Bài 4. Tìm các thành phần khởi ngữ, thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi – đáp, thành phần phụ chú trong các trường hợp sau:
1. Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.
(Nguyễn Thành Long)
2. Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời.
(Thanh Hải)
3. Bỗng nhận ra hương Ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
(Hữu Thỉnh)
4. Mà Ông, thì ông không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào.
(Kim Lân)
5. Chết nỗi, hai ông bị chúng nó đuổi phải không?
(Nguyễn Huy Tưởng)
6. – Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
(Thế Lữ)
7. Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi, tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm gì ấy trái tim tôi.
(Nguyễn Quang Sáng)
8. Thì ra anh ta mới lên nhận việc, sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, chưa quen, thèm người quá, anh ta kiếm cớ dừng xe lại để gặp chúng tôi, nhìn trông và nói chuyện một lát.
(Nguyễn Thành Long)
a) Thành phần phụ chú: rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân; và cũng rất tự nhiên.
b) Thành phần gọi – đáp: ơi.
c) Thành phần tình thái: hình như.
d) Thành phần đề ngữ: (mà) ông.
e) Thành phần cảm thán: chết nỗi.
f) Thành phần cảm thán: than ôi!
g) Thành phần khởi ngữ: còn tôi.
h) Thành phần tình thái: thì ra.