thích, bình luận

2. Hệ thống luận điểm

– Luận điểm 1. Giải thích khái niệm lòng tự trọng

– Luận điểm 2: Biểu hiện của lòng tự trọng

– Luận điểm 3: Vai trò của lòng tự trọng

– Luận điểm 4:Bài học nhận thức và hành động

3. Dàn ý nghị luận về lòng tự trọng

Mở bài nghị luận về lòng tự trọng

– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người.

Thân bài nghị luận về lòng tự trọng

* Luận điểm 1. Giải thích khái niệm lòng tự trọng

– Lòng tự trọng là ý thức coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của bản thân, coi trọng giá trị của bản thân.

 

– Tại sao cần phải có lòng tự trọng?

+ Tự trọng giúp bản thân mỗi người nhìn nhận đúng cái sai, những điểm chưa hoàn thiện

+ Tự trọng giúp chúng ta thành công trong học tập và công việc bởi: Người tự trọng sẽ làm việc bằng thực lực của chính bản thân mình

+ Tự trọng giúp chúng ta sống đẹp sống có ích -> Xã hội lành mạnh hơn

+ Lòng tự trọng khơi nguồn các đức tính tốt đẹp khác

+ Có tự trọng chúng ta mới có thể học được cách tôn trọng người khác

* Luận điểm 2: Biểu hiện của lòng tự trọng

– Có suy nghĩ, hành động và cách ứng xử đúng với lương tâm và đạo lí.

– Nói đi đôi với làm

– Cố gắng làm bài tập về nhà bằng chính khả năng của mình, không coi cóp, gian lận

– Khi có khuyết điểm chân thành sửa sai và nhận lỗi.

– Nhìn thẳng vào hạn chế của mình khi không đủ khả năng đảm đương một công việc.

– Luôn có ý thức tự giác vươn lên để khẳng định mình ngay cả khi gặp khó khăn, trắc trở.

– Chú ý cả đến lời nói khi giao tiếp.

– Biết giữ lời hứa, tôn trọng mọi người.

 

– Luôn làm tốt nhiệm vụ không để ai nhắc nhở hoặc chê trách.

– Có thái độ sống hòa nhã với mọi người, tôn trọng người già, nhường nhịn trẻ em

* Luận điểm 3: Vai trò của lòng tự trọng

– Luôn giúp ta tự tin vào việc mình làm, luôn chủ động vững vàng trong mọi công việc, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn thử thách.

– Luôn giúp ta lạc quan, yêu đời

– Luôn giúp ta được mọi người tôn trọng

– Góp phần xây dựng xã hội văn minh.

– Dẫn chứng:

+ Trần Bình Trọng: Ta thà làm quỷ nước Nam/ Còn hơn làm vương đất Bắc.

+ Người Nhật: Sau chiến tranh Thế giới thứ II, sau vụ động đất, sóng thần vừa qua…

+ Hồi World Cup năm 2002, tổ chức tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Rất nhiều người hâm mộ từ châu Âu sang Nhật xem bóng đá. Trong các sân vận động, sau khi trận đấu kết thúc, người xem ra về, nhưng người Nhật nán lại nhặt các vỏ đồ hộp, chai, lọ, rác vứt rải rác trong sân vận động, để mang ra thùng rác bên ngoài. Nhiều người hâm mộ Tây thấy xấu hổ, cũng quay lại, học người Nhật, nhặt các vỏ chai lọ, đồ hộp, bao giấy mà mình vứt lại, mang ra thùng rác.

 

+ Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân.

* Luận điểm 4: Bài học nhận thức và hành động

– Để xây dựng lòng tự trọng bản thân mỗi con người phải luôn có ý thức học tập và rèn luyện, nói phải đi đôi với làm.

– Rèn luyện lòng tự trọng là đấu tranh với chính bản thân mình để có suy nghĩ và hành động đúng đắn.

– Luôn sống một cách chan hòa, làm những điều tốt đẹp tránh xa cái xấu

– Nhận thức những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để phát huy và sửa chữa

– Lòng tự trọng là sự song hành giữa nhận thức, lời nói và hành động.

– Lòng tự trọng có lợi không chỉ cho bản thân mình mà còn tạo nên một cộng đồng, xã hội văn minh hơn.

– Gia đình, nhà trường cần giáo dục cho con em mình lòng tự trọng để có thái độ sống tốt.

* Bàn luận mở rộng

– Cần phân biệt tự trọng với tự cao, tự đại

– Bên cạnh những con người giàu lòng tự trọng, vẫn tồn tại những người thiếu tự trọng, đánh mất lòng tự trọng của bản thân:

+ Làm những việc trái đạo lí, vô lương tâm, đánh mất nhân cách của bản thân.

+ Nói năng ứng xử thiếu văn hóa

+ Học sinh vô lễ với thầy cô

+ Lười lao động, học tập

+ Sống lợi dụng, dựa dẫm, gặp khó khăn thì nản chí, nản lòng…

-> Tất cả những hành động việc làm đó cần bị phê phán.

Kết bài nghị luận về lòng tự trọng

– Khẳng định lại vấn đề: Lòng tự trọng là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần có để hoàn thiện bản thân mình.

– Mỗi người chúng ta hãy luôn sống giàu lòng tự trọng để xã hội trở nên tốt đẹp.

27 tháng 7 2021

2 điều quan trọng 1 bài văn như vậy chị nghĩ nó sẽ không tập trung vào ý nào hết á, nó sẽ bị loãng ý, em có thể xem lại đề không?

27 tháng 7 2021

1 bài văn mà bắt viết  2 ý quan trọng thì em bó tay chịu trói

5 tháng 5 2022

còn cái nịt